“Săm soi” khả năng kiếm tiền đáng nể của gia đình bà Hillary Clinton
Theo báo cáo tài chính mới công bố, hai vợ chồng ông bà Bill Clinton và Hillary Clinton đã kiếm hơn 30 triệu USD kể từ tháng 1/2014, chủ yếu nhờ đi phát biểu. Điều khiến người ta quan tâm hơn là ai sẵn lòng trả khoản tiền khổng lồ như thế, chỉ để nghe họ nói.
Hãng tin CNN vừa cho biết trong số 30 triệu USD kể trên, phần lớn là tiền thu được từ các bài phát biểu, diễn thuyết chính trị có thu phí.
Hơn 25 triệu đô la cho 104 bài phát biểu
Kể từ tháng 1/2014, vợ chồng ông bà Clinton đã thực hiện tổng cộng 104 bài phát biểu, thu về 25,3 triệu USD. Tiền bản quyền và tiền trả trước cho cuốn hồi ký Hard Choices giúp bà Hillary Clinton bỏ túi thêm 5 triệu USD nữa.
Bà Hillary đã nộp báo cáo tài chính công khai lên Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ trong ngày thứ Sáu tuần trước theo quy định. Các bài phát biểu có thu phí của hai ông bà Clinton đã được ghi chi tiết trong báo cáo này.
Theo đó, bà Hillary Clinton đã dành phần lớn năm 2014 để đi vòng quanh đất nước và phát biểu. Đa số các bài phát biểu của Hillary diễn ra tại Mỹ, trừ một số lần bà tới Canada và Mexico.
Tổng cộng, bà thực hiện 51 bài phát biểu có thu phí. Lần phát biểu được trả thù lao cao nhất của Hillary là vào tháng 10/2014, tại trụ sở công ty Qualcomm ở San Diego. Bà đã kiếm 335.000 USD trong lần ấy.
Các bài phát biểu của ông Bill mang tầm quốc tế hơn. Ông được Ngân hàng Mỹ trả tiền để phát biểu tại London. Ông cũng tới dự một diễn đàn về thực phẩm ở Thụy Điển và còn nói trước một nhóm luật sư ở Hà Lan.
Ông thậm chí còn được trả 175.000 USD cho một bài phát biểu ở Miami, dù chỉ xuất hiện trước khán giả qua đường truyền vệ tinh, thay vì trực tiếp tới đây.
Sau khi xem xét báo cáo tài chính của nhà Clinton, tờ Washington Post chỉ ra rằng bà Hillary đã được sự mến mộ đặc biệt từ giới công nghệ. 3,2 triệu USD trong số 11,7 triệu USD mà bà Hillary thu từ các bài phát biểu có thu phí là do cộng đồng công nghệ trả.
Trong một sự kiện, cụ thể là tại một hội nghị của công ty eBay, bà Hillary bỏ túi 315.000 USD, dù chỉ phát biểu có 20 phút. Chưa đầy 2 tháng sau đó, khi bà tuyên bố ý việc tranh cử Tổng thống Mỹ, một quản trị viên eBay đã mở sự kiện gây quỹ cho bà tại nhà riêng gần San Francisco.
Video đang HOT
Theo Washington Post, gần 1/3 số tiền mà bà Hillary kiếm được từ việc phát biểu đã tới từ các công ty công nghệ lớn như Cisco và Qualcomm, bên cạnh một số nhóm công nghệ sinh học.
Trong một số trường hợp, cả ông Bill lẫn bà Hillary đều phát biểu trước cùng một nhóm công nghệ, chỉ không giống nhau về mốc thời gian và số tiền thù lao. Các bài phát biểu của Hillary, được thực hiện gần đây hơn, khiến bà bỏ túi số tiền nhiều gấp đôi chồng.
Bị công kích chỉ vì kiếm nhiều tiền
Phóng viên Matea Gold của tờ Washington Post cho rằng đây là dấu hiệu bất ổn. Gold nói rằng có sự “nhòa đi giữa ranh giới cá nhân và chính trị”, liên quan tới việc bà Hillary đã kiếm tiền từ đâu.
Theo Gold, Hillary thu được nhiều tiền “do một số công ty công nghệ nằm dưới sự lãnh đạo của các quản trị viên đang ủng hộ nhiệt tình chiến dịch tranh cử của bà.”
