Samsung: OLED 90Hz không hề kém cạnh LCD 120Hz
Gần đây, các nhà sản xuất smartphone đã bắt đầu tập trung vào việc cung cấp màn hình có tốc độ làm mới cao hơn cho các thiết bị của mình.
Trong khi hầu hết các điện thoại thông minh hàng đầu hiện nay đều sở hữu màn hình tốc độ làm mới 120Hz hoặc 90Hz, các thiết bị tầm trung cũng đã bắt đầu áp dụng màn hình 90Hz.
Theo Samsung, tấm nền OLED 90Hz có chất lượng tốt tương tự như tấm nền LCD 120Hz.
Công ty chuyên cấp giấy chứng nhận toàn cầu SGS hé lộ rằng độ dài màu xanh hoặc lực kéo hình ảnh của màn hình OLED 90Hz và 120Hz của Samsung là 0,9mm và 0,7mm và tốc độ phản hồi của hình ảnh động được ghi lại lần lượt là 14ms và 11ms.
Video đang HOT
Theo đánh giá của SGS, tấm nền Samsung 90Hz có lực kéo hình ảnh bằng 1/5 so với màn hình LCD 90Hz – giống như màn hình LCD 120Hz. Mặt khác, lực kéo hình ảnh của màn hình OLED Samsung 120Hz được rút ngắn 1/3 so với các màn hình LCD 120Hz thông thường.
Một sự khác biệt cơ bản khác là các tấm nền OLED không có tinh thể lỏng. Do đó, nó sẽ có phản ứng nhanh hơn nhờ khả năng di chuyển nhanh của các hạt electron kết hợp với các đặc tính hiện tại của nó. Các yếu tố đó đã góp phần tạo nên một màn hình hiển thị OLED 90Hz tự nhiên hơn.
Tốc độ làm mới màn hình được đo bằng tốc độ cập nhật màn hình trên điện thoại. Về cơ bản, nó đếm số lần màn hình làm mới trong một giây. Vì vậy, màn hình 60Hz làm mới 60 lần/s trong khi màn hình 90Hz làm mới 90 lần/s giây. Tốc độ làm mới càng nhanh, trải nghiệm càng mượt mà.
Đánh bại Samsung và LG ở lĩnh vực sản xuất LCD, các công ty Trung Quốc lăm le lấn sân luôn cả mảng OLED
Samsung và LG đã buộc phải nhún nhường ở lĩnh vực LCD và nếu để đối thủ lấn lướt, họ sẽ mất kiểm soát hoàn toàn trên sân chơi vốn từng thuộc về mình.
Sau khi công bố kế hoạch đóng một trong hai dây chuyền sản xuất màn hình LCD của mình tại Hàn Quốc vào năm ngoái, hồi tháng Ba vừa qua, Samsung Display đã tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các cơ sở sản xuất màn hình LCD của mình tại Trung Quốc và Hàn Quốc vào cuối năm 2020 do nhu cầu giảm.
Chưa rõ tương lai của hai cơ sở sản xuất màn hình LCD ở Trung Quốc của công ty này. Trước mắt, Samsung đã và đang đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất tấm nền Quantum Dot OLED để cạnh tranh với LG trên thị trường TV.
Còn trước đó vào cuối tháng Một, LG Display tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tấm nền LCD cho TV ở Hàn Quốc và nhà máy Paju ở Triều Tiên cũng sẽ đóng cửa trong năm nay.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Samsung và LG thay nhau rút chân khỏi thị trường LCD, bởi giờ đây nó đang được các nhà sản xuất Trung Quốc như BOE, Huaxing Optoelectronics và HKC xâu xé. Thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Hiển thị Hàn Quốc cho thấy năm ngoái các công ty Hàn Quốc chỉ chiếm 41,1% thị trường màn hình toàn cầu, và đó cũng là xu hướng giảm trong 3 năm liên tiếp. Năm nay rất có khả năng tỷ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn 30%.
