Samsung ra mắt vi xử lý Exynos 4212 ưu việt mới
Ngày 29/9, Samsung đã ra mắt vi xử lý ưu việt mới của họ thuộc dòng chip ARM Cortex-A9 Dual-Core có tên Exynos 4212.
Ảnh minh họa. (Nguồn: talkandroid.com)
Theo Samsung, so với thế hệ chip trước, Exynos 4212 có sức mạnh xử lý cao hơn tới 25%, với hiệu suất 3D vượt trội 50% và tiết kiệm nguồn 30%.
Hiện nay, loại chip “tiền bối” của 4212 đang được dùng ở hầu hết các smartphone Galaxy S II.
Video đang HOT
Samsung cho biết, Eynos 4212 có thể ứng dụng được trên cả máy tính bảng và smartphone.
Như vậy, các sản phẩm Galaxy của hãng này hứa hẹn sẽ được “Samsung hóa” nhiều hơn, bởi hiện nay 2 mẫu tablet Galaxy Tab 10.1 và Galaxy Tab 8.9 vẫn đang chạy chip Tegra 2 Dual-Core của NVIDIA.
Bên cạnh đó, Exynos 4212 cũng hỗ trợ khả năng ghi và xem video HD có chất lượng 1080pl.
Samsung hy vọng họ sẽ tiến hành đưa Exynos 4212 vào thử nghiệm sản phẩm trong quý IV năm nay.
Cùng trong dịp này, hãng công nghệ Hàn Quốc cũng ra mắt cảm biến hình ảnh CMOS 16-megapixel mới để dùng cho cả máy tính bảng và điện thoại thông minh, cùng với một module video HD 1,2-megapixel để phục vụ tính năng trò chuyện video trong các thiết bị tương lai./.
Theo TTXVN
Windows 8 chạy trên chip ARM có thể là một cuộc cách mạng
Windows 8 chạy trên chip ARM sẽ cho ra đời các thiết bị có thời lượng pin từ 12 tới 15 tiếng.
Nếu Windows 8 chạy được trên các thiết bị được trang bị chip ARM, thế giới công nghệ trong tương lai sẽ đón chào những thiết bị có thiết kế mỏng, nhẹ. Một trong những thiết bị đó là những chiếc laptop siêu di động với thời lượng pin ấn tượng, hay những chiếc tablet siêu nhẹ và màn hình cỡ lớn.
So với chip của Intel, thiết kế của bộ xử lý ARM 32-bit đơn giản hơn rất nhiều. Thiết kế này giúp chip ARM tiêu thụ ít điện năng hơn. Chúng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo để sử dụng cho các thiết bị đòi hỏi lượng tiêu thụ điện năng ít, nhằm giúp kéo dài thời lượng pin như điện thoại, tablet và không lâu nữa sẽ là laptop. Các hãng sản xuất chip sẽ cấp quyền cho nhân của bộ xử lý, sau đó đóng gói vào bộ xử lý SOC (system-on-chip). Nhân ARM không phải là khái niệm mới, nhưng trước đây, chúng được sử dụng trong các thiết bị không chạy hệ điều hành Windows.
Chip NVIDIA Tegra dùng kiến trúc ARM.
Và điều đó có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới. Một khi Windows 8 làm việc tốt với các thiết bị dùng chip ARM, bộ mặt của điện toán sẽ có nhiều thay đổi.
Tiện ích của kiến trúc SOC là chúng chỉ chiếm một không gian hẹp. Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới thiết kế của thiết bị. Đã có những nguyên mẫu tablet với kích thước 9 inch siêu mỏng, có cân nặng chưa đến 0,4 kg xuất hiện tại hội nghị Build vừa qua. Tuy nhiên chúng chưa được công bố chính thức.
Tiết kiệm không gian chỉ là một trong những điểm mạnh của chip ARM. Một điểm mạnh khác đó là chúng giúp thiết bị tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Steve Horton, Giám đốc quản lý phần mềm và sản phẩm của Qualcomm cho biết: "chúng tôi không thấy sự hạn chế nào trong thiết kế kiểu dáng cho các thiết bị ARM. Chip mới sẽ cho phép thiết bị được sử dụng trong nhiều ngày liền, cũng như khả năng sản xuất các thiết bị siêu mỏng, siêu nhẹ."
