Sắm thìa vàng, tập ăn sang của dân Hà Thành
Thìa mạ vàng 110.000 đồng, thìa nạm ngọc 70.000-80.000 đồng, dao cắt bơ 200.000 đồng,… đắt thế nhưng chị em Hà thành sẵn sàng chi cả chục triệu mua đủ một bộ, thử làm quý tộc trong chính ngôi nhà của mình.
Đồ sang, giá cũng “sang”
Theo quan sát của PV, những chiếc thìa, dĩa làm bằng inox khá nặng, chắc chắn, lớp mạ vàng không dễ bong, phía sau thân cán in mờ dòng chữ “made in Japan”. Tuy nhiên, chúng không được đóng gói gọn gàng mà để lộn xộn. Trong quá trình vận chuyển, có những chiếc đã bị va chạm gây xước xát. Tuy nhiên, với vẻ ngoài độc đáo, đặc biệt, rất nhiều người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền mua.
Giá trung bình một chiếc thìa, dao, dĩa mạ vàng là 110.000 đồng, nếu mạ bạc và chạm khắc khoảng 70.000-80.000 đồng/chiếc. Không chỉ đơn giản là thìa dĩa, các chị em còn khéo tìm được những chiếc xẻng làm bánh, dao cắt bơ, hay thậm chí cả “chuông” gọi giúp việc như trong phim, với giá gần 300.000 đồng/món.
Thìa nạm đá có họa tiết hút mắt người tiêu dùng
Một bộ đầy đủ các món thìa, dao, dĩa cho một người có giá gần 400.000 đồng, mua đủ cho một bàn tiệc 10 người khoảng 4.000.000 đồng. Tính ra, giá đắt gấp vài chục lần so với mức giá đồ inox bình thường trong siêu thị, đó là còn chưa kể tiền sắm bát đũa.
“Giá đắt vậy nhưng lại được các bà nội trợ khá ưa chuộng. Thậm chí, có người cả bỏ ra cả chục triệu đồng để tìm mua đủ một bộ dao dĩa của giới quý tộc dùng trong phim”, chị Lâm An, chủ một shop chuyên bán đồ gia dụng Âu – Nhật ở Ba Đình (Hà Nội) cho biết.
Tương tự, chị Thùy Linh, chủ một cửa hàng bán đồ gia dụng Nhật Bản ở Hoàn Kiếm (Hà Nội), nói rằng những món đồ này được chị lùng mua ở cửa khẩu Campuchia.
Trong lần đi du lịch, phát hiện ra khu phố chuyên bán đồ Nhật Bản nhập khẩu chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng, chị chợt nghĩ, nếu đem những thứ này về Việt Nam, chắc chắn sẽ được người khác đón nhận.
“Kết quả thật ngoài cả mong đợi. 200 chiếc thìa, dĩa, dao mới nhập bán hết veo trong một tuần”, chị khoe.
Một bộ thìa, dao, dĩa đầy đủ, thậm chí cả “chuông” gọi giúp việc
Theo chị Linh, sau lần đó, chị lên kế hoạch đi thêm nhiều nơi, sang cả Nhật Bản để có thể tìm mua nhiều đồ hơn.
Video đang HOT
“Mấy tháng nay, hàng nhập về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Những món đồ này thật sự đã trở thành cơn sốt”, chị Linh chia sẻ.
Trên con phố Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội), một shop bán đồ gốm Nhật được lòng giới trẻ, cũng đang dần nhập những bộ thìa, dĩa, dao inox được chạm trổ tinh xảo, chất lượng không kém đồ cao cấp mà giá cũng trên dưới 100.000 đồng/món.
Theo chủ shop, bắt kịp xu hướng thích cảm giác độc lạ, mới mẻ, thậm chí sang chảnh quý tộc, anh đã nhập thử loại này về bán, mức giá khá cao nhưng vẫn rất nhiều người hỏi mua.
“Đặc biệt, những món hàng này đều có xuất xứ từ xứ sở Phù tang nên người tiêu dùng không hề lăn tăn về chất lượng, khác hẳn với những món hàng Trung Quốc chỉ đẹp mã ngoài, có thể chứa các chất độc hại”, chủ shop cho biết.
Mua để thử đẳng cấp
Ngắm những chiếc thìa, dĩa mạ vàng, có họa tiết hoa văn độc đáo, chị Thùy Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tuy gia đình không phải quá giàu, nhưng khi xem phim trên mạng, nhất là các bộ phim Hàn Quốc nói về cuộc sống của giới siêu giàu, chị mê mẩn khi thấy các nhân vật thường sử dụng những bộ thìa, dĩa chạm trổ tinh tế, cung cách sang trọng,…
Một chiếc thìa mạ vàng có giá đắt gấp 10 lần chiếc thìa inox bình thường
Muốn thử trải nghiệm cảm giác quý tộc, chị lùng mua bộ dao dĩa, bát đũa giống hệt đồ dùng của giới quý tộc trong phim. Song, trong siêu thị chỉ bán những đồ inox bình thường, không đặc sắc, nếu muốn đẹp và độc đáo thì chị phải đặt trên website nước ngoài với mức giá lên đến ngàn đô.
“Một lần tình cờ lướt facebook, tôi tìm thấy một shop bán đồ gia dụng có nguồn gốc Nhật Bản. Bên cạnh bát, đĩa, cốc uống nước hay bình cắm hoa bằng gốm, shop còn bán cả những chiếc dĩa mạ vàng tinh xảo, hoặc nạm ngọc/đá họa tiết có giá trên dưới 100.000 đồng. Đến tận nơi xem, tôi tìm được 3-4 chiếc giống nhau để tạo thành một bộ cho cả gia đình dùng”, chị Trang hồ hởi.
Tương tự, chị Thanh Thảo và Phương Mai (Tây Hồ, Hà Nội) cũng thích thú trước vẻ sang trọng và tinh tế của những món đồ này.
Chị Mai kể: “Tôi vốn là tín đồ hàng Nhật. Từ trước đến giờ, bát, đĩa, lọ hoa đều mua đồ gốm Nhật, nay phát hiện ra có shop bán thìa dĩa Nhật, trông đẹp và tinh tế chẳng khác gì đồ châu Âu, tôi liền mua ngay dù đắt hơn so với bình thường. Khi sử dụng, có cảm giác mình &’đẳng cấp’ hơn hẳn”.
Các con chị tuy mới học xong mẫu giáo nhưng cực kỳ thích được ăn giống như các gia đình quý tộc trong phim. Chúng còn học theo điệu bộ cầm dao, dĩa của các nhân vật công chúa, hoàng tử. “Khi mang những món đồ này về, chồng tôi cằn nhằn nhưng hai đứa bé lại tranh nhau dùng. Thậm chí, nhờ vậy chúng còn ăn nhiều hơn”, chị Thảo cười khoe.
Theo Tuệ Minh (Vietnamnet)
Hồ Gươm hơn 100 năm trước
Bên hồ Gươm xưa kia từng tồn tại ngôi chùa Báo Ân bề thế vào loại bậc nhất Hà thành, nhưng đã bị phá, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay.
Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa.
Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.
Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.
Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.
Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.
Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.
Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".
Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn/ Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này...
Phương Hòa
Ảnh: Bảo tàng Hà Nội
Theo VNE
Đình chỉ công trình xây dựng làm rơi bê tông vào nhà dân UBND phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm đã ra Quyết định số 44 về việc đình chỉ xây dựng đối với công trình xây dựng số 74 Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hà Thành làm chủ đầu tư. Như đã đưa tin, vào...