Samsung liệu có trở thành “tân kị sĩ” của làng công nghệ thế giới?
Có người ví von rằng, nếu xưa kia trong cuốn sách Khải Huyền có bốn kị sĩ đại diện Chúa có thể xoay chuyển vận mệnh của đất trời thì trong thời đại ngày này, lĩnh vực công nghệ cũng có “tứ kị sĩ” có thể thay đổi được cả thế giới: Amazon, Apple, Facebook và Google – các tập đoàn (theo ý kiến của số đông) có khả năng sẽ định hình tương lai phía trước của giới công nghệ.
Cũng có một số ý kiến cho rằng, danh sách trên thiếu gã khổng lồ phần mềm Microsoft. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một số nhà lý luận, Microsoft chỉ đơn giản không còn nằm trong danh sách trên nữa.
Trong thời kì hiện nay, các công ty, các tập đoàn cạnh tranh gay gắt từng centimet thị phần trong tất cả các mảng thuộc về lĩnh vực công nghệ như smartphone, laptop, tablet,… và phần lớn họ đều đến từ phương Tây xa xôi – cái nôi của nền công nghệ thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể ngẩng cao đầu khi có một đại diện đủ sức cạnh tranh với các ông lớn khác trên thế giới và đó chính là Samsung.
Samsung nổi lên như một cái tên đến từ châu Á
Trước tiên phải nói rằng, Samsung không phải là một tập đoàn mang quốc tịch Hoa Kỳ (vì nó ở Hàn Quốc) và người sáng lập công ty cũng không có tham vọng thay đổi thế giới (thành lập năm 1938 và chỉ là một công ty sản xuất trong nước). Đặc biệt, họ cũng không hẳn là một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ như những ông lớn khác ở “trời Tây” nhưng trong bài viết này, người viết sẽ tập trung vào Samsung Electronics – niềm tự hào của tập đoàn Samsung Group.
Hồi đầu tuần, trang thông tin điện tử Bloomberg thông báo rằng Samsung sẽ bắt đầu bán điện thoại chạy hệ điều hành Tizen trong năm nay. Theo nguồn tin của Jungah Lee, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới “gã khổng lồ” tìm kiếm Google khi Samsung chính là “bàn đạp” giúp họ đến với thị trường smartphone và cũng là đối tác sản xuất điện thoại nền tảng Android số một (nhất là khi doanh thu của Motorola tăng trưởng âm).
Video đang HOT
Tizen – lá bài mới của Samsung trong thị trường kinh doanh smartphone
Bên cạnh đó, trong năm 2011, Samsung đạt doanh thu 155 tỷ USD “ngang cơ” với Apple trong năm 2012 và cuối năm vừa rồi, doanh thu của họ đã chạm ngưỡng 190 tỷ USD. Không những “ăn đứt” Nhà táo, Samsung cũng đạt tổng thu nhập gần như gấp đôi ba ông lớn còn lại (100 tỷ USD của Amazon, Facebook và Google công lại). Đặc biệt, trong khi Amazon và Facebook đạt lợi nhuận rất ít trong thời kì khủng hoảng kinh tế, “con rồng châu Á” lại nổi lên với 12 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2011 và gần 20 tỷ trong năm 2012. Mặc dù so với Apple, điều đó chưa thấm vào đâu (vì họ đạt lợi nhuận 55 tỷ USD) nhưng Google lại hoàn toàn lép vế khi chỉ đạt được một nửa lợi nhuận.
Mặt khác, câu chuyện về Android cũng đáng để chúng ta nhắc đến khi suy tính tới chuyện kết nạp Samsung vào “kỵ sĩ đoàn” của giới công nghệ. Như đã đề cập trước đó, tập đoàn sản xuất công nghệ lớn nhất châu Á là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Android của Google. Giả sử, một ngày kia Samsung bỏ rơi Android và chuyên tâm vào phát triển điện thoại chạy Tizen, điều này sẽ khiến gã khổng lồ tìm kiếm “điêu đứng” vì đã mất đi khoảng 40 tới 50% lợi nhuận thu được từ HĐH Android.
Nhưng, giả thuyết trên hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra khi Amazon hiện đang nắm giữ phần lớn các ứng dụng của Android trong các cửa hàng trực tuyến và đang có cơ kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái của HĐH này. Nếu tiếp tục trung thành với Google, Samsung sẽ không được quyền kiểm soát hệ sinh thái trên và bài học thành công của Apple đã cho chúng ta thấy rõ rằng, kết hợp sản xuất điện thoại và phát triển phần mềm ứng dụng sẽ tạo được dấu ấn đối với khách hàng và thu được lợi nhuận cao hơn nhiều lần nếu tách riêng từng phần. Đối với Samsung, họ hoàn toàn có thể làm được điều này khi hợp tác với Tizen.
Sau một thời gian hợp tác, Samsung và Android của Google đã bắt đầu xuất hiện những vết nứt
Chỉ mới gần đây, chủ tịch tập đoàn Samsung – ông Lee Kun Hee đã phát biểu trước toàn thể nhân viên trong công ty về những mục tiêu sắp tới của công ty cũng như chặng đường tiến thân vào các ngành sản xuất mới. Con trai của người sáng lập tập đoàn Samsung Group cho rằng, công ty của mình sẽ còn tiến xa hơn nữa trong bước đường phát triển và trong tương lai họ sẽ làm ra những sản phẩm khác với những gì chúng ta đang có hiện nay.
