Săn ảnh hoàng hôn bên hồ Tây ở nhà ga thủy phi cơ cũ
Vào những ngày Hà Nội nắng vàng rực rỡ, nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên thường tìm tới khu vực ven hồ Tây săn và lưu giữ khoảnh khắc đẹp.
Nhà ga thủy phi cơ trên đường Nguyễn Đình Thi nay trở thành điểm ngắm mặt trời lặn ưa thích của nhiều người. Đây là nhà ga thủy phi cơ đầu tiên tại Việt Nam, hiện không còn được sử dụng. Thời Pháp thuộc, nhà ga này thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại. Để chờ mặt trời lặn trên hồ Tây, nhiều nhiếp ảnh gia đến từ 5h chọn vị trí đẹp săn hoàng hôn.
Với góc nhìn cao, không khí mát mẻ, nhà ga thủy phi cơ thu hút giới trẻ tới chụp ảnh, hoặc cùng bạn bè ngắm hoàng hôn, trút bầu tâm sự.
Hồ Tây được đánh giá là khu vực có khung cảnh thơ mộng nhất Hà Nội vào cả 4 mùa trong năm.
Tháng 6 là thời điểm ban ngày trời xanh, quang mây, về chiều nắng hoàng hôn rực đỏ tạo nên khung cảnh đẹp. Ai đi qua khu vực hồ Tây cũng phải ngoái cổ ngắm nhìn.
Ngoài ra, những con đường ven hồ Tây là điểm săn hoàng hôn quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội lâu nay.
Video đang HOT
Vào mỗi buổi chiều, nơi đây xuất hiện nhiều tư thế sáng tác ảnh vui nhộn.
Người lớn tuổi cũng có khá nhiều. Ông Dũng bắt đầu chụp ảnh từ những năm 80 của thế kỷ trước. Địa điểm chụp hoàng hôn yêu thích của ông là khu vực cạnh chùa Trấn Quốc. “Từ đây tôi có góc thoáng đãng, ít bị vướng những công trình xây dựng vào trong khung hình”, ông nói.
Sự xuất hiện của bóng dáng con người trong bức ảnh sẽ khiến cho tác phẩm của mình thêm phần sinh động. Hôm nay, một người đàn ông mò ngao giữa hồ Tây xuất hiện khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thích thú.
Ông Hùng gia nhập làng nhiếp ảnh đã nhiều thập kỷ. Cho tới nay, ông vẫn giữ cho mình thú vui chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh phim. Chỉ một buổi hoàng hôn diễn ra trong vài phút nhưng ông vẫn luôn tìm tòi nhiều góc nhìn khác nhau.
Chị Bảo Ngân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu sinh vật, nhưng với chị, nhiếp ảnh là một niềm đam mê. Chị đã dành ra nhiều ngày để săn ảnh. Chị nhận xét mùa hè năm nay trời trong hơn, đẹp hơn hẳn so với mấy năm trước, nên hoàng hôn cũng đẹp hơn nhiều.
Bên cạnh chiếc máy ảnh, chị Ngân cũng sử dụng điện thoại và chiếc camera GoPro để ghi lại những thước phim về khoảnh khắc mặt trời lặn.
Nhiều người đi qua đường cũng dừng chân để lưu lại khoảnh khắc vàng vọt cuối ngày chỉ bằng một chiếc điện thoại.
Hoàng hôn trên hồ Tây thu hút những cặp đôi yêu nhau bởi sự bình yên, lãng mạn. “Sau một ngày làm việc, mình thường đưa bạn gái tới đây ngắm hoàng hôn, cùng nhau uống một ly trà chanh”, bạn Đức Minh chia sẻ.
Mùa hè, hoàng hôn thường bắt đầu từ 18h. Chỉ mất 20 phút để mặt trời khuất bóng sau các tòa nhà.
19h người đi đường vẫn có thể nhìn thấy những ánh nắng cuối cùng lấp ló phía xa
Khoảnh khắc mặt trời bắt đầu tụt dần xuống rồi biến mất chỉ trong tích tắc là lúc các nhiếp ảnh gia đã chụp xong những bức ảnh của mình.
Làng du lịch lưu giữ nét văn hóa người Tày
Nằm gần trung tâm huyện Bắc Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 80 km, làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn rất thuận lợi để du khách đến khám phá, trải nghiệm. Đây là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày...
Quỳnh Sơn nổi tiếng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, dãy núi đá vôi với nhiều hang động, những cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh dòng suối trong xanh uốn lượn. Đến với làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn là đến với những thôn, bản của đồng bào dân tộc Tày với rất nhiều nhà sàn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, nhà sàn bằng gỗ, không gian rộng rãi thoáng mát, hài hòa với cảnh quan tự nhiên của núi rừng, đồng ruộng...
Điều đặc biệt nhất ở Quỳnh Sơn chính là ngôi làng có những đặc điểm chung rất thú vị: Cả làng cùng mang họ Dương; cả làng 100% là sân tộc Tày; cả làng làm nhà cùng quay chung một hướng; cả làng cùng sống ở những ngôi nhà sàn lợp ngói âm dương...
Khi đến Quỳnh Sơn, du khách có dịp dạo chơi quanh đường làng thơ mộng, tận hưởng không gian yên ả, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Quỳnh Sơn có những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa đặc sắc của người Tày qua các làn điệu hát then, đàn tính. Ngôi làng còn có hẳn một đội văn nghệ đàn tính hát dân ca. Vào những buổi chiều tối, bên ánh lửa bập bùng du khách được thưởng thức những giai điệu then đằm thắm, trữ tình cùng tiếng đàn tính mộc mạc do các cô gái, chàng trai trong làng biểu diễn.
Thưởng thức giai điệu hát then, đàn tính đằm thắm
Làng quê yên bình
Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của xã có đình Quỳnh Sơn - một ngôi đình có lịch sử lâu đời thờ Quý Minh Đại Vương, người đã có công đánh đuổi giặc, giữ gìn sự bình yên cho dân chúng vùng biên ải.
Cầu Rá Riềng là nơi quân và dân Bắc Sơn tổ chức phục kích đánh Pháp thu được nhiều quân trang, quân dụng, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1940. Các điểm du lịch khác như: Giếng tiên, hệ thống các hang động caster, xưởng làm ngói âm dương thôn Tân Hương, trạm vi ba (nơi có thể ngắm toàn cảnh xã Quỳnh Sơn)... đều là điểm du lịch hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, khám phá.
Vẻ đẹp hoang sơ hút khách của Eo Gió Vách núi đá cao uốn lượn ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một eo biển hút gió, thu hút khách đến ngắm cảnh, tắm biển và "check-in sống ảo". Ảnh: Thảo Trần. Bên cạnh các địa danh nổi tiếng ở Quy Nhơn, Eo Gió được nhiều khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây tạo thành...