Samsung chi 116 tỷ USD quyết tâm đánh bại 3 gã khổng lồ sản xuất chip TSMC, Intel và Qualcomm
Đây sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với gã khổng lồ Hàn Quốc.
Theo báo cáo của Bloomberg, Samsung cho biết sẽ đầu tư 116 tỷ USD từ nay đến năm 2030 nhằm chiếm vị trí số 1 trong ngành công nghiệp chất bán dẫn. Gã khổng lồ Hàn Quốc quyết tâm đánh bại cả 3 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay là TSMC, Intel và Qualcomm.
Samsung hiện đang được biết đến là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, bên cạnh đó Samsung cũng tự sản xuất chip xử lý Exynos cho những chiếc smartphone của mình.
Trong khi đó, Intel đang thống trị mảng chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Qualcomm là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực chip modem và bộ vi xử lý cho smartphone.
TSMC đi đầu trong việc thiết kế và sản xuất những con chip trên tiến trình 7nm, sắp tới đây sẽ là 5nm. Samsung đã từng là nhà sản xuất chip độc quyền cho iPhone của Apple, nhưng hiện tại thì TSMC đã chiếm lấy vị trí này.
Do đó, Samsung sẽ có rất nhiều việc phải làm nếu như muốn đánh bại đồng thời cả 3 gã khổng lồ này. Mục tiêu trước mắt của Samsung được cho là sẽ giành hợp đồng sản xuất chip A13 cho những chiếc iPhone 2019 với TSMC.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo này, Samsung sẽ tuyển dụng thêm 15.000 nhân sự mới, bao gồm cả nghiên cứu, thiết kế và sản xuất.
Việc Samsung muốn vượt mặt hai đối thủ TSMC và Qualcomm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu gã khổng lồ Hàn Quốc thực sự muốn lấn sân của Intel, đó sẽ là một quyết định rất bất ngờ.
Theo Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hàn Quốc, ông Ahn Ki-hyun cho biết: “Intel vẫn sẽ thống trị thị trường chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Những con chip ARM đã có nhiều cải tiến và có vẻ như là sự lựa chọn thay thế, chúng vẫn còn cần nhiều thứ hơn để cạnh tranh trong thị trường này”.
Tham khảo: appleinsider
Vì iPhone 5G, Apple đã phải 'lót tay' cho Qualcomm bao nhiêu tiền?
Cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa hai bên đã chấm dứt với bản thỏa thuận mới đạt được. Và theo những thông tin mới thì số tiền Apple bỏ ra không hề nhỏ.
Theo nhà phân tích Timothy Arcuri của ngân hàng UBS thông qua kênh truyền hình CNBC, Apple có thể đã phải trả khoản phí từ 5- 6 tỷ USD để giải quyết tranh chấp kéo dài với Qualcomm cộng thêm 8-9 USD trên mỗi chiếc iPhone bán ra.
Số tiền 5-6 tỷ USD là khoản phí bản quyền mà Apple đã ngừng thanh toán cho Qualcomm trong suốt 2 năm cuộc chiến pháp lý diễn ra.
Bên cạnh đó, Qualcomm cũng có thể nhận được từ 8 đến 9 USD trên mỗi chiếc iPhone từ Apple. Đây là phí nhượng quyền định kỳ (Royalty Fees). Con số này được tính toán dựa trên các những hướng dẫn mà Qualcomm cung cấp sau tranh chấp hai bên đã được giải quyết.
Apple có thể đã phải trả khoản phí từ 5- 6 tỷ USD và chấp nhận trả 8-9 USD cho mỗi con chip 5G cho Qualcomm
Theo bản thỏa thuận "đình chiến" giữa hai bên, nhà sản xuất iPhone sẽ thực hiện các khoản thanh toán cho công ty sản xuất chip, đồng thời đạt được thỏa thuận cấp phép trong vòng sáu năm, tính từ 1/4/2019. Điều khoản có lựa chọn gia hạn thỏa thuận thêm hai năm cũng như sử dụng chip lâu dài.
Việc đạt được thỏa thuận giữa Apple và Qualcomm được đánh giá là đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Trong khi Qualcomm thu được hàng tỷ USD tiền bản quyền sáng chế thì Apple cũng cần đối tác để phát triển thiết bị 5G - nơi Apple bị đánh giá là đang chậm chân.
Theo đánh giá của CNBC, 5G có thể là một lý do, nếu không nói là lý do chính, để Apple chấp nhận bắt tay trở lại với Qualcomm.
Apple có thể sẽ tung ra một chiếc iPhone với mạng 5G sớm hơn dự kiến. Vì thế, dù không ưa gì đối tác cứng rắn này, nhưng cái bắt tay với Qualcomm là giải pháp tốt nhất, hay đúng hơn là ít tệ nhất với chiến lược 5G của Apple hiện nay.
Vì iPhone 5G, Apple chấp nhận nhún nhường trước Qualcomm
Thực tế, Apple cũng không còn nhiều lựa chọn. Trước khi dàn xếp với Qualcomm, Apple đã nghĩ tới Intel, đối tác sản xuất modem mạng 4G cho iPhone hiện nay. Tuy nhiên, người khổng lồ chip máy tính lại quá hụt hơi trong lĩnh vực 5G, khi kế hoạch của họ chỉ có thể tung ra modem 5G sau năm 2020. Không ngạc nhiên khi Intel đã dừng luôn dự án modem 5G sau khi Apple chấp nhận bắt tay với Qualcomm.
Hồi đầu năm, đã từng có báo cáo về việc Apple mở một văn phòng tại San Diego, nơi đặt trụ sở Qualcomm và ra thông báo tuyển dụng về lĩnh vực linh kiện mạng.
Điều này đã làm dấy lên những đồn đoán rằng tập đoàn này có thể tự phát triển modem 5G riêng cho mình. Tuy nhiên, cũng như với Intel, đây là nước đi lâu dài và nhiều rủi ro. Trong cả 2 trường hợp trên, iPhone 5G sẽ chỉ ra mắt thị trường sớm nhất là cuối năm 2020, khiến Apple bị tụt lại quá xa.
Theo vtv
Apple làm hòa Qualcomm - vì cả hai cần nhau Vụ kiện tỷ USD của Apple và Qualcomm đã bất ngờ khép lại khi 2 công ty này đạt được thỏa thuận với giá trị không được tiết lộ. Sau hơn 2 năm kiện tụng với Qualcomm, cuối cùng Apple đã đạt được thỏa thuận với hãng sản xuất chip. Thông tin này được tiết lộ ngày 16/4, ngày thứ 2 của phiên...