Sân bay Indonesia tê liệt vì núi lửa phun trào
Ngày 30/8, Indonesia đã phải đóng cửa một sân bay do ảnh hưởng của núi lửa Lokon phun trào.
Ngày 30/8, Indonesia đã phải đóng cửa một sân bay do ảnh hưởng của núi lửa Lokon phun trào.
Sputnik News đưa tin, sân bay quốc tế Sam Ratulangi buộc phải đóng cửa ngày 30/8 sau khi núi lửa Lokon phun trào.
Khói bụi bốc lên khi núi lửa Lokon phun trào.
Hãng tin Antara dẫn lời Ilham Sakti, người phát ngôn của Angkasa Pura – công ty điều hành sân bay quốc tế nói trên, cho biết, tất cả các máy bay đã được hạ cánh đêm qua và sân bay buộc phải đóng cửa cho tới ít nhất 9 giờ sáng ngày 30/8.
Núi lửa Lokon thuộc tỉnh Sulawesi cao 1.577 mét bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 28/8. Vụ phun trào năm 2010 đã khiến gần 5.500 người dân sống trong các ngôi làng ở sườn dốc núi lửa này phải sơ tán.
Video đang HOT
Vào tháng 7/2015, 5 sân bay ở Indonesia đã bị đóng cửa do ảnh hưởng của việc núi lửa Raung ở tỉnh Đông Java phun trào.
Trên trang Twitter chính thức, hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia thông báo tất cả các chuyến bay của hãng này đi và đến bốn sân bay đã bị hủy bỏ vì ảnh hưởng của núi lửa, trong đó có sân bay trên đảo du lịch nổi tiếng Bali. Ngoài ra, sân bay tại đảo Lombok cũng đã phải đóng cửa.
Thiên An (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Indonesia: Núi lửa lại phun trào như ngày tận thế
Ngày hôm qua (19/6/2015), núi lửa Sinabung ở tỉnh Sumatra của Indonesia lại phun trào, tạo ra những đợt tro bụi khổng lồ, đen kịt cả bầu trời.
Đám khói bao quanh một nhà thờ bị bỏ hoang ở Karo, Sumatra, Indonesia vào ngày 19/6. Ngọn núi này đã "thức giấc" vào năm 2013 sau nhiều năm ngủ yên.
Người dân đang ghi lại những hình ảnh đáng sợ khi những lớp tro bụi cao hàng nghìn mét bốc lên ngùn ngụt từ ngọn núi lửa.
Một người dân đang miệt mài làm ruộng, bất chấp nguy hiểm phía sau
Các học sinh tán loạn trở về nhà sau khi nhận được thông báo ngọn núi lửa hoạt động.
Các nhà chức trách cho biết ngọn núi lửa phun trào, tạo ra những cột tro bụi khổng lồ, vượt qua cả dự đoán của các nhà nghiên cứu.
Tất cả như chìm trong bóng tối khi núi lửa Sinabung hoạt động.
Người dân sơ tán vật nuôi khỏi nơi nguy hiểm.
Hơn 2.000 người dân đã phải sơ tán khỏi các ngôi làng xung quanh núi lửa khi giới chức đưa ra cảnh báo núi lửa phun trào vào tháng 11 năm ngoái.
Vào năm 2010, núi lửa phun trào đã cướp đi sinh mạng của 2 người và dấy lên nhiều lo ngại trong dư luận.
Người dân sống chung với khói bụi của núi lửa.
Theo Trí Thức Trẻ
Phát hiện 2 mẹ con hóa đá sau thảm họa núi lửa phun trào Trên khuôn mặt của cả hai mẹ con vẫn còn hiện rõ sự sợ hãi, đau đớn trong thời khắc cuối cùng. Mới đây, các nhà khảo cổ học người Ý quyết định phục dựng lại thi thể của các nạn nhân bị chôn vùi gần 2.000 năm sau đại thảm họa núi lửa phun trào ở Pompeii. Các nhà khảo cổ Ý...