Samsung Display Việt Nam tìm nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo tại Hàn Quốc
Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc vừa diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ (MoU) thỏa thuận hợp tác tổ chức Hội thảo tuyển dụng nhân sự giữa Công ty Samsung Display Việt Nam (SDV) và Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK), mở ra cơ hội việc làm mới cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đồng thời góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt Nam và Hàn Quốc.
Lễ ký kết MoU giữa VSAK và SDV có sự chứng kiến của Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, VSAK và SDV cam kết phối hợp tổ chức Hội thảo tuyển dụng dành cho toàn bộ sinh viên, nghiên cứu sinh nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty SDV, đồng thời mang đến những thông tin, kỹ năng bổ ích trong quá trình tìm kiếm công việc. Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, đại diện các chi hội trực thuộc VSAK. Đây là sự kiện có ý nghĩa trong năm Kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc và Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập VSAK.
Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Thiện Quang phát biểu tại lễ ký kết.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lê Văn Hùng – Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Việt Nam cho biết đây là một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp lớn như SDV ký kết hợp tác cùng Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc. Sự kiện được đánh giá là một khởi đầu tốt đẹp và là bước đệm góp phần cho sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cam kết hỗ trợ SDV và VSAK hết sức để tạo được nhiều cơ hội hơn nữa cho du học sinh Việt Nam.
Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty Samsung Display Vietnam Nguyễn Huy Hoàng (phải) phát biểu tại lễ ký kết MoU với VSAK.
Về phía đại diện SDV, ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng nhân sự, chia sẻ rằng lần ký kết lần này nhằm xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện giữa công ty và VSAK, qua đó giúp SDV có thể tìm ra được nguồn nhân lực chất lượng cao là sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam. Tại SDV hiện có hơn 60 nhân lực trình độ tiến sĩ, trong đó quá nửa là được đào tạo tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty cũng đang tiếp nhận nhiều nhân lực là thạc sĩ và sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại Hàn Quốc về làm việc. Thông qua chương trình hợp tác này, SDV hy vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nguyễn Huy Hoàng, nhằm chuẩn bị cho kế hoạch phát triển năm 2022, SDV có kế hoạch tuyển dụng nhiều vị trí có học vị là tiến sĩ với nhiều chế độ phúc lợi và mức lương đặc biệt hấp dẫn (trung bình từ 20.000- 40.000 USD/năm), đặc biệt đối với các đối tượng là tiến sĩ tốt nghiệp tại Hàn Quốc. Trong đó, SDV ưu tiên tuyển dụng các nhóm ngành gồm Công nghệ thông tin (khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, khoa học dữ liệu); Điện tử viễn thông (tin học ứng dụng, toán tin); Kỹ thuật điều khiển và tự động; Công nghệ thiết bị, cơ khí, cơ học kỹ thuật; Vật lý, hóa học, vật liệu, quang học…
Trên cơ sở đó, VSAK sẽ phối hợp cùng SDV tổ chức hội thảo tại Hàn Quốc để chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng, thông tin công việc, môi trường làm việc và chế độ phúc lợi dành cho nhân viên; thu thập sơ yếu lý lịch (CV); phỏng vấn trực tiếp để sàng lọc ứng viên tiềm năng (pre-interview)… Ngay trong tháng 6 này, VSAK và SDV sẽ tổ chức chương trình Workshop tuyển dụng tại 5 trường Đại học nổi tiếng trên khu vực Bắc-Trung-Nam của Hàn Quốc gồm Đại học Hanyang (Seoul); Sungkyunkwan (Suwon), Viện KAIST (Daejeon); Đại học Ulsan (Ulsan) và Đại học Busan (Busan).
Cơ cấu lại nền kinh tế: Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước
Chiều ngày 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 với tỷ lệ cao các đại biểu Quốc hội tán thành.
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 460/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,18%. Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025.
Các đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025
Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng. Về quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế, Nghị quyết nêu rõ: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở kế thừa và phát triển, vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có dư địa lớn và khả năng bắt kịp, tiến cùng, vượt lên ở khu vực, thế giới và 03 lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá về hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh kinh tế đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
Phát huy cao độ yếu tố con người, giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc gắn với khai thác tối đa các cơ hội, thuận lợi và phù hợp xu thế phát triển trên thế giới, không để lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp
Các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng NSLĐ của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng NSLĐ trung bình cả nước.
Đồng thời, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP; thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đồng thời, bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm khoảng 32 - 34% GDP.
Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế. Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II.
Nghị quyết cũng nêu mục tiêu, phát triển mạnh các loại thị trường. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 - 15 bậc so với năm 2019. Hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.
Chỉ số chất lượng đào tạo nghề trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 40 - 50 bậc; chỉ số kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc so với năm 2019. Tỷ trọng chi cho khoa học công nghệ đạt không dưới 01% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.
Đặc biệt, phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế. Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
App PC-COVID cập nhật tính năng mới, ẩn mã QR cá nhân Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia, app PC-COVID đã cập nhật tính năng mới ẩn mã QR cá nhân. Phiên bản PC-COVID cập nhật tính năng mới. Khi bật tính năng này thì chỉ có ứng dụng (app) phòng, chống dịch quốc gia mới có thể quét được mã QR đã được ẩn của người dùng. Để ẩn mã...