Sân bay Long Thành nên chờ lúc có “của ăn của để”
Đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị Quốc hội cho quyết định chủ trương đầu tư sân bay Long Thành để có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, tránh khi giải tỏa mặt bằng trở thành sân bay đắt nhất hành tinh.
Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM, chiều 4/11, đa số ý kiến cho rằng về lâu dài, nước ta phải có sân bay ngang tầm khu vực và quốc tế như sân bay Long Thành. Tuy nhiên, các đại biểu băn khoăn về thời điểm xây dựng.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đồng ý nước ta phải có sân bay tầm cỡ như sân bay Long Thành. Tuy nhiên, vấn đề ông băn khoăn là “tiền đâu”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị Quốc hội cho quyết định chủ trương đầu tư sân bay Long Thành
Đại biểu cho rằng, phải đặt trong bối cảnh chung của kinh tế xã hội chứ không chỉ nhìn riêng vào chiến lược phát triển hàng không. “Mình không chỉ đầu tư phát triển mà còn phải có những nguồn lực cho đầu tư giữ gìn đất nước. Chúng ta phải tập trung tiềm lực vào quốc phòng, vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa bảo vệ ngư trường, vừa tăng trưởng kinh tế” – Đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Ông đề nghị Quốc hội cho quyết định chủ trương đầu tư. Nhưng thời điểm quyết định đầu tư không phải ngay sau khi Quốc hội cho chủ trương mà ít nhất phải sau năm 2030 khi kinh tế phục hồi phát triển và “có của ăn của để”.
“Bây giờ cho chủ trương để có kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, đừng để như hiện nay chưa thấy sân bay đâu nhưng báo chí phản ánh có bao nhiêu dự án xung quanh đó rồi”, ông Đương cảnh báo.
Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng, dự án sân bay Long Thành trong tương lai là cần nhưng chưa cấp thiết trong thời điểm này. Nhất là trong bối cảnh nợ công đang hết sức đáng ngại, không còn an toàn. Bà Dung đề nghị để đến năm 2030 mới tính tiếp dự án này.
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện cũng đồng tình, để sau 2020 khi có điều kiện hơn về tăng trưởng GDP và thu ngân sách cao, khi đó đầu tư hợp lý hơn.
Đại Trương Trọng Nghĩa cho rằng, đây là dự án lớn, không thể quyết trong một thời gian ngắn, vẫn còn kỳ họp sau để xem xét. Trong thời gian đó, Chính phủ cần tổ chức các hội nghị phản biện về dự án. Kỳ họp tới, Chính phủ trình lại Quốc hội để quyết định.
Đại biểu Trần Du Lịch nhận xét, báo cáo giải trình bố sung của Chính phủ đã làm rõ được nhiều điểm mờ về dự án. Việc cần tính là phương án thu xếp để nâng công suất khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 30-40 triệu khách/năm được không, nếu nâng được thì sau 2020 mới phải tính tới làm sân bay Long Thành.
Đại biểu nhấn mạnh, Quốc hội phải xem xét dự án này, phải chịu trách nhiệm trước dân. Không phải Quốc hội cho chủ trương là Chính phủ làm. Mà Quốc hội cho chủ trương thì Chính phủ mới làm báo cáo khả thi. Có báo cáo khả thi rồi thì mới trình ra Quốc hội để quyết làm hay không. Vì vậy, có thể yên tâm quy trình còn nhiều công đoạn, kỹ càng.
Video đang HOT
Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM sẽ trực tiếp nghe các chuyên gia hàng không, Ủy ban Kinh tế cũng đã nhận lời sẽ nghe, để họ phản biện về dự án này.
Dự kiến, ngày 14/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước đó, báo cáo tại Quốc hội ngày 29/10, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần thiết đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Lý do được Bộ trưởng đưa ra nhằm hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam. “Cùng với xu hướng phát triển của hàng không quốc tế, với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển giao thông hàng không, nước ta cũng cần sớm hình thành một cảng hàng không quốc tế đóng vai trò trung tâm trung chuyển trong khu vực”, Bộ trưởng Thăng phân tích. Bên cạnh đó, xây dựng sân bay Long Thành giúp đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở nên quá tải. Trong khi đó, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không khả thi. Toàn bộ Dự án dự kiến chia thành 3 giai đoạn, khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án khoảng 7,837 tỷ USD (tương đương 164.589 tỷ đồng).