Tình trạng tài chính của nhà Clinton đã bị chính trị hóa kể từ khi bà Hillary rời khỏi Bộ Ngoại giao hồi năm 2013. Phe Cộng hòa thường chỉ trích các bài phát biểu có thu phí của Hillary, nói rằng bà đặt ra mức giá cắt cổ cho những bài phát biểu ngắn ngủi.
Họ nói rằng bà “xa rời thực tế” khi tuyên bố hồi năm ngoái rằng 2 vợ chồng “gần như phá sản” khi rời Nhà Trắng vào năm 1997. Theo họ, vợ chồng bà đã kiếm hơn 10 triệu USD trong năm đó.
Đầu tháng này, Bill Clinton nói với kênh truyền hình NBC News rằng ông sẽ tiếp tục phát biểu có thu phí, kể cả khi bà Hillary đang chạy đua vào ghế Tổng thống Mỹ, bởi ông bà còn phải “trả các khoản phí sinh hoạt”. Bình luận của ông Clinton đã lập tứng hứng “gạch đá” từ phe Cộng hòa.
“Tuyên bố của nhà Clinton, rằng các khoản phí khổng lồ họ thu từ những bài phát biểu của mình “chỉ để trả hóa đơn”, cho thấy họ xa rời tầng lớp lao động ra sao” – Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus đã nói trước các phóng viên.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 hiện đang trên đường trở thành màn ganh đua chính trị đắt đỏ nhất lịch sử. Gần đây, anh em tỷ phú Koch, đứng sau tập đoàn Koch Industries, tuyên bố sẽ chi gần 1 tỷ USD để ủng hộ phe Cộng hòa trong cuộc đua. Họ cũng công khai thể hiện sự ủng hộ Thống đốc Wisconsin Scott Walker, người là đảng viên đảng Cộng hòa.
Theothethaovanhoa.vn
Điều gì quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016?
Điều gì quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016: kinh tế hay chính sách đối ngoại?
Còn 17 tháng nữa mới tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhưng các ứng cử viên và các chuyên gia chính trị đang cố suy đoán xem vấn đề nào sẽ là vấn đề quan trọng nhất với cử tri Mỹ vào năm 2016.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ .
Theo đài TNHK, kinh tế thường là vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử trong bất kỳ năm nào và chuyên gia thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ Celinda Lake dự đoán kinh tế sẽ lại là vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. "Người Mỹ vẫn còn khá bi quan về nền kinh tế bất chấp nhiều tháng tăng trưởng việc làm. Người Mỹ đã chuyển mối bận tâm về việc liệu có thể có được công ăn việc làm hay không sang mối bận tâm về công việc trả lương bao nhiêu và ... liệu con cái họ có thể tìm được những việc làm tương tự hay không," bà Lake nói.
Thuyết phục tầng lớp trung lưu
Nhiều năm qua, bà Celinda Lake và chuyên gia thăm dò dư luận của Đảng Cộng hòa Ed Goeas đã làm việc cùng nhau trong cuộc khảo sát Battleground Poll của Đại học George Washington, chuyên thăm dò thái độ của cử tri về nhiều vấn đề và về những ứng cử viên trong một chu kỳ bầu cử tổng thống.
Ông Goeas cũng tán đồng rằng kinh tế sẽ là vấn đề hàng đầu vào năm sau và nói rằng đảng nào thu hút được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu thì đảng đó sẽ thắng thế. "Những gì mà tôi nhận thấy về thái độ của tầng lớp trung lưu là ngày càng có nhiều người cho rằng người giàu được hưởng những chương trình đặc biệt, người nghèo được lĩnh phúc lợi xã hội, còn tầng lớp trung lưu thì phải gánh hóa đơn thanh toán. Và nhận thức đó khiến họ cảm thấy mình bị chèn ép và rằng họ là những người ít được quan tâm và ít được chú ý tới nhất ở Washington", ông Goeas nói.
Nhiều mối lo về chính sách đối ngoại
Battleground Poll nhận thấy 23% những người được khảo sát cho biết nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu của họ, kế đến là 14% đề cập đến công ăn việc làm.
