Samsung phải trả giá đắt khi ‘ngủ quên’ trước làn sóng AI
Câu chuyện của Samsung Electronics cho thấy AI là yếu tố chính tạo ra người thắng và kẻ thua trong lĩnh vực chip ngày nay.
Trụ sở chính của Samsung Electronics ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chỉ vài tháng trước, Samsung Electronics dường như đã sẵn sàng để hưởng lợi từ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn cầu, với lợi nhuận tăng vọt và cổ phiếu lên gần mức cao nhất mọi thời đại. Thế nhưng, giờ đây, công ty lớn nhất Hàn Quốc này đã trở thành một ví dụ điển hình cho việc vận may có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào trong một ngành công nghiệp mà chỉ những người duy trì được lợi thế công nghệ mới có “phần thưởng”.
Khi ngày càng có nhiều lo ngại rằng công ty đang thua kém đối thủ nhỏ hơn là SK Hynix trong lĩnh vực bộ nhớ AI và không thể đuổi kịp Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng, cổ phiếu của Samsung đã giảm 32% so với mức đỉnh của năm nay được ghi nhận vào ngày 9/7. Công ty đã mất 122 tỷ USD giá trị thị trường trong khoảng thời gian đó, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất chip nào khác trên toàn thế giới.
Samsung đã hứa hẹn sẽ thực hiện một cuộc cải tổ để giành lại khả năng cạnh tranh, nhưng các công ty quản lý quỹ quốc tế như Pictet Asset Management Ltd. và Janus Henderson Investors SP Ltd. lại không cho rằng công ty này có thể sớm xoay chuyển tình thế. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 10,7 tỷ USD cổ phiếu của Samsung Electronics kể từ cuối tháng 7.
Video đang HOT
Ông Sat Duhra, một nhà quản lý danh mục đầu tư của công ty Janus Henderson Investors SP ở Singapore cho biết công ty này đã giảm hơn một nửa số vốn đầu tư tại Samsung trong vài tháng qua, dù đây là công ty được Janus Henderson đầu tư nhiều nhất vào tháng 7. Ông Duhra cho bết dù cổ phiếu của Samsung đã giảm xuống mức định giá hấp dẫn, nhưng ông “không có ý định” mua chúng vào thời điểm này.
Điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong doanh số bán hàng của Samsung, nhưng các sản phẩm bán dẫn đang đóng góp nhiều lợi nhuận nhất cho “ông lớn” này trong những năm gần đây. Với tình hình khủng hoảng trong mảng kinh doanh chip trong thời gian gần đây, Samsung Electronics đã phải đưa ra lời xin lỗi các nhà đầu tư vào đầu tháng này vì kết quả đáng thất vọng, một động thái hiếm khi xảy ra.
Ngoài việc tụt hậu trong lĩnh vực bộ nhớ AI, Samsung còn phải vật lộn với nỗ lực kéo dài nhiều năm và tiêu tốn nhiều tiền để thu hẹp khoảng cách với TSMC trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng. Giống như Intel Corp. – công ty cũng gặp khó khăn tương tự với kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip theo hợp đồng, Samsung hiện phải cắt giảm việc làm và thực hiện nhiều nỗ lực khác để “cầm máu”.
Câu chuyện của Samsung Electronics cho thấy AI là yếu tố chính tạo ra người thắng và kẻ thua trong lĩnh vực chip ngày nay. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu làn sóng rút vốn khỏi Samsung, Nvidia Corp. đã trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. TSMC, nhà sản xuất chính các loại chip do Nvidia và Apple Inc. thiết kế, đã tăng thêm hơn 330 tỷ USD giá trị thị trường trong năm nay.
Tình hình đã xấu đi một cách nhanh chóng đối với Samsung. Cổ phiếu của công ty từng có thời điểm tiến gần đến mức cao kỷ lục sau khi công bố lợi nhuận hoạt động tăng gấp 15 lần trong quý II. Gần đây nhất là vào tháng Tám, các nhà đầu tư đã lạc quan rằng Samsung có thể giành được nhiều hợp đồng hơn trong việc cung cấp bộ nhớ băng thông cao (HBM) cho Nvidia.
