Samothraki: Hòn đảo đang trở nên “trọc lóc” vì dê
Ở hòn đảo Samothraki của Hy Lạp thì ngược lại, nơi đây không hề có khách du lịch nhưng môi trường lại bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều đồng cỏ xanh tươi trở nên “trọc lóc” chỉ vì… dê.
Thường những địa điểm nổi tiếng có lượng khách du lịch đến quá nhiều thì môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên nơi đó mới dễ bị ô nhiễm, đe dọa. Thế nhưng ở hòn đảo Samothraki của Hy Lạp thì ngược lại, nơi đây không hề có khách du lịch nhưng môi trường lại bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều đồng cỏ xanh tươi trở nên “trọc lóc” chỉ vì… dê.
Hòn đảo Samothraki nằm ở biển Aegea có diện tích 178 km, tách biệt với các đảo khác của Hy Lạp và khó tiếp cận vì phà hay thuyền rất khó tới, muốn đến được nơi này phải đi nhiều chuyến, vòng vèo qua nhiều đảo khác.
Cũng vì thế mà dù mang vẻ đẹp hoang sơ chưa được khám phá với những rừng sồi, cây hạt dẻ phủ kín, thác nước và vách đá đứng dọc biển rất đẹp, nơi đây vẫn chưa thể phát triển du lịch. Người dân có cuộc sống khó khăn, kế sinh nhai chủ yếu của họ dựa vào việc chăn thả gia súc, là dê và cừu.
Uớc tính số lượng dê và cừu ở đây lên tới hơn 70.000 con, trong khi dân số trên đảo chỉ 3.000 người, tức số lượng vật nuôi gấp gần 15 lần dân số. Dê xuất hiện khắp nơi, có trong những bụi cây, thậm chí trên nóc nhà hay trên những chiếc xe hơi để đi tìm kiếm thức ăn, dê kêu be be khắp hòn đảo, ăn trụi cây cỏ, ăn không chừa cái gì. Nhiều khu đất xanh tươi giờ trở nên “trọc lốc”. Không những thế, việc chăn thả dê quá mức đang gây ra tình trạng xói mòn đất cấp khủng hoảng.
Video đang HOT
Lý do số lượng dê và cừu ở đây nhiều như vậy bởi vì cuộc sống của người dân đều dựa vào đàn gia súc. Người dân không cấy trồng được nhiều vì đất đai ở khu vực này thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa theo trợ cấp của EU, những khu vực nghèo cứ nuôi càng nhiều gia súc thì sẽ càng được trợ cấp nhiều, thế nên số lượng dê, cừu ở đây càng ngày càng tăng. Họ nuôi nhiều để mong được trợ cấp nhiều và mong có lãi nhiều hơn.
Dù nuôi rất nhiều gia súc, nhưng cuộc sống của người dân ở đây vẫn không khá lên được vì họ nuôi chúng theo cách chăn thả tự nhiên. Nghĩa là cứ sáng lùa ra chỗ nào nhiều cỏ cho chúng ăn, rồi tối lại lùa về, hôm nào tìm được chỗ nhiều cỏ xanh non thì đàn dê, đàn cừu được no bụng, còn không thì chúng đói.
Người dân không thể mua thức ăn cho chúng ăn thêm vì thức ăn nuôi dê quá đắt. Cũng vì thế mà những con dê ở đây chậm lớn, còi cọc, không đủ trọng lượng để bán lấy thịt, chỉ có thể lấy lông hoặc sữa nhưng sữa cũng không nhiều. Bù lại, gia súc ở đây được nuôi thả tự nhiên nên những ai biết tới Samothraki đều công nhận sữa dê ở đây thơm, thịt ngon, còn lông cừu thì rất mềm.
Cũng vì nuôi thả tự nhiên một số lượng dê, cừu quá lớn đã gây ra tình trạng đất trống đồi trọc ở Samothraki, cứ mưa xuống là xói lở lại xảy ra. Thực tế, mưa lớn kéo theo sạt lở đã gây sập tường, nước tràn vào Tòa thị chính trên đảo và gây hư hỏng cho nhiều con đường ở Samothraki. Chính quyền gặp nhiều khó khăn khi tìm sự đồng thuận giữa người dân địa phương để giải quyết vấn đề này.
Việt Hồng
Theo cstc.cand.com.vn
Lâu đài 600 tuổi ở Nhật Bản trước khi cháy
Trước khi chìm vào biển lửa, lâu đài hơn 600 tuổi ở Nhật Bản là công trình cổ có giá trị lịch sử và điểm đến thu hút du khách.
Tọa lạc trên hòn đảo thuộc Ryukyu, Okinawa, phía nam Nhật Bản, lâu đài Shuri là một trong những di lịch lịch sử quan trọng và địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương. Tòa nhà này được cho là đã sử dụng từ những năm 1400, thời Vương triều Ryukyu (thế kỷ 15-19).
Các vị vua ở Ryukyu cũng từng chọn lâu đài Shuri làm trụ sở trong hơn 400 năm lịch sử. Những viên gạch đỏ nổi bật của cung điện là một nét đặc trưng trong kiến trúc ở Okinawa. Đây cũng là điểm tạo khác biệt so với các lâu đài khác ở Nhật Bản.
Lâu đài đứng trên đỉnh một ngọn đồi, cung cấp cái nhìn bao quát về thành phố Naha. Trong quá khứ, công trình này từng bị phá hủy hơn một lần. Toàn bộ khu vực bị hư hại nhiều vào Thế chiến 2, khi lâu đài Shuri đóng vai trò là trụ sở địa phương cho quân đội đế quốc Nhật Bản.
Năm 1945, trong một trận đánh bom Okinawa, lâu đài bị phá hủy nặng nề. Từ năm 1990-1992, nơi đây được xây dựng lại với diện mạo mới là một công viên quốc gia. Trong đó, nội thất của tòa nhà chính được khôi phục theo phong cách ban đầu. Hội trường Bắc và Nam được xây dựng thành bảo tàng hiện đại. Nơi đây tổ chức các cuộc triển lãm lịch sử thời kỳ Vương quốc Ryukyu.
Nhờ sự phục chế tài tình, lâu đài cùng khu phức hợp xung quanh và các địa điểm khác thời Vương triều Ryukyu được đưa vào danh sách Di sản Thế giới năm 2000. Trong đó, Shuri là một trong 4 lâu đài được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Rạng sáng ngày 31/10 (giờ địa phương), một vụ cháy lớn xảy ra đã thiêu rụi toàn bộ phần chính điện, lan nhanh tới tất cả các cấu trúc chính trong tòa nhà và công trình lận cận. Gần 12 xe cứu hỏa được huy động tới hiện trường. Báo cáo gần đây cho biết không có ai bị và nguyên nhân vụ cháy chưa được xác định.
Theo news.zing.vn
Sự thật cực sốc trong hòn đảo thiêng không bóng phụ nữ Đền Okitsu nằm trên hòn đảo thiêng Okinoshima nổi tiếng Nhật Bản khi hòn đảo cấm hoàn toàn phụ nữ. Chỉ có nam giới mới có thể đặt chân đến hòn đảo này. Khi lên đảo, nam giới cởi bỏ quần áo và thực hiện nghi thức gột rửa. Năm 2017, hòn đảo thiêng Okinoshima của Nhật Bản được UNESCO công nhận là...