Những mối đe dọa từ nước ngoài xếp thứ ba ở mức 12%, nhưng ông Goeas cho biết kết quả trả lời cho riêng một câu hỏi khiến ông lưu ý nhiều. Ông nói: "Bạn có nghĩ rằng ai đó trong gia đình thân cận của bạn sẽ là mục tiêu tấn công khủng bố hay không? Và cơ bản có 39% nói là có mà chúng tôi cho rằng họ rất lo lắng hoặc lo lắng phần nào. Có 34% nói rằng họ không quá lo lắng. Nhưng việc này vẫn nằm trong tâm thức của công chúng".
Các cuộc thăm dò cho thấy phe Cộng hòa có lợi thế hơn phe Dân chủ về những vấn đề chính sách đối ngoại vào thời điểm này với cách biệt 50-40%. Phe Cộng hòa cũng có lợi thế về quản lý nền kinh tế bằng với cách biệt 49-44 %. Và trong một dấu hiệu nguy hiểm cho phe Dân chủ, 65% người được khảo sát nói họ nghĩ đất nước đang đi lầm đường, điều mà có thể cho phe Cộng hòa thêm một lợi thế nữa vào năm sau nếu họ thể hiện mình là tác nhân thay đổi sau 8 năm ông Barack Obama ngồi trong Nhà Trắng.
Đòi hỏi thay đổi
Cả hai chuyên gia thăm dò nói rằng dù công chúng muốn có sự thay đổi trong cuộc bầu cử vào năm sau, song họ nhận thấy điều cử tri quan tâm nhất là tìm kiếm một ứng cử viên tổng thống "giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu ở Washington" thay vì người nào đó "có quan điểm (chính trị) sát với quan điểm của chính họ".
Ông Goeas tin rằng điều này có lợi cho Đảng Cộng hòa vào năm sau vì cử tri sẽ tìm kiếm sự thay đổi sau 8 năm dưới quyền Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ.
Không ngạc nhiên, bà Lake của Đảng Dân chủ cho rằng bà Hillary Clinton có vị thế rất tốt để giải quyết những mối lo ngại về kinh tế hiển hiện trong cuộc khảo sát và rằng bà Clinton sẽ được lợi vì những cử tri đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo hữu hiệu để đưa đất nước trở lại đúng đường.
Cuộc thăm dò ý kiến của Đại học Quinnipiac cho thấy Thượng nghị sĩ
Marco Rubio có lợi thế các ứng viên Cộng hòa khác trong cuộc chạy đua với bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của phe Dân chủ.
Một cuộc thăm dò do Đại học Quinnipiac công bố cuối tháng Ba cho thấy Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (bang Florida) giành được sự ủng hộ của 15% các cử tri đăng ký bầu cử sơ bộ của phe Cộng hòa. Tiếp đó là cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush với 13% và Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker với 11%.
Cuộc thăm dò ý kiến cũng cho thấy, trong cuộc tổng tuyển cử giả tưởng, ông Rubio giành được nhiều ủng hộ hơn các ứng viên Cộng hòa khác trong cuộc chạy đua với bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống tiềm năng của phe Dân chủ.
Thượng nghị sĩ Rubio chỉ thua cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton 2%, nhận được 43% ủng hộ so với tỷ lệ 45% của bà Clinton.
Trong khi đó, bà Clinton hiện dẫn đầu so với tất cả các ứng viên tiềm năng của phe Dân chủ - trong đó có Phó tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ bang Vermont Berie Sanders và cựu Thống đốc bang Maryland Martin O'Malley.
Nhưng cuộc thăm dò cũng cho thấy chỉ có 54% số người được hỏi tin rằng bà Clinton là thành thật và đáng tin cậy, so với con số 38% số người nghĩ ngược lại.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc theo dõi "nhất cử nhất động" của Nhật Chuyến công du của ông Shinzo Abe tới Hoa Kỳ bao gồm cả viêc tới thăm Đài tưởng niêm Lincoln, Nghĩa trang Arlington và có bài phát biểu trước lưỡng viên Quốc Hôi Mỹ, cũng là lần đầu tiên môt nhà lãnh đạo Nhât Bản có được vinh dự này. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Ảnh Carolyn...