Kỳ vọng đó đã bị dập tắt khi Samsung thừa nhận sự chậm trễ trong quá trình phát triển chip HBM thế hệ mới nhất vào đầu tháng 10, ngay sau khi SK hynix cho biết họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại chip này. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh từ Mỹ là Micron Technology Inc. cũng đang đẩy mạnh nỗ lực trong lĩnh vực HBM và đã ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm của mình.
Ông Young Jae Lee, nhà quản lý đầu tư cấp cao của công ty Pictet Asset Management ở London, nhận định Samsung đang mất dần vị thế dẫn đầu công nghệ trong mảng kinh doanh chất bán dẫn.
Samsung sẽ tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 31/10 sau khi công bố kết quả kinh doanh quý III. Trong số những điểm cần chú ý là kế hoạch cải tổ đội ngũ quản trị trước cuối năm nay, trong bối cảnh có nhiều bất ổn xung quanh ban lãnh đạo công ty. Ông Jay Y. Lee – cháu trai của nhà sáng lập Samsung, người được bổ nhiệm làm chủ tịch điều hành hai năm trước – đã được tuyên trắng án về cáo buộc thao túng cổ phiếu vào tháng 2 sau nhiều năm gặp rắc rối pháp lý. Ba tháng sau, công ty bất ngờ thay thế người đứng đầu bộ phận bán dẫn bằng ông Jun Young-hyun, một người kỳ cựu trong lĩnh vực chip nhớ.
Ban lãnh đạo của Samsung có thể phải nỗ lực rất nhiều để có thể giành lại niềm tin của các nhà đầu tư, ngay cả khi định giá cổ phiếu của công ty đang ở gần mức thấp kỷ lục.
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
Theo hãng tin CNA của Singapore, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, nhờ lực lượng lao động trẻ có trình độ đang tạo dấu ấn trong ngành công nghệ và kinh doanh toàn cầu.
Nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn tăng cao trong thời gian tới. Ảnh minh họa: TTXVN
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,42%, lọt vào danh sách 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việc tập trung mạnh vào công nghệ và đổi mới đang giúp Việt Nam "trỗi dậy" trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) và công nghiệp bán dẫn.
CNA nhấn mạnh, với hơn 70.000 công ty công nghệ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Các chuyên gia công nghệ lành nghề của Việt Nam, cùng với tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia, đã đưa đất nước thành một trung tâm hấp dẫn cho các tài năng mới nổi, cũng như cho nghiên cứu và phát triển.
Các "gã khổng lồ" công nghệ toàn cầu như Amazon, Samsung, Sumitomo Corporation và Lego đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam để tận dụng các tiềm năng. Ngoài ra, việc Việt Nam sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xếp hạng thứ 39 toàn cầu vào năm ngoái, cùng với mục tiêu sẽ trở thành quốc gia đóng góp chính vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu vào năm 2045, đã làm nổi bật động lực công nghệ ngày càng tăng ở nước này.
Về thu hút đầu tư, CNA cho rằng, với các hiệp định thương mại tự do bao trùm 56 thị trường, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức đầu tư đạt hơn 36 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 32% so với năm trước đó. Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 7 về Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu năm 2023 và là 1 trong 5 quốc gia thu hút hơn 10% đầu tư mới toàn cầu kể từ năm 2017.
CNA nhận định các công ty toàn cầu ngày càng chuyển hướng sang Việt Nam để đa dạng hóa hoạt động, bởi Việt Nam có vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và các chính sách có lợi cho doanh nghiệp. Với độ tuổi trung bình là 33,1, dân số trẻ của Việt Nam đào tạo ra 57.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hằng năm, trở thành một trong những nguồn nhân lực công nghệ thông tin chính của thế giới. Hiện có trên 1 triệu người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của đất nước trong ngành.
Nhập khẩu chip của Trung Quốc tăng vọt nhằm tích trữ trước các hạn chế mới của Mỹ Sự gia tăng trong nhập khẩu chip của Trung Quốc phản ánh một chiến lược rõ ràng nhằm đối phó với các hạn chế sắp tới từ Hoa Kỳ và bảo vệ vị trí của mình trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng tích trữ các loại chip do Samsung sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN Mùa...