Sân bay chính tại Đông Ukraine bị lực lượng ly khai chiếm giữ
Sân bay chính tại thành phố Donetsk ở miền Đông Ukraine hôm nay (25/5) đã bị lực lượng ly khai có vũ trang chiếm giữ và phải ngừng hoạt động. Đồng thời, chính quyền nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong cũng ban bố lệnh thiết quân luật.
Sân bay chính tại vùng Donetsk đã bị lực lượng ly khai chiếm giữ
Cuộc tấn công trên diễn ra chỉ một ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống tại Ukraine, trong bối cảnh những người ly khai tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại chính quyền Kiev.
“Vào lúc 3 giờ sáng nay, một nhóm người có vũ trang đã tới. Không có tiếng súng nào vang lên và họ đã yêu cầu các binh sỹ canh gác vòng ngoài của sân bay rút đi”, người phát ngôn Dmytro Kosinov khẳng định với hãng tin AFP.
Ông Kosinov cho biết sân bay đã ngừng hoạt động từ 7 giờ sáng nay (4 giờ GMT), và hiện có vẻ đang nằm trong quyền kiểm soát của các tay súng tự nhận là “đại diện cho nước Cộng hòa nhân dân Donetsk”, vốn đã tuyên bố độc lập khỏi Kiev.
Một phóng viên AFP đã nhìn thấy 3 xe tải chở đầy binh sỹ mặc quân phục và một số đeo phù hiệu Thánh George, biểu tượng vẫn được các binh sỹ thân Nga sử dụng, đi qua một chốt kiểm soát của cảnh sát và hướng về sân bay. Theo sau những xe này là 2 chiếc SUV với cửa kính tối màu.
Những người ly khai thân Nga tại khu vực vành đai phía Đông của Ukraine đã tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại chống lại chính quyền Kiev hồi đầu tháng 4 vừa qua, chiếm khoảng một chục thành phố và thị trấn tại hai vùng Donetsk và Lugansk tiếp giáp với Nga.
Video đang HOT
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày hôm qua, những người ly khai đã cản trở các cuộc bỏ phiếu tại nhiều địa điểm ở miền Đông.
Theo những kết quả mới nhất, tỷ phú Petro Poroshenko thân phương Tây đã giành gần 54% số phiếu bầu, Ủy ban bầu cử Ukraine cho biết sau khi hơn một nửa số điểm bầu cử đã kiểm phiếu. Nếu đây là kết quả cuối cùng, ông Poroshenko sẽ trở thành Tổng thống mới của Ukraine mà không phải bước vào cuộc chạy đua ở vòng 2.
Ban bố lệnh thiết quân luật
Cũng trong hôm nay, chính quyền nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong đã ban bố lệnh thiết quân luật.
“Lệnh thiết quân luật đã được ban bố trên lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Donetsk. Mục tiêu chính đó là loại trừ toàn bộ các đơn vị quân đội Ukraine khỏi lãnh thổ”, ông Denis Pushilin, chủ tịch đoàn chủ tịch Hội đồng tối cao của nước này khẳng định với hãng tin Itar-Tass.
Ông Pushilin cũng đưa ra những bình luận về kế hoạch tới thăm Donbass của ứng viên Tổng thống Petro Poroshenko, người hầu như chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo mới của Ukraine, trong chuyến công du đầu tiên sau khi đắc cử.
“Hãy nói một cách thẳng thắn mà không che giấu vấn đề. Chuyến công du này không thực sự được hoan nghênh, bởi người dân nước Cộng hòa nhân dân Donetsk chống lại các ứng viên đã được công bố. Không ai trong số họ lên án những tội ác mà chính quyền Kiev ra lệnh thực thi, vốn vẫn đang khiến người dân thiệt mạng. Không ai trong số họ lên án các sự vụ tại Odessa. Ông ta (Poroshenko) có thể nói được gì ở đây?”, Pushilin chất vấn.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ-Israel rạn nứt vì Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (17/11) đã lên tiếng phải đối biện pháp giải quyết cục bộ đối với chương trình hạt nhân của Iran với một số cường quốc.
Sự phản đối của ông được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các cường quốc nối lại đàm phán với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
"Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt (đối với Iran), ông Netanyahu phát biểu trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với CNN, phát sóng hôm qua (17/11).
"Trong trường hợp các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt, giảm sức ép thì trên thực tế Iran sẽ chẳng từ bỏ bất cứ cái gì", Thủ tướng Israel nói.
Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là một phản ứng đối với quan điểm trước đó được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Hôm 14/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các nghị sỹ liên bang không nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Iran trong bối cảnh sắp diễn ra vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.
"Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc theo đuổi biện pháp ngoại giao, thì chúng ta không cần phải đưa thêm lệnh trừng phạt mới khi mà lệnh trừng phạt cũ vẫn đang hiệu quả", Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Các đại biểu của Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Iran sau khi vòng đàm phán tại Geneva giữa Iran và 6 cường quốc P5 1 thất bại.
Trước đó, hôm 13/11, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cũng cho rằng, nếu không theo đuổi một giải pháp ngoại giao thì nước Mỹ và đồng minh không có lựa chọn nào để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông Carney giải thích thêm: Công chúng Mỹ không thích chiến tranh, họ thích một giải pháp hòa bình hơn.
Mỹ và các cường quốc phương Tây từ lâu đã nghi ngờ Iran đang ngầm sản xuất vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự và ra sức gây sức ép buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Tuy nhiên, Iran một mực bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo chỉ cần công nghệ nguyên tử để sản xuất điện năng và phục vụ cho ngành y học.
Hiện Iran đang phải hứng chịu 4 gói trừng phạt kinh tế theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc cũng như một loạt lệnh trừng phạt đơn phương khác của các quốc gia phương Tây.
Đan Khanh - (theo Xinhua)
Theo_VnMedia
Trung Quốc lên kế hoạch "trả đũa" Mỹ sau cáo buộc tấn công mạng Để trả đũa việc chính phủ Mỹ phát lệnh truy nã 5 quan chức của Trung Quốc vì cáo buộc gián điệp mạng, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ để bảo vệ "an ninh quốc gia" và "kinh tế xã hội". Theo Tân Hoa Xã dẫn lời...