Rút khỏi thị trường LCD và chuyển trọng tâm sang thị trường OLED là một quyết định thông minh ở hiện tại. Nhưng trên thị trường OLED, các công ty Trung Quốc cũng không chịu nhún nhường và đang có xu hướng bắt kịp nhanh hơn. Khả năng cạnh tranh trong thị trường này bỗng chốc trở nên dần khốc liệt.
BOE là đại diện Trung Quốc đang nổi lên rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất tấm nền.
Theo dữ liệu từ Qunzhi Consulting, một công ty nghiên cứu trong các ngành công nghiệp, trong thị trường tấm nền OLED toàn cầu năm 2019, Samsung dẫn đầu tất cả các nhà sản xuất khác với thị phần tuyệt đối 85,4% còn công ty BOE của Trung Quốc đứng thứ hai chỉ với 3,6% cổ phần.
LG đứng thứ tư trên thị trường OLED năm ngoái, sau Samsung, BOE và Huiguang, với tỷ lệ 2,8%. Nhưng thế mạnh của LG, nằm ở tấm OLED kích thước lớn. Công ty Hàn Quốc này chỉ mới bước chân vào lĩnh vực sản xuất tấm nền OLED cỡ nhỏ và vừa, nên tỷ lệ thị trường của hãng không cao.
Rõ ràng, Samsung và LG của Hàn Quốc hiện dẫn đầu trong lĩnh vực OLED. Nhưng hai gã khổng lồ này có thể bắt đầu lo lắng về sự bứt tốc của các công ty Trung Quốc. Đó là BOE, Huaxing Optoelectronics, Tianma Microelectronics, Visionox và một loạt các công ty khác. Các tấm nền OLED thế hệ thứ 5 và 6 hiện đã sản xuất được tại Trung Quốc sẽ tăng đáng kể trong ba năm tới.
Bởi dữ liệu cho thấy các công ty Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 12 dây chuyền sản xuất OLED, bên cạnh 7 dây chuyền khác đang được xây dựng và lên kế hoạch, với tổng vốn đầu tư hơn 350 tỷ nhân dân tệ (khoảng 50 tỷ USD), trong đó BOE chiếm 139,5 tỷ nhân dân tệ (gần 20 tỷ USD), và đã tăng thêm 8 dây chuyền sản xuất OLED so với năm 2015.
Màn hình OLED linh hoạt của BOE.
Chưa hết, các công ty Hàn Quốc còn lo ngại không chỉ việc các công ty Trung Quốc tăng năng lực sản xuất đáng kể, mà còn sợ rằng sau khi làm chủ công nghệ sản xuất màn hình LCD và OLED, đối thủ của họ cũng sẽ có đủ vốn và nguồn lực cạnh tranh với các công nghệ màn hình thế hệ mới như mini LED, micro LED và các loại màn hình hiển thị mới nổi khác. Bởi nếu so về khả năng và tốc độ sản xuất hàng loạt, các công ty Trung Quốc dường như luôn dư thừa.
Nếu tiếp tục để đối thủ phát triển như vậy, sớm hay muộn các công ty Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ chuỗi công nghiệp sản xuất màn hình, từ hệ thống thiết bị ở thượng nguồn đến các sản phẩm tại hạ nguồn. Khi quá trình "địa phương hóa" hoàn tất, cũng là dấu chấm hết cho một ngành công nghiệp trọng điểm ở xứ sở Kim chi.
Apple sẽ mua nhà máy sản xuất màn hình để bớt lụy Samsung Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình Nhật Bản - Japan Display để đa dạng hóa nguồn cung, bớt phụ thuộc vào Samsung. Hiện tại, Japan Display vẫn còn nợ Apple hơn 800 triệu USD từ khoản đầu tư xây dựng nhà máy cách đây 4 năm trước với giá 1,5 tỷ USD. Nhà máy này có thể trả được...