Cho dù các vụ tranh chấp pháp lý giữa Samsung và Apple vẫn bất phân thắng bại, cho dù người dân trong nước nghĩ rằng Samsung chỉ biết bắt chước sản phẩm của các tập đoàn khác nhưng điều này cũng không gây trở ngại gì cho họ trong bước tiến thâm nhập vào thị trường thế giới và trở thành một phần của giới công nghệ, kị sĩ thứ năm.
Theo Genk
Vì sao Facebook "không thèm" sản xuất điện thoại
Mấy ngày trước sự kiện Facebook, tin đồn về điện thoại Facebook càng nóng lên. Đó là câu chuyện hấp dẫn tới mức mọi người đều tin là thật. Việc CEO Mark Zuckerberg liên tiếp phủ nhận việc dấn thân vào mảng di động dường như không có ý nghĩa gì tới người dùng. Tuy nhiên, sự kiện Facebook hôm 16/1 chứng minh Zuckerberg đúng. Facebook có nhiều lí do để xa lánh cuộc chơi điện thoại di động, dù là nền tảng hay phần cứng.
Mẫu điện thoại HTC Status có phím Facebook riêng. Ảnh: Cnet
1. Smartphone là mảng "khó nhằn"
Trừ phi đang làm việc cho Apple hay Samsung, kinh doanh smartphone là cuộc đua dài hơi và mệt mỏi. Gần như mọi hãng điện thoại đều đang thua lỗ, ngay cả HTC dù chưa lỗ vẫn trượt dài.
Rất khó để trở nên nổi bật trước một rừng điện thoại Android bình dân, giá rẻ đang tràn ngập thị trường hay hàng loạt "siêu điện thoại" từ Apple hay Samsung. Cuộc chơi smartphone đang nghiêng về phía nhận diện thương hiệu, và Samsung, Apple là người chiến thắng.
2. Cơn đau đầu từ các nhà mạng
Nếu Facebook gia nhập mảng thiết bị, có nhiều thứ hãng phải làm: kênh bán lẻ, kênh phân phối, quan hệ với nhà mạng. Các nhà mạng luôn yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, và khiến các hãng thiết bị di động phải lao tâm khổ tứ để được chấp thuận cho bán. Trong khi đó, kinh nghiệm của Facebook mới nằm ở phần mềm và trải nghiệm người dùng mà chưa từng thử nghiệm phần cứng.
3. Thị trường hệ điều hành đã bão hòa
Nền tảng Facebook chỉ "tốn tiền" nghiên cứu và phát triển khi dường như người dùng di động không còn cần thêm một nền tảng smartphone khác nữa. Năm 2013, hai nền tảng di động thống trị chắc chắn vẫn là Android, iOS; hai nền tảng tiếp theo là BlackBerry 10 và Windows Phone 8; bên cạnh đó còn có Ubuntu, Firefox, Tizen.
Xây dựng một hệ điều hành đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu liên quan tới mọi khía cạnh phần mềm. Khó làm đúng, dễ thất bại. Nếu Facebook muốn dấn sâu vào lãnh địa phần mềm, tốt hơn hãng nên bắt tay với đối tác như HTC hay Samsung để tạo ra trải nghiệm mạng xã hội sâu sắc hơn như một phần của nền tảng sẵn có.
4. Facebook cần tập trung vào ứng dụng
Facebook vẫn chưa có chiến lược di động rõ ràng và đang loay hoay tìm đường kiếm tiền từ ứng dụng. Cho tới thời điểm hiện tại, hiệu quả từ di động không đáng kể. Ngoài ra, nhiều người dùng phàn nàn sử dụng Facebook trên di động quá nhạt nhẽo. Cải tiến ứng dụng Facebook trên di động nên là ưu tiên số một.
Thực tế, Facebook từng "mon men" vào thị trường di động thông qua sự hợp tác với HTC. Hai mẫu HTC Salsa và HTC Status (ChaCha) đều có nút bấm Facebook riêng cho phép truy cập mạng xã hội nhanh chóng. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến của Facebook, điện thoại Facebook không thể cất cánh.
Dù vậy, không thể đoán trước liệu Facebook có phát triển chiến lược di động theo lối đi của đối thủ Google hay không. Không có cách nào "sở hữu" trọn vẹn trải nghiệm người dùng tốt hơn việc thông qua thiết bị cá nhân như smartphone.
Theo Du Lam (ICTnews / Cnet)
Số phận hẩm hiu của các nền tảng di động nguồn mở Phần mềm nguồn mở có lẽ là một trong những ý tưởng công nghệ với mục đích phổ cập rộng rãi. Các nền tảng nguồn mở đã đạt thành công rực rỡ trên internet và đem lại nhiều điều tuyệt vời cho Google hay Mozilla. Thế nhưng, ở thế giới di động, câu chuyện lại hoàn toàn khác: Ngoại trừ Android của Google,...