Theo Dương Tùng (Khám phá)
Giấc mơ dang dở của cô gái bị bỏng nặng vì cồn đổ vào người
Cưới nhau xong, chị Luận dự định rằng sau khi bảo vệ luận án tốt nghiệp sẽ tìm công việc ổn định, rồi tính tới việc sinh con. Thế nhưng, mọi giấc mơ đành phải gác lại khi chị chẳng may bị bỏng cồn nặng.
Sáng 26/10, có mặt tại Khoa hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), chúng tôi không cầm được nước mắt khi thấy hình ảnh chị Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nằm ở phòng cách ly chống nhiễm trùng đang quằn quại trong đau đớn khi khắp cơ thể bị bỏng nặng tới hơn 80%.
Chị Luận hiện đang được điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu Viện bỏng Quốc gia.
Đứng bên ngoài hành lang nhìn vợ mê sảng, lúc tỉnh lại thét lên từng hồi khiến ruột gan anh Hoàng Minh Quyết (26 tuổi, quê xã Hoàng Khánh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa, chồng chị Luận) càng thêm đau đớn.
Lặng lẽ hồi lâu, anh Quyết bắt đầu kể về ngày tai họa "vận" vào vợ mình. "Hôm đó, vào tối ngày 18/10, vợ chồng tôi đi thăm bà ngoại ở bệnh viện về. Về tối khuya, đói bụng nên vợ tôi vào bếp nướng cá để hai vợ chồng cùng ăn. Tôi thì ngồi xem ti vi trên phòng.
Hình ảnh xinh đẹp của nạn nhân trước khi bị bỏng nặng.
Được một lúc thì tôi nghe tiếng kêu cứu dưới bếp. Tôi vội vàng chạy xuống thì thấy vợ tôi lúc đó cháy như ngọn đuốc nên xông vào nhà tắm lấy nước dập lửa. Nhưng do cồn bị đổ ra dính khắp người nên vợ tôi bị bỏng nặng, sau đó được chuyển đến bệnh viện quân đội 108, vết bỏng nặng và sâu nên lại phải chuyển đến Khoa cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia", anh Quyết kể lại.
Do bỏng sâu và nặng nên phải băng bó toàn cơ thể chống nhiễm trùng.
Anh Quyết đau đớn kể: "Do lúc nướng cá, vợ tôi lấy chai cồn để trên nóc bếp nhưng không may chai cồn rơi đổ hết vào người. Gần đó lửa đang cháy khiến cồn bén rồi cháy lan lên khắp cơ thể".
Anh Quyết đau đớn kể lại giây phút thấy vợ cháy như ngọn đuốc.
Anh ngậm ngùi nhớ lại, chị Luận vốn là cô gái xinh xắn, dễ mến nên ngay từ khi tình cờ quen nhau từ cái nhìn đầu tiên, anh đã đem lòng yêu thương và quyết tâm tìm hiểu. "Vợ chồng tôi quen nhau hồi sinh viên, sau đó hai đứa nảy sinh tình cảm rồi yêu nhau. Nhưng hồi đó, cô ấy học trong TP Hồ Chí Minh, còn tôi ở ngoài Hà Nội. Khoảng cách về địa lý xa nhưng hai đứa luôn dành tình cảm yêu thương cho nhau. Đến năm 2012 thì cô ấy ra ngoài này học cao học ở Trường Học viện Quản lý giáo dục chuyên ngành Quản lý giáo dục".
Anh Quyết cũng cho hay, anh chị quyết định làm việc ở Hà Nội để có thời gian quan tâm, chăm sóc nhau. Anh làm việc trong nhà bếp của Bệnh viện quân đội 108, còn chị Luận ban ngày đi học, tối đến dạy học cho trẻ tự kỷ ở Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Sau khi cưới nhau, dự định công việc ổn định, vợ chồng chị sẽ sinh con nhưng tất cả tạm gác lại để chống chọi với bệnh tật.
