Sân bay Nội Bài, Đà Nẵng lọt top 30 sân bay tốt nhất châu Á
Trong danh sách top 30 sân bay tốt nhất châu Á có 2 đại diện của Việt Nam là sân bay quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng.
Trong khi sân bay quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng đã đặt chân được vào danh sách 30 sân bay tốt nhất châu Á thì hình ảnh của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong mắt hành khách vẫn chưa cải thiện và sân bay này vẫn lẹt đẹt ở top 10 tệ nhất châu Á.
Nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Thông tin trên vừa được công bố trên trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports với các xếp hạng sân bay tốt nhất và tệ nhất Châu Á.
Xếp hạng từ trang web The Guide to Sleeping in Airports cho thấy, trong danh sách top 30 sân bay tốt nhất châu Á có 2 đại diện của Việt Nam là sân bay quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng. Cụ thể, sân bay Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 23, sân bay Nội Bài đứng thứ 28.
Đây là một tin vui với hàng không Việt Nam bởi năm 2014 cũng theo công bố của trang The Guide to Sleeping in Airports thì sân bay Nội Bài bị liệt vào danh sách top 10 tệ nhất châu Á.
Video đang HOT
Một thực tế dễ nhìn nhận về sự thăng hạng của sân bay Nội Bài là do đã có những nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng, nâng cấp chất lượng dịch vụ. Cùng với đó, nhà ga hành khách quốc tế T2 được xây mới theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa vào khai thác vào cuối năm 2014 với các dịch vụ sân bay tốt nên đã làm thay đổi hình ảnh trong mắt hành khách đến/đi từ Nội Bài.
Trong khi đó, cũng năm ngoái, sân bay Đà Nẵng đã lọt top 3 danh sách sân bay tốt nhất thế giới theo khảo sát của hãng hàng không Dragon Air (hãng hàng không lớn thứ hai của Hong Kong) tại 96 sân bay mà hãng này đang khai thác.
Một thông tin không vui từ xếp hạng của website nói trên là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP HCM của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách top 10 các sân bay tệ nhất Châu Á.
Xếp hạng này không thay đổi so với năm ngoái theo công bố của The Guide to Sleeping in Airports năm 2014. Sân bay Tân Sơn Nhất tệ vì nguyên nhân tín hiệu wifi kém, phòng tắm bẩn và hạn chế lựa chọn của nhà hàng…/.
Theo Châu Như Quỳnh
Theo_VOV
Đề xuất gắn camera vào nhân viên bốc xếp sân bay Nội Bài
Để hạn chế mất cắp hành lý, Giám đốc Cảng vụ miền Bắc đề nghị gắn camera vào người đối với nhân viên bốc xếp hành lý giống như cảnh sát giao thông khi làm việc ở những nơi nhạy cảm.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống mất cắp hành lý tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chiều 7/10, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ miền Bắc cho hay, trong quý III vừa qua, Cảng vụ đã kiểm tra đột xuất hơn 300 lượt nhân viên phục vụ tại sân bay Nội Bài, phát hiện và xử lý 24 cá nhân vi phạm, như: không khai báo tài sản, giữ tài sản của người khác....
Giám đốc Cảng vụ miền Bắc cho rằng, ngoài các biện pháp giám sát, cần tăng kiểm tra đột xuất để công tác phòng chống trộm cắp trong sân bay hiệu quả hơn. Ngoài ra, ông đề nghị gắn camera vào người nhân viên làm việc ở những nơi nhạy cảm, như gắn vào mũ hoặc chắn mũ giống như cảnh sát giao thông đã làm.
"Có hãng hàng không không cho chúng tôi gắn camera vào thùng hàng máy bay vì lo ảnh hưởng đến an ninh hàng không. Với những nơi như vậy có thể yêu cầu nhân viên gắn camera vào mũ hoặc chắn mũ", ông Phương đề xuất.
Hầm hàng máy bay là khu vực "nhạy cảm" cần phải gắn camera phòng chống trộm cắp hành lý. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, cần bố trí lực lượng kiểm tra chéo, trong đó tăng cường kiểm tra đột xuất. Việc lắp camera theo dõi cũng phải có sự kiểm tra lực lượng giám sát camera và gắn công khai để những người có lòng tham biết sợ. Nguyên tắc quan trọng là làm sao để nhân viên phục vụ tuân thủ 3 không: "Không muốn, không dám và không thể".
Đại diện Ủy ban An ninh hàng không quốc gia cho rằng, ngành hàng không mới giám sát nội bộ chứ chưa có sự phối hợp với cơ quan khác, do vậy cần tổ chức hội nghị đánh giá công tác phòng chống trộm cắp với cả 3 lực lượng hàng không, công an, hải quan. "Theo Thứ trưởng Công an Tô Lâm, cần tăng cường chia sẻ để phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tại sân bay, tạo cơ chế trao đổi thông tin", ông Ngọc nói.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đánh giá, tình hình trộm cắp tại sân bay đã giảm, số vụ khiếu nại liên quan đến mất cắp hành lý ký gửi giảm rõ rệt và cần tiếp tục giảm nữa. Doanh nghiệp nào không kiểm soát nhân viên tốt, để mất trộm mất cắp thì Cục Hàng không phải thu hồi giấy phép, không cho hoạt động nữa.
"Chúng ta đang kêu gọi khách nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, nếu dịch vụ không tốt, còn tình trạng trộm cắp tại sân bay thì người ta không muốn vào nữa. Chúng ta phải thấy buồn vì điều này", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Ông cũng yêu cầu Cục Hàng không báo cáo về việc chống mất cắp hành lý ký gửi, trong đó làm rõ cái gì làm được và chưa được, bài học kinh nghiệm để có các biện pháp tiếp theo, cải thiện hơn nữa công tác này.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, 9 tháng đầu năm, cả nước có 292 trường hợp khiếu nại mất cắp tài sản trong hành lý ký gửi. Những tháng đầu năm, số vụ khiếu nại lên tới hơn 50 vụ mỗi tháng, con số này là 28 vụ trong tháng 7, giảm còn 15 vụ trong tháng 8 và chỉ còn 9 vụ trong tháng 9.
Đoàn Loan
Theo VNE
TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam có 10 năm chuẩn bị đối mặt khó khăn -TPP buộc Việt Nam thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép mà bộ máy quản lý hành chính cần vượt qua. Đúng 21 giờ 30 ngày 6-10, lãnh đạo đoàn đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam đã...