Sán ăn thủng phổi bé gái 12 tuổi
Do sống trên núi, cô bé 12 tuổi có thói quen uống nước ở khe suối. Ký sinh trùng từ nước đã xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh nhi suýt mất mạng.
Theo TVBS, vừa qua một cô bé 12 tuổi ngụ tại một huyện miền núi tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có dấu hiệu sốt cao liên miên kèm theo ho dữ dội. Tại bệnh viện huyện, các bác sĩ nghi ngờ cô bé bị mắc lao phổi nên đề nghị chuyển lên Bệnh viện Nhi Thành phố Tây An, Thiểm Tây, để có chẩn đoán chính xác và phương hướng điều trị hiệu quả hơn.
Hiện tượng tràn dịch màng phổi ở cô bé 12 tuổi. Ảnh: TVBS.
Người trực tiếp điều trị – bác sĩ Cẩu Siêu Luân, khoa Tim mạch – Lồng ngực – cho hay ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc lao phổi. Hình ảnh X-quang thấy thùy dưới phổi trái có nhiều lỗ thủng và tình trạng tràn dịch màng phổi khá nghiêm trọng. Các triệu chứng cận lâm sàng này khớp với bệnh lao phổi nhưng bác sĩ Cẩu vẫn băn khoăn khi cô bé còn nhỏ, cơ hội mắc lao phổi không cao. Xung quanh khu vực cô bé sống cũng không có trường hợp nào mắc bệnh.
Ông tiếp tục cho chụp cộng hưởng từ và xét nghiệm máu. Các lỗ thủng trên thùy phổi của bé gái do ký sinh trùng có tên “ sán lá phổi”, Xét nghiệm máu cũng cho thấy kết quả lượng bạch cầu ái toan (bạch cầu ái toan thường xuất hiện trong các bệnh lý về ký sinh trùng hoặc dị ứng) tăng cao bất thường.
Video đang HOT
Sau khi tìm hiểu, cô bé này cho biết vì nhà ở trên vùng núi nên em hay uống nước khe suối khi thấy khát. Nước này dù trong mát nhưng lại chứa rất nhiều ký sinh trùng mà mắt thường không thể thấy được như sán ếch nhái, sán lá phổi. Nước còn chứa một lượng cực lớn trứng giun sán nhỏ li ti. Những trứng sán vào được cơ thể, sẽ bám vào thành ruột, theo các mạch máu nhỏ xâm nhập hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan thích hợp. Sán lá phổi đặc biệt thích sống ở phổi và gây ra những triệu chứng tương tự như lao phổi bao gồm sốt cao, tức ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, ho ra máu…
Theo Zing
Ho ra máu - dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Gần đây, khi ho khạc vào buổi sáng, tôi thấy có kèm máu, ngứa cổ, tức ngực. Đây có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm không?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lê Minh Tuấn, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, tư vấn:
Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho, chúng thường có bọt, màu đỏ tươi. Trước khi ho, bệnh nhân thường có triệu chứng nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt với các dạng ho ra máu khác như:
- Khạc ra máu từ đường mũi họng: Máu khạc dễ dàng không cần gắng sức ho, kèm các bệnh lý như ra máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi...
- Nôn ra máu: Máu có lẫn thức ăn, không bọt. Trước khi nôn, bệnh nhân thường đau bụng hoặc có bệnh lý về tiêu hóa trước đây như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài.
Theo tình trạng bạn mô tả, chúng ta cần chú ý tới các nguyên nhân thường gặp sau:
- Lao phổi: Ho khạc đờm trên 2 tuần, có thể kèm ra máu tươi hoặc vướng máu, từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực, khó thở. Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện, điều trị sớm.
- Giãn phế quản: Bệnh thường do di chứng của lao phổi. Ngoài ra, bệnh lý này có thể xảy ra sau nhiễm trùng mạn tính như áp xe phổi, viêm do hít phải dị vật đường thở. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị giãn hoặc thuyên tắc mạch máu.
- Ung thư phổi: Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều. Giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện bao gồm ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít. Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Nhiễm trùng hô hấp: Bệnh có thể do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi. Triệu chứng thường có sốt, ho khạc đờm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).
Vì vậy, ho ra máu là cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân gây ra. Phần lớn chúng là các bệnh lý hô hấp nên bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Zing
Cây mỏ quạ trị khứ phong, hoạt huyết Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu... Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ (xuyên phá thạch). Về thành phần hóa...