Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup
Sân bay quốc tế Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) đã khởi động kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người nhập cảnh và quá cảnh tại sân bay này trong thời gian diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới ( World Cup), dự kiến từ ngày 20/11 đến 18/12 tại Qatar.
Hành khách ở nhà ga số 3 tại sân bay quốc tế Dubai vào ngày 16/8/2022. Ảnh: AFP
Giám đốc sân bay quốc tế Dubai, ông Paul Griffiths cho biết với vinh dự Qatar trở thành quốc gia Trung Đông đầu tiên được đăng cai tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này, các nước trong khu vực đã nhất trí sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho cổ động viên quá cảnh qua sân bay này. Cụ thể, các hành khách có thể làm thủ tục “check-in” trực tuyến, nhờ đó hành khách có thể nhập cảnh và xuất cảnh rất nhanh chóng.
Trước đại dịch COVID-19, Dubai là sân bay đón lượng khách quốc tế đông đúc nhất thế giới. Ông Paul Griffiths hy vọng sự kiện thể thao được quan tâm nhất hành tinh này sẽ thu hút sự trở lại của đông đảo hành khách tới sân bay này. Để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp World Cup, các hãng hàng không dự kiến tăng số chuyến bay giữa Dubai và Doha.
Các chuyến bay giữa UAE và Qatar khôi phục từ tháng 1/2021 sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ sau 3 năm căng thẳng. Ông Griffiths bày tỏ lạc quan về triển vọng của sân bay Dubai.
Trong nửa đầu năm năm 2022, sân bay Dubai đón 27,8 triệu lượt hành khách, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo mới nhất cũng cho thấy lưu lượng hoạt động tại sân bay này trong nửa đầu năm 2022 đạt 67,5% so với thời kỳ trước đại dịch bùng phát.
Video đang HOT
Giá khí đốt tăng vọt ở quốc gia nhiên liệu từng rẻ hơn nước đóng chai
Cách đây nhiều năm, tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), một trong những quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới, giá nhiên liệu còn rẻ hơn nước đóng chai.
Trạm xăng ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, giờ đây, người dân ở quốc gia này đang phải xếp hàng dài bên ngoài các trạm xăng trước thời điểm tăng giá vào mỗi tháng. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, giá nhiên liệu ở UAE - nhà sản xuất dầu mỏ lớn của OPEC - cũng đã tăng hơn 70%, theo tiêu chuẩn giá dầu toàn cầu, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Điều này đã làm nổi bật thực trạng khác biệt giữa UAE với các quốc gia dầu mỏ láng giềng, nơi trợ cấp rất lớn cho xăng dầu. Sự khác biệt này đã khiến người Arab bản địa, những người thường nhận được phúc lợi hào phóng từ chính phủ, phàn nàn và kêu gọi giới chức tăng cường chi tiêu xã hội cho những công dân có thu nhập thấp.
Việc UAE nới lỏng trợ cấp nhiên liệu vào năm 2015, vốn đã tiêu tốn của chính phủ hàng tỉ USD, đưa nước này đi đầu trong các cuộc cải cách tài khóa bị trì hoãn từ lâu trong khu vực do giá dầu lao dốc. Nhưng giờ đây, quốc gia này đang hứng chịu giá dầu cao ngất ngưỡng khi các nền kinh tế trên thế giới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Bà Monica Malik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, cho biết: "Giá nhiên liệu tại UAE đang thực sự leo thang".
Sau khi tăng giá vào tháng 7, giá nhiên liệu ở UAE đã mức khoảng 1,23 USD/lít, tương đương 4,66 USD/gallon. Song mức giá tăng chưa từng thấy này vẫn thấp hơn mức kỷ lục ở Mỹ và Anh khi xung đột ở Ukraine gây ra cú sốc hàng hóa lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng người bản địa từ lâu đã coi nhiên liệu rẻ là "quyền khai sinh". Ở Kuwait, mức giá của 1 gallon thấp hơn gần 4 lần. "Mọi người đều đang phàn nàn. Giá nhiên liệu ở đây quá đắt", anh Suhail al-Bastaki, kỹ sư người Arab bản địa, chia sẻ.
Trạm xăng ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Ảnh: AP
Không giống như các quốc gia khác trên thế giới, cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra cú hích bất ngờ về tài chính công cho UAE và các nước láng giềng phụ thuộc vào hydrocacbon. Với nền kinh tế đa dạng nhất trong khu vực, UAE hoa lệ cũng đã hưởng lợi lớn từ làn sóng người Nga giàu có đổ đến đây. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá gần đây ở UAE đã báo hiệu rằng khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường toàn cầu.
