Sầm uất phố thị trong tour “Từ Sài Gòn xưa đến TP.HCM nay”
Thành phố năng động vẫn nhộp nhịn đèn xe dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, những công trình kiến trúc sừng sững tựa nhân chứng sống vượt thời gian.
Chiều 17/12, Lãnh đạo TP.HCM, Sở Du lịch Thành phố cùng du khách thoải mái dạo bước, hòa mình vào nhịp sống thành phố trong tour “Từ Sài Gòn xưa đến TP.HCM nay” do Fiditour và Vietluxtour tổ chức.
Lãnh đạo thành phố và du khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Đây là tour trải nghiệm nội đô, kết hợp giữa đi bộ, đạp xe và xe buýt, giúp du khách hòa mình vào một Sài Gòn hơn 300 năm tuổi, khám phá những điều thú vị của “Hòn ngọc Viễn Đông” qua những công trình kiến trúc, câu chuyện lịch sử từ các hướng dẫn viên, để cảm nhận cốt hồn riêng của một “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi…”
Các hiện vật lịch sử được trưng bày ở bảo tàng.
Hành trình bắt đầu từ Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đoàn sẽ đi dạo về phía tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM, một trong những tòa nhà đẹp nhất của Sài Gòn, mang đậm nét kiến trúc thời Pháp được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Rảo bước trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ, con đường đi bộ rộng thoáng chạy dài từ Trụ sở UBND TP.HCM đến Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn.
Tiếp đến, đoàn sẽ ghé Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, tận mắt chiêm ngưỡng những cổ vật được cất công sưu tầm và lưu giữ, làm sống lại một thời quá khứ của các nền văn minh rực rỡ, những trận chiến khốc liệt,…
Lãnh đạo và du khách nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử lâu đời của Khách sạn Continental.
Trong loạt điểm đến văn hóa – lịch sử đó, du khách rảo bước trên con đường Đồng Khởi, ghé Continental, khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn được xây dựng hoàn thành năm 1880.
Khách sạn Continental lâu đời tọa lạc tại trung tâm thành phố.
Khách sạn từng tiếp đón nhiều người nổi tiếng như đại văn hào Pháp André Malraux, nhà văn Anh Graham Greene – tác giả của Người Mỹ trầm lặng, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore, người đạt Giải Nobel văn chương 1913. Bên cạnh đó, khách sạn cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chính khách và thương gia nước ngoài hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến.
Lồng ghép vào chuyến tham quan là triển lãm về nhà văn Anh Graham Greene, tác giả của cuốn tiểu thuyết Người Mỹ Thầm Lặng.
Video đang HOT
Trở về với TP.HCM hiện đại, đoàn khách được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao tại đài quan sát Saigon Skydeck, tầng 49 của tòa nhà biểu tượng Bitexco. Tại đây có màn hình điện tử giúp khách có thể tham quan thành phố qua công nghệ thực tế ảo.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM trải nghiệm tour thực tế ảo trên màn hình ở Saigon Skydeck.
Ngắm nhìn thành phố từ độ cao 262 mét.
Bên cạnh tour như trên, du khách có thể chủ động lịch trình với nhiều điểm đến khác như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Bến Nhà Rồng hay di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn. Các tour đều có hướng dẫn viên thuyết trình bằng nhiều thứ tiếng, bao phí tham quan ở các điểm đến và được bảo hiểm du lịch.
Hương hoa sữa TP.HCM thật ngọt ngào!
TP.HCM chỉ hai mùa mưa nắng; khí hậu đặc trưng miền đất Phương Nam chỉ đơn giản vậy, không tách hẳn 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Khoảng cuối mùa mưa, tầm tầm tiết Thu Hà Nội, không khí buổi đêm sau cơn dông, trời dìu dịu mát, thoảng đưa trong gió hương hoa sữa nồng nàn. Khoác hờ thêm chiếc áo, thả nhẹ vài vòng loanh quanh bát phố, thầm nghĩ, Thu cũng đã lùa vào ô cửa.
Hôm Sài Gòn bảng lảng sương giăng; cái ồn ào, vồn vã nơi phố thị chợt lắng đọng lại bởi hương hoa sữa nồng nàn
Chiều lòng cô em kết nghĩa lặn lội phương xa vào Nam chống dịch, tôi lục lại kí ức tìm lại những nơi có cây hoa sữa dạo trước.
"Mùi hoa sữa ngọt ngào thật đó anh, thoang thoảng, dịu mát, có thể xoa dịu đi nỗi nhớ Hà Nội", cô em nói. Chưa kể cái mùi ngòn ngọt khiến bao người con đất Hà Thành say đắm. Cái hương thơm dịu ngọt và lãng mạn đó mỗi năm chỉ có một mùa được thưởng thức thôi anh nhé, cô em không tiếc lời khen.
Hàng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Lương Bằng Q.7 khoảng giữa tháng 10 đã ra hoa ngào ngạt
Tôi cũng hơi hơi xiêu lòng chiếc "hoa bốc mùi" mà mình phải nhăn mặt, nhíu mày bởi nỗi ám ảnh trước kia, thời dại dột vì lỡ tin lời ông nhạc sĩ nào đấy, ngắt cả chùm đưa lên mũi ngửi.
Giời ạh! ai lại đi "hít" hoa sữa kiểu đấy, không sốc mùi mới lạ, haha...
