Samoa đình chỉ dự án cảng Trung Quốc
Mataafa, Thủ tướng đắc cử của Samoa, tuyên bố sẽ đình chỉ dự án cảng 100 triệu USD với Trung Quốc vì cho rằng không cần thiết.
Fiame Naomi Mataafa, lãnh đạo phe đối lập, người sắp trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của quốc đảo Samoa ở Thái Bình Dương, hôm 20/5 cho hay bà vẫn muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhưng có nhiều vấn đề cấp bách hơn cần giải quyết so với dự án cảng biển 100 triệu USD.
Một tàu hàng đang dỡ container ở cảng Matautu, cảng đang được mở rộng nhờ vốn tài trợ của Nhật Bản, tại Apia, thủ đô Samoa, hôm 12/7/2019. Ảnh: Reuters
Dự án xây dựng cầu cảng ở Vịnh Vaiusu là vấn đề gây chia rẽ ở Samoa. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử hồi tháng 4, khi lãnh đạo lâu năm Tuilaepa Sailele Malielegaoi để mất đa số ghế trong nghị viện.
Dự án cũng có thể châm ngòi cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, khi Mỹ và đồng minh đang e ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực.
Fiame, người dự kiến nhậm chức Thủ tướng sau khi Tòa án Tối cao Samoa hồi đầu tuần ra phán quyết bác bỏ nỗ lực thách thức kết quả bầu cử, cho hay quốc đảo hiện có nhiều nhu cầu cấp bách cần giải quyết hơn là xây dựng cảng mới.
Video đang HOT
“Samoa là một nước nhỏ. Số cảng biển và sân bay hiện tại đang đáp ứng đủ nhu cầu của chúng tôi”, Fiame nói. “Rất khó để nghĩ rằng chúng tôi cần xây cảng quy mô cỡ này khi còn nhiều dự án cấp bách hơn cần chính phủ ưu tiên”.
Lập trường của bà đi ngược lại với Tuilaepa, người mà Bắc Kinh coi là đồng minh thân cận trong hơn hai thập kỷ làm lãnh đạo.
“Những khoản nợ của chính phủ Samoa với Trung Quốc là vấn đề khiến cử tri bức xúc”, bà Fiame nói. Bà thêm rằng chính phủ Samoa luôn muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Samoa, quốc gia có 200.000 dân, với khoản nợ lên tới 160 triệu USD. Số nợ này chiếm 40% tổng nợ nước ngoài của đảo quốc này.
Trong các cuộc họp quốc hội trước đây, Tuilaepa thường xuyên gọi dự án cầu cảng Vaiusu “do Trung Quốc tài trợ” sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng cường thương mại và du lịch. Thiết kế cảng và thỏa thuận tài trợ chưa được tiết lộ.
Dự án đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với Trung Quốc, nhằm đón đầu thời điểm biên giới quốc tế mở cửa lại, theo bài báo trích lời Tuilaepa hồi tháng 1. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và văn phòng ông Tuilaepa không phản hồi yêu cầu bình luận.
Chính phủ của bà Fiame có thể được thành lập sớm nhất vào 21/5, dù đối mặt chậm trễ do nhiều thách thức pháp lý.
Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã ủng hộ một dự án nâng cấp đường băng tại Kiribati, một trong những quốc đảo xa xôi nhất Thái Bình Dương, vốn có quan hệ tốt với Mỹ.
Thông điệp đón năm mới của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới
Khoảnh khắc giao thừa 2021 đang tới gần, các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã bắt đầu gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của mình tới toàn bộ người dân.
Năm 2020, thế giới đã hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19. Theo đó, trong thông điệp chào năm mới, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng và kêu gọi người dân đồng lòng vượt qua dịch bệnh.
Trong đó, Nữ hoàng Anh Elizabeth bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn mà London đang phải trải qua do dịch bệnh. Bà phát biểu: "Chúng ta nên mừng rằng dù chúng ta có thể còn phải chịu đựng việc này lâu hơn nữa, những ngày tốt đẹp chắc chắn sẽ trở lại. Chúng ta sẽ lại được sum họp với gia đình và bạn bè. Chúng ta sẽ còn được gặp lại nhau. Chúc tất cả mọi người một năm mới hạnh phúc và nhiều sức khỏe".
Tổng thống Nga Putin kêu gọi toàn dân đoàn kết cùng chiến đấu với dịch bệnh trong năm 2021. Cụ thể, ông Putin chia sẻ: "Thật không may, dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại đại dịch cũng không thể tạm dừng dù chỉ trong phút chốc".
Chưa hết, tổng thống Nga khẳng định các nhân viên y tế sẽ "túc trực trong đêm giao thừa" và kêu gọi người dân "không lùi bước khi đối mặt khó khăn, duy trì sự đoàn kết của chúng ta".
Tổng thống Putin kêu gọi người dân đoàn kết chống đại dịch COVID-19 trong năm mới 2021. Ảnh: Điện Kremlin
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi sự hồi phục của nền kinh tế Bắc Kinh sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cụ thể, ông Tập phát biểu: "Chúng ta đã vượt qua ảnh hưởng của đại dịch và có nhiều thành tích trong công tác phối hợp phòng, chống dịch với phát triển kinh tế-xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 đã được hoàn thành đầy đủ. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đang được xây dựng toàn diện. Chúng ta đang đẩy nhanh tốc độ để thiết lập một mô hình phát triển mới và đang triển khai sâu rộng kế hoạch phát triển chất lượng cao".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch. Ảnh: Xinhua
Ngoài ra, chủ tịch Trung Quốc còn dành lời ngợi khen cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, những nhà khoa học, nhân viên, tình nguyện viên và toàn bộ những người đã tham gia, hy sinh vì cuộc chiến đẩy lùi COVID-19 ở Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại tỉnh Hồ Bắc.
Được biết, các quốc đảo Thái Bình Dương Samoa, Tonga và Christmas / Kiribati đã chính thức bước sang ngày 1/1/2012, trở thành những nơi đầu tiên trên thế giới chào đón thời khắc giao thừa. Thủ tướng Samoa Tuilaepa Aiono Sailele Malielegaoi đã gửi lời chúc năm mới an lành tới toàn thể người dân trong 1 đoạn video được chia sẻ trong ngày 31/12.
Sau 3 quốc đảo trên, New Zealand và Australia là những nơi tiếp theo đón giao thừa 2021 trên thế giới. Trong khi đó, những nơi cuối cùng bước sang năm mới là quần đảo Howland và Baker. Được biết, đây là 2 quân đảo không có người ở, gần với Mỹ. Thời khắc giao thừa của Howland và Baker tương ứng với khoảng 13h ngày 1/1/2021 (theo giờ Mỹ).
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, buổi lễ đón năm mới của nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Pháp đã bị thu hẹp đáng kể để phòng tránh sự lây lan và bùng phát của dịch bệnh. Tại thành phố New York (Mỹ), lễ hội đón năm mới thường niên tại Quảng trường Thời đại năm nay sẽ được phát sóng trực tuyến theo hình thức live-stream.
Hòn đảo đầu tiên trên thế giới đón năm mới 2021 Nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới là đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa). Trang trí mừng năm mới trên Quảng trường Thời đại. Đón năm mới 2021: Úc chỉ bắn pháo hoa 7 phút, Mỹ đếm ngược trên truyền hình Tiếng chuông chào đón năm mới ở đảo Tonga, đảo...