Sân bay Bỉ từng bị đánh bom “nhốn nháo” vì mất điện
Điện đột ngột bị mất tại sân bay Brussels, Bỉ, vào sáng sớm ngày hôm nay (10/6) đã khiến nhiều hoạt động bị rối loạn.
Trang tin Channel NewsAsia cho biết, việc làm thủ tục cho hành khách lên máy bay tại sân bay Brussels đã bị đình trệ, mặc dù các chuyến bay vẫn tiếp tục hạ cánh và khởi hành trong khoảng thời gian này.
Điện bị mất vào khoảng 6h sáng nay (tức 11h giờ Việt Nam) ở khu vực khởi hành. Tuần trước, khu vực này vừa được khôi phục lại hoàn toàn các hoạt động sau vụ đánh bom kép của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ngày 22/3 vừa qua, làm 16 người chết.
Hiện giới chức chưa thông báo rõ nguyên nhân của sự cố mất điện.
Một phát ngôn viên của sân bay cho biết, việc chậm trễ làm thủ tục cho hành khách lên máy bay kéo dài trong sáng nay có thể buộc nhiều chuyến bay khởi hành muộn.
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Mỹ trả lại cổ vật trị giá 100 triệu USD cho Ấn Độ
Theo CNN, Ấn Độ cuối cùng cũng nhận lại được một số bảo vật quốc gia bị đánh cắp từ lâu.
Mỹ đã trao lại hơn 200 cổ vật, trị giá hơn 100 triệu đôla Mỹ. Những cổ vật này đã bị đánh cắp ở các địa điểm tôn giáo ở Ấn Độ và bị buôn lậu ra khỏi nước này.
Các cổ vật bao gồm các bức tượng tôn giáo, những mảnh đồng và đất nung, một số cổ vật đã hơn 2.000 năm tuổi. Tất cả cổ vật đều được trả lại cho chính phủ Ấn Độ vào ngày 6-6 tại lễ kỷ niệm ở thủ đô Washington D.C. Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
"Thay mặt Tổng thống Obama, tôi rất vinh dự trao lại những cổ vật tuyệt vời này cho nhân dân Ấn Độ" - ông Lynch cho biết.
Bức tượng đồng thần Ganesha 1.000 năm tuổi với đầu voi (ngoài cùng bên phải). Ảnh: CNN
Hầu hết các cổ vật này bị thu giữ trong chiến dịch Operation Hidden Idol, cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2007 sau khi các đặc vụ Bộ An ninh nội địa nhận được tin báo về bảy thùng hàng được gửi đến Mỹ được dán nhãn "bộ bàn ghế bằng đá cẩm thạch."
Sau khi kiểm tra lô hàng đã phát hiện ra nhiều cổ vật. Lô hàng này được nhập bởi Subhash Kapoor, chủ phòng tranh Art of the Past Gallery ở New York. Cuộc điều tra cho thấy Kapoor đã tạo ra xuất xứ giả để ngụy trang ngày tháng các cổ vật bất hợp pháp của mình, theo Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ.
Kapoor đã bị bắt vào năm 2012 và hiện đang chờ xét xử tại Ấn Độ. Những cổ vật bị đánh cắp đã được thu hồi sau cuộc hợp tác quy mô lớn giữa các quan chức hải quan Mỹ, các công tố viên liên bang và New York, Cơ quan Tình báo An ninh Quốc gia (HSI) và Bộ Tư pháp Quan hệ Quốc tế.
"Hôm nay, hơn 200 cổ vật và hiện vật văn hóa đại diện cho lịch sử và văn hóa Ấn Độ đang bắt đầu hành trình trở về quê nhà, nơi chúng được nghiên cứu và suy ngẫm cho thế hệ mai sau" - ông Lynch nói thêm. "Đó là hy vọng của tôi cũng như hy vọng của nhân dân Mỹ mong rằng chuyến hồi hương này là sự tôn trọng của chúng tôi đối với nền văn hóa Ấn Độ".
Một số cổ vật khác. Ảnh: CNN
Thủ tướng Modi đã cám ơn Mỹ vì trao lại những bảo vật quốc gia cho Ấn Độ.
Trong số các cổ vật có một bức tượng của Thần Manikkavacakar, một nhà thần bí đạo Hindu và nhà thơ từ thời Chola (khoảng năm 850 đến năm 1250 SCN), đã bị đánh cắp từ đền Sivan ở Chennai, Ấn Độ. Bức tượng trị giá 1,5 triệu đôla Mỹ. Ngoài ra còn có một tác phẩm điêu khắc bằng đồng thần Hindu Ganesha được ước tính đã 1.000 năm tuổi.
Từ năm 2007, Mỹ đã trả lại hơn 8.000 hiện vật bị đánh cắp cho 30 quốc gia, bao gồm các bức tranh từ Pháp, Đức, Ba Lan và Áo; các bản thảo của thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 từ Ý và Peru; và nhiều hiện vật văn hóa từ Trung Quốc, Campuchia và Iraq.
NHI NGÔ
Theo_PLO
Lộ diện tàu ngầm Anh bị đánh chìm trong CTTG 2 Tàu ngầm HMS P311 của Anh biến mất bí ẩn năm 1942 ở Địa Trung Hải đã được tìm thấy gần đảo Tavolara, Italy cùng với thi thể 71 người. Tàu ngầm HMS P311 của Anh biến mất bí ẩn năm 1942 ở Địa Trung Hải đã được tìm thấy gần đảo Tavolara, Italy cùng với thi thể 71 người. Thợ săn xác...