Khi áp lực gia tăng vào tuần trước, UAE và Saudi Arabia đã phân bổ tổng cộng 13 tỷ USD chi tiêu xã hội cho những công dân có thu nhập thấp. Song lựa chọn này rõ ràng là không khả dụng đối với các nền kinh tế kém giàu có hơn trong khu vực - như Ai Cập và Liban - nơi giá bánh mì đang tăng cao và nạn đói đang lan rộng.
Tại UAE, nơi người nhập cư nước ngoài đông hơn người dân bản địa, giá nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhóm công nhân đến từ châu Phi, Trung Đông và Nam Á - những người tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế nước này. Lạm phát cũng đã cắt giảm mức lương vốn đã ít ỏi của những lao động này, làm bùng phát cuộc đình công bất hợp pháp hiếm thấy hồi đầu năm.
Các quốc gia Arab vùng Vịnh khác đã hạn chế lợi ích quốc gia để cân bằng ngân sách trong những năm gần đây. Nhưng lo sợ phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng, không có quốc gia nào chứng kiến mức giá nhiên liệu tăng cao như UAE, nơi giá nhiên liệu đã tăng gần gấp đôi mức trung bình của các quốc gia Arab vùng Vịnh khác.
Các chuyên gia nhận định UAE có thể thoát khỏi tình trạng này một phần vì gánh nặng đang đổ lên vai 9 triệu cư dân nước ngoài. Trong khi đó, Saudi Arabi - đất nước 35 triệu dân, với 2/3 là người bản địa - giới hạn giá nhiên liệu của chính phủ đã giúp kiểm soát lạm phát, bất chấp chi phí lương thực tăng vọt.
"Người dân đang phải gánh chịu hậu quả", Hassan al-Amiri, nhà hỗ trợ người có ảnh hưởng trên mạng xã hội người bản địa Arab cho biết. "Mọi người nghĩ người bản địa Arab giàu có nhưng chúng tôi không có giàn khoan dầu. Trong khi đó, nhu cầu của chúng tôi ngày càng tăng"
Hệ thống đường ống dẫn dầu tại Fujairah, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan đã tiết lộ kế hoạch tăng gấp đôi trợ cấp xã hội cho các gia đình bản địa Arab có thu nhập thấp - được xếp vào nhóm những người kiếm được dưới 6.800 USD/tháng. Gói hỗ trợ trị giá 7,6 tỷ USD sẽ trợ giá cho 85% giá nhiên liệu tăng gần đây và 75% lạm phát lương thực, trợ cấp nhà ở và hỗ trợ cho người tìm việc.
Song cổng thông tin của chính phủ nhận được quá nhiều yêu cầu hỗ trợ đến nỗi ứng dụng đã bị sập.
Từ Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, Quốc vương Salman cũng đã công bố khoản hỗ trợ 5,33 tỷ USD trực tiếp cho công dân "để bảo vệ những người thụ hưởng khỏi tác động của việc tăng giá toàn cầu". Song các nhà quan sát nhận định rằng khoản hỗ trợ đó sẽ không đến được những người cần nó nhất. Trong khi đó, người lao động nhập cư được trả lương thấp trong khu vực đang ngày càng tuyệt vọng về chi phí sinh hoạt.
Lái xe Uber và những người giao đồ ăn phải tự trả tiền nhiên liệu ở Dubai nói rằng thu nhập của họ hầu như không thể hòa vốn. Nhân viên của hai công ty chuyển phát chính đã đình công vào tháng 5 vì mức lương thấp. Uber cho biết họ sẽ tăng giá cước lên 11% đối với một số chuyến đi, theo phí xăng mới ở Dubai. Tuy nhiên, một số tài xế cho rằng điều đó là không thỏa đáng.
Anh Muhammed, một tài xế Uber 38 tuổi từ Nigeria, đã đến Dubai 12 năm trước bởi triển vọng được trả lương cao. Nhưng giờ anh đã không còn hy vọng nào, khoản tiền gửi về nhà cho vợ và con gái mới sinh đã vơi đi. "Tôi không thể ở lại đây nữa. Tôi đã làm việc ở Dubai 12 năm và giờ tôi vẫn không có gì cả", anh chia sẻ.
Dubai trở thành "Thụy Sĩ mới" của các doanh nhân Nga Lệnh trừng phạt của phương Tây đang thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng Nga chuyển đến Dubai hoạt động, trong bối cảnh việc kinh doanh ở Thụy Sĩ ngày càng trở nên khó khăn. UAE đã trở thành 'nơi trú ẩn' an toàn của giới nhà giàu Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Ảnh: Bloomberg Theo...