Này nhé, anh thử nhắm mắt lại và cảm nhận. Mình đang bước trên con đường, trải dài hai bên là hàng cây hoa sữa bung biêng, trắng muốt trong tiết trời se se lạnh. Khoác chiếc áo len cổ lọ, quần jean, xỏ chân vào đôi boot cao cổ rảo bước dưới hàng cây và hít hà cái mùi hương thơm mát dịu ngọt. Thật tuyệt luôn ấy!
Cô em tiếp lời, thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi bay những cánh hoa li ti rơi xuống lòng đường. Một vài cánh hoa còn lưu luyến, vương vấn lại lên mái tóc không chịu rời...
Hoa sữa tỏa hương nơi góc phố mỗi dịp gió heo may vội về
Vài đốm nắng lung linh khẽ lay cành lá
Cơn gió rải xuống mặt đường thảm hoa sữa dày đặc, trắng muốt như tuyết
Những cánh hoa li ti chẳng vội níu chân lữ khách
Vài chiếc lơ đễnh đáp hờ hững trên nóc xe, bậu cửa
Vòng sang Q.7, nơi tốn bao giấy mực mô tả con đường hoa sữa Nguyễn Lương Bằng, hàng cây năm xưa giờ đã cao vọt hẳn; lâu lắm rồi tôi mới có dịp ghé ngang.
Đang lui cui bấm vài shot ảnh ong bướm rập rờn bên các cụm hoa sữa, bỗng bác lớn tuổi tập thể dục về ngang, Bác Lưu Chí Nhân nhà ở đường Huỳnh Tấn Phát gần sát bên hỏi đùa, đố chú biết hàng cây này bao nhiêu tuổi?
Nhẩm sơ, khoảng chín mấy (sau 1990), thời mới ra trường, tôi đã về đây đầu quân cho một công ty chuyên về thiết kế nội thất khu này. Tính ra cũng gần 30 năm ha bác, tôi đáp liền.
Haha... chú em đoán gần đúng, bác họ Lưu bật mí, năm 1997 đã bắt đầu trồng hàng cây này rồi. Này, xe bảng số Phú Nhuận, coi bộ không phải dân ở đây mà còn rành còn hơn cả thổ địa nữa.
Chưa kịp đáp, bác họ Lưu đã vẫy tay chào rồi tiếp tục chặng đi bộ thể dục của mình. Trông bác lớn tuổi thong thả dáng đi hao hao sếp mình thời đó, tôi hồi tưởng...
Hàng hoa sữa cổ thụ 20 cây trước cổng trường Phổ thông Nam Sài Gòn đã bung biêng trổ hoa, tỏa hương ngào ngạt buổi mai tinh khiết
Khoảng năm 1996, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Tới năm 1997 bắt đầu phủ xanh công trình, trồng cây ven đường, thảm hoa, bồn cỏ... hàng cây hoa sữa này chắc cũng được trồng vào năm đó như lời bác Lưu nói.
Trên các tán cành cao tít tắp, ong bướm rập rờn bay lượn
Sài Gòn không có nhiều hoa sữa nhưng cũng đủ để thỏa nỗi nhớ Hà Nội. Trên đường Vườn Lài gần Trung tâm Y tế Q. Tân Phú nơi bọn em trực trạm, có duy nhất mỗi cây. Chiều tối nào, em cũng phải lượn qua hít hà một lúc cho đỡ nhớ, cô em Thượng úy Quân y tâm sự.
Hương hoa sữa đất Sài Thành làm dịu vơi bao nỗi nhớ
Những cánh hoa li ti vương vãi trên mặt đất, vài ba chiếc còn lưu luyến, vương vấn mãi trên mái tóc không chịu rời
Những cụm hoa trắng muốt in trên nền trời xanh thẳm, chập chờn bướm ong
Vài chú ong cần mẫn bên cụm hoa trắng muốt mặc tình cơn gió lao xao
Chú chim chuyền cành cũng vội chào buổi mai tinh khiết hương hoa
Nắng sớm đọng lại trên những giọt sương mai lung linh cành lá
Hàng vạn cánh hoa li ti bay mù trong gió, đáp tràn xuống khắp phố phường, ghế đá, hàng hiên...
Nắng cũng đượm nồng hương hoa sữa
Vẫn trên cung đường thân quen ấy, vùn vụt người xe như nêm cửi, băng qua những góc phố, hẻm nhỏ phảng phất hương hoa xưa
Xong nhiệm vụ, tiễn cô em về Bắc; trở lại hàng cây hoa sữa bên lề đường Trường Sơn trước cổng Bệnh viện Đa khoa Bưu điện, trên tán cành cao tít tắp, bướm ong rập rờn. Cơn gió thoảng qua, thảm mưa bông lắc rắc, bay bay như những bông tuyết rực trắng buổi ban mai.
Ừ, có thể sau này, mỗi mùa hoa rộ, tôi lại lang thang những con đường loáng thoáng hương bay, tìm về nơi phảng phất mùi hoa sữa dạo ấy.
Chùm ảnh: Sài Gòn nghỉ ngơi Hơn 3 tháng qua, Sài Gòn - TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, từ Chỉ thị 15 rồi đến Chỉ thị 16, 16 , 16 tăng cường...đi qua giai đoạn lịch sử này, có lẽ tôi và mọi người mới biết trân quý những điều giản dị bình thường. Lâu rồi, tôi chưa ghé cây xăng, mỗi sáng sớm không còn đi...