Khả năng tiết kiệm điện của chip ARM là lý do các hãng sản xuất chip thậm chí còn định sử dụng chúng vào các thiết bị có thiết kế nắp gập như laptop. Và rõ ràng, đích đến của ARM trong tương lai không chỉ là điện thoại và tablet. Nếu Windows 8 hoạt động trên các thiết bị ARM, người dùng có thể được sử dụng các mẫu laptop với thời lượng pin lên tới 15 tiếng.
Tất nhiên, một khi các tablet nắp gập ra đời, bàn phím của chúng sẽ làm cho việc phân biệt một chiếc tablet và laptop siêu di động trở nên khó khăn hơn. Một vài thiết bị sẽ chạy trên chip x86 của Intel và AMD, cũng sẽ có những thiết bị ARM chạy Windows 8, nhưng chúng có thể sẽ chưa hỗ trợ các ứng dụng trước đây của Windows. Tại hội nghị Build, Microsoft chỉ đưa ra những thông tin ít ỏi và câu hỏi khi nào các ứng dụng cũ trên nền Windows sẽ hỗ trợ chip ARM vẫn còn là một dấu hỏi.
Đây cũng là vấn đề đang làm đau đầu các nhà sản xuất chip ARM. "Chúng tôi cũng đã nghĩ tới những vấn đề đó và cho rằng các trở ngại sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Mục đích cuối cùng là để mọi người dùng đều có cùng trải nghiệm", Steve Horton, Giám đốc quản lý phần mềm và sản phẩm của Qualcomm cho biết.
Về phía Microsoft, chính gã khổng lồ phần mềm cũng đang mơ hồ về vấn đề này. Động thái mới nhất của họ là trình diễn một phiên bản ứng dụng văn phòng Office chạy trên giao diện Metro thay vì giao diện trong các hệ điều hành trước.
Windows chạy trên chip ARM: cần những gì?
Các hãng sản xuất chip ARM gồm Nvidia, Qualcomm và Texas cho biết nhiệm vụ của họ là giúp chip ARM hỗ trợ đồ họa DirectX cho hệ điều hành của Microsoft. Sau đó sẽ là việc phải tối ưu hóa mã để chúng hoạt động trên cấu trúc SOC. "Chúng tôi đã giành cả năm nay để làm điều đó. Việc của chúng tôi phải giải quyết là tốc độ đồ họa cũng như tối ưu hóa phần mềm" - Deepu Talla, Giám đốc điện toán di động và thiết bị không dây của Texas cho biết.
Nhiều chức năng của chip ARM, chip được sử dụng rộng rãi trên smartphone và tablet hiện nay, sẽ cho phép Windows 8 sẽ có những chức năng giống như trên smartphone. Một ví dụ là chức năng "Connected On" mà Microsoft giới thiệu tại hội nghị Build. Connected On cho phép hệ thống được sử dụng trong trạng thái tiết kiệm điện năng mà không cần phải ngủ đông, giúp người dùng thoát ra khỏi hệ thống ngay lập tức. Ở trạng thái này, ứng dụng sẽ bị treo, và người dùng có thể đưa chúng sử dụng trở lại mà không cần tốn nhiều điện năng. Trạng thái này thậm chí cũng có thể hoạt động với công nghệ 4G của Qualcomm, giúp các thiết bị 4G tiết kiệm pin đáng kể.
Một sự thay đổi về hình dáng các thiết bị mà chúng ta thấy rõ nhất đó là: Microsoft đang yêu cầu các hãng sản xuất phần cứng tập trung vào các màn hình có tỷ lệ 16:9, bởi đây sẽ là màn hình mà giao diện Metro (giao diện cho phép 2 ứng dụng chạy trên cùng 1 màn hình) sẽ được tối ưu hóa.
Một sự đồng nhất về mục tiêu giữa các nhà sản xuất chip đó là tập trung vào điện toán di động, mà cụ thể là tạo ra các thiết bị có thời lượng pin từ 12 tới 15 tiếng, mặc cho đó là tablet hay thiết bị nắp gập. Nếu làm được điều đó, thời gian trải nghiệm với thiết bị của người dùng sẽ được nâng lên đáng kể.
Theo Bưu Điện VN
Toàn bộ laptop Apple sẽ dùng chip ARM? Các nhà phân tích đang nghiêm túc nhìn nhận khả năng Apple dùng kiến trúc ARM làm nền tảng cho các máy tính. Chiếc MacBook đầu tiên với bộ xử lý ARM không đầy một năm nữa sẽ ra mắt. Đến năm 2012, Apple có thể xuất xưởng chiếc laptop đầu tiên được trang bị bộ xử lý ARM. Người ta cho rằng,...