Sâm Ngọc Linh được công nhận là sản phẩm quốc gia
Sâm Ngọc Linh sống trên ngọn núi cao nhất miền Trung Việt Nam, thuộc Kon Tum và Quảng Nam, đã trở thành sản phẩm quốc gia.
Thủ tướng vừa phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017, thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Tôm nước lợ, cà phê Việt Nam chất lượng cao và sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) là các sản phẩm được bổ sung.
Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng một số cơ chế ưu đãi đặc thù cho từng sản phẩm.
Sâm Ngọc Linh trồng trên đỉnh núi cao nhất miền Trung. Ảnh: Đắc Thành
Sâm Ngọc Linh được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh, gọi đó là “thuốc giấu”. Những năm chiến tranh, người dân thường dùng “thuốc giấu” trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Video đang HOT
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng trị nhiều bệnh. Ông Long đặt tên cây là sâm Ngọc Linh.
Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 với mục tiêu mở rộng vùng trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000 hecta, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách khoảng 1.500 tỷ, còn lại huy động vốn xã hội hóa.
Nằm trong chuỗi hoạt động của Festival di sản Quảng Nam lần thứ 6 năm 2017, lễ hội sâm núi Ngọc Linh với chủ đề “Huyền thoại Ngọc Linh” sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/6 tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
Đắc Thành
Theo VNE
Củ sâm Ngọc Linh hơn 7 lạng, được ra giá hơn 400 triệu đồng
Củ sâm Ngọc Linh được một người dân ở Quảng Nam lấy ngoài tự nhiên đưa về vườn trồng hơn 30 tuổi, nặng hơn 7 lạng đang ra giá 430 triệu đồng.
Ngày 22/4, chị Nguyễn Thị Huỳnh (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa mua một củ sâm Ngọc Linh nặng hơn 7 lạng của ông Hồ Văn Thuật (thôn 3, xã Trà Linh).
"Cây sâm được cha tôi lấy từ rừng đem về trồng trong vườn, ước thời gian trên 30 tuổi. Sau nhiều năm chăm sóc, nay thấy giá cao tôi đào bán", ông Thuật nói.
Củ sâm nặng hơn 7 lạng, có 4 nhánh, dài khoảng 30 cm. Ảnh: Đắc Thành.
"Củ sâm có 4 nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Nhiều người trả giá nhưng tôi chưa bán, củ sâm này ai mua khoảng 430 triệu đồng thì sẽ chuyển nhượng", chị Huỳnh nói.
Ông Hồ Quang Bửu (Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, "sâm trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh nặng vài lạng còn nhiều, nhưng củ sâm nặng gần một kg rất hiếm. Để đạt được trong lượng này phải mất hàng chục năm chăm sóc và bảo vệ".
Sâm Ngọc Linh vốn được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh. Họ gọi đó là "thuốc dấu". Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc dấu" trị vết thương, sốt rét... cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh.
Khi biết được cây thuốc quý có giá trị kinh tế, nhiều người lên núi tìm khiến sâm tự nhiên khan hiếm. Người dân Xê Đăng đem trồng trong vườn ở trên đỉnh núi. Hiện giá bán loại rẻ nhất khoảng 40 triệu đồng một kg, loại nhiều năm tuổi giá cao gấp nhiều lần.
Đắc Thành
Theo VNE
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi Trong lúc đi rừng, anh Chiêu phát hiện cây sâm ở độ cao khoảng 2.400 m trên núi Ngọc Linh. Cây cho củ dài 100 đốt, nặng gần một kg, được cho là lớn nhất từ trước tới nay. Ngày 26/6, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, do mức giá củ sâm người dân đào...