"Đợt tháng 5/2014 vừa rồi, chúng tôi xây dựng hạnh phúc. Cuối năm nay, cô ấy bảo vệ luận án tốt nghiệp xong thì sẽ xin vào một bệnh viện quân đội rồi hai vợ chồng mới tính đến chuyện con cái nhưng tất cả dự định, mơ ước của cô ấy giờ phải gác lại để chống chọi với bệnh tật để giữ mạng sống", anh Quyết rớt nước mắt chia sẻ.
Theo chồng nạn nhân, do vết bỏng quá nặng nên suốt hơn 1 tuần qua chị Luận luôn mê sảng, lúc tỉnh thì la đau rát nên các bác sĩ phải tiêm thuốc an thần và thuốc giảm đau. "Bác sĩ cho biết, vợ tôi bị bỏng tới hơn 80%, bỏng sâu 40%, hoại tử 11%. Nhìn thấy cô ấy ngày ngày đau đớn với vết bỏng sâu khiến tôi không cầm được nước mắt nhưng đành bất lực đứng nhìn mà không giúp được gì cho cô ấy. Bác sĩ bảo, phải điều trị tích cực mất một tháng, điều trị lâu dài thì mất ít nhất 3 tháng mới bớt đau đớn", anh Quyết nghẹn ngào.
Bà Lý bật khóc khi thấy con gái đau đớn.
"Lúc tỉnh, cô ấy thấy tôi lại chảy nước mắt rồi cố gắng hỏi, sau này em có đi làm được không? Bao giờ em có thể đi lại được? Em có chết không? Em xin lỗi. Rồi cô ấy lại khóc. Lúc đó, tôi đánh nuốt những giọt nước mắt đắng nghẹn trong lòng, cố gắng động viên để vợ tôi không mặc cảm, cố vượt qua cơn đau", anh Quyết buồn rầu nói.
Bà cho biết: "Thấy con đau đớn tôi cũng chỉ biết động viên con cố qua cơn hoạn nạn này".
Mấy ngày qua, kể từ khi nghe tin con gái bị bỏng nặng, cả gia đình bà Đỗ Thị Lý (55 tuổi, mẹ chị Luận) vội vàng bỏ hết công việc, nhà cửa nhờ bà con hàng xóm trông giúp để ra Hà Nội chăm con. Mỗi lần nhìn thấy con đau đớn, bà Lý lại không cầm lòng được, vội vàng chạy ra ngoài hành lang gạt đi những giọt nước mắt lăn dài trên gò má đã nhiều nếp nhăn.
Hiện tại, gia đình đang lo khoản tiền lớn điều trị cho nạn nhân sớm qua khỏi cơn đau đang hành hạ từng ngày.
"Luận là đứa con rất ngoan. Suốt bao năm qua, tôi luôn lo lắng và dõi theo mọi bước đi của con. Hôm nghe tin báo con bị bỏng nặng đang cấp cứu ở bệnh viện, tôi như đứt từng khúc ruột, vội vàng bắt xe ra chăm con. Nhìn thấy con như vậy, sợ con buồn hại cho sức khỏe nên lúc nào tôi cũng động viên con cố gắng, mau bình phục, vượt qua hoạn nạn", bà Lý bật khóc.
Bà Lý buồn rầu chia sẻ: "Do bệnh tình của chị Luận nặng, tiền thuốc điều trị lên đến hơn 20 triệu đồng/ngày. "Suốt hơn 1 tuần qua, chi phí điều trị cho cháu đã lên tới hơn 200 triệu đồng. Số tiền đó hai bên gia đình vay mượn khắp anh em, hàng xóm. Hai bên nội ngoại không khá giả gì trong khi bác sĩ nói phải điều trị lâu dài khiến gia đình tôi không khỏi lo lắng".
Mọi sự đóng góp của các nhà hảo tâm xin liên hệ:
Anh Hoàng Minh Quyết (chồng chị Luận) ở Khoa hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia
Số điện thoại: 0966.040.688
Theo NTD/MASK
Đừng chọn người "chỉ tay 5 ngón" làm đại biểu Quốc hội "Đừng chọn người có chức vụ làm đại biểu Quốc hội. Người có chức vụ chỉ đứng chỉ tay năm ngón" - một đại biểu Quốc hội lên tiếng. Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi chiều 22/10, Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) đồng tình với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc...