Sắm đồ đi ‘quẩy’ concert, nàng cần tránh 4 kiểu sau đây
Khi phối đồ đi concert, có 4 loại đồ chị em nên tránh để không gây khó chịu cho bản thân hay làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Mặc gì đi concert là câu hỏi mà không ít chị em bận tâm trong những ngày gần đây. Dù các concert không yêu cầu khắt khe về trang phục, tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý đến kiểu dáng quần áo sao cho thoải mái để có được trải nghiệm “đu idol” mỹ mãn nhất. Dưới đây là 4 kiểu trang phục tuy sành điệu và thời trang nhưng lại bị liệt kê vào “black list” mà chị em chớ nên lựa chọn khi tham dự các show diễn đông người.
Trang phục rườm rà
Số lượng người tham gia concert thường rất đông vì vậy không thể tránh khỏi tình trạng chen lấn, xô đẩy. Chưa kêt, thời tiết mùa hè còn vô cùng nóng nực dễ tạo cảm giác khó chịu cho những người tham gia. Chính vì thế, khi chọn đồ đi concert bạn nên tránh xa những kiểu váy áo quá dài hoặc có quá nhiều chi tiết rườm rà. Những trang phục này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi phải đứng trong không gian chật hẹp và việc di chuyển cũng cực kỳ khó khăn. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên những trang phục gọn gàng, ôm sát vào người để tránh gây bức bí hay ảnh hưởng đến người khác.
Video đang HOT
Dù có thể ăn gian chiều cao nhưng những đôi giày cao gót chính là item thời trang thứ 2 mà bạn không nên diện khi đi concert.
Thông thường các concert sẽ kéo dài từ 3- 4 giờ đồng hồ, nếu tính cả thời gian xếp hàng và chờ đợi thì có thể lên đến 5 – 6 tiếng. Vì vậy, việc đứng lâu trên những đôi giày cao gót sẽ khiến đôi chân bạn bị đau mỏi, ê nhức. Chưa hết, nếu đứng trong khu vực đông đúc còn có thể vô tình dẫm vào chân của những người xung quanh. Giải pháp thay thế hoàn hảo nhất chính là những đôi giày thể thao đế độn thoải mái và tiện lợi.
Balo/ túi xách cỡ lớn
Khi đến không gian đông người như ở concert, bạn không nên sử dụng những chiếc túi hoặc balo quá to. Các món phụ kiện này không chỉ chiếm diện tích mà còn làm tăng nguy cơ bị kẻ gian nhòm ngó. Thay vào đó, bạn có thể chọn túi bao tử nhỏ nhắn, gọn gàng đủ để đựng một số món đồ cần thiết như: điện thoại, ví tiền.
Nếu có ý định phối outfit với những chiếc mũ tai bèo vành to thì bạn nên từ bỏ ngay. Mặc dù là item được ưa chuộng nhưng kiểu mũ này sẽ làm chắn tầm nhìn của mọi người xung quanh. Thị trường còn rất nhiều kiểu mũ gọn gàng khác mà bạn có thể tham khảo như: mỹ lưỡi trai, mũ bucket hay mũ baker boy. Các item này vừa sành điệu, thời trang lại có thể che chắn cho bạn dưới thời tiết nóng nực của mùa hè.
Thị trường âm nhạc Việt có đón được cơ hội?
Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây nhiều thần tượng âm nhạc thế giới chọn Việt Nam là điểm đến.
Minh họa/INT
Chỉ khi, dải đất hình chữ S này luôn an toàn và xinh đẹp, hấp dẫn. Chỉ khi, người Việt luôn mến khách, nhất là khán giả trẻ có điều kiện luôn sẵn lòng dành khoản tài chính không nhỏ để được bước vào không gian thần tượng mà trải nghiệm.
Chỉ khi thị trường âm nhạc của nước nhà có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng tốt về trang thiết bị kỹ thuật để tạo nên một sân khấu rực rỡ cho thần tượng tỏa sáng. Và, tất nhiên, chỉ khi những sự kiện đó liên tục sinh lời, có thể ban đầu còn nho nhỏ rồi tiếp đó tăng đến cấp số nhân, thì sao không tích cực "đổ bộ" kia chứ!
Đó là điều mừng cho sự chuyển mình của thị trường âm nhạc nước nhà đang ngày càng tiệm cận với con đường phát triển công nghiệp văn hóa. Tất nhiên, đây mới là bước đầu của khâu cung cấp dịch vụ, địa điểm khi các sản phẩm trong nước chưa thể chào hàng với tầm vóc là một concert của idol quốc tế.
Vậy, tại sao những công ty giải trí thuần Việt không đón lấy cơ hội này và hướng đến một dịch vụ hoàn hảo hơn nữa bằng những bước "chuyển mình" thực sự?
Có thể là chuỗi sự kiện ở nhiều điểm đến chủ động tính toán giữa việc trùng khớp với thời điểm du khách đến Việt Nam để tạo lực hút toàn cầu? Có thể là sự khéo léo kết nối, tạo ra những đan cài ăn ý giữa idol quốc tế với nghệ sĩ Việt Nam để từ đó bắc nhịp cầu "môi giới" sản phẩm âm nhạc Việt tiến dần đến những concert tầm quốc tế?
Gần 10 năm trước, nhạc sĩ Quốc Trung đã khởi xướng và mở ra lễ hội âm nhạc quốc tế mang tên "Gió mùa" tại Hà Nội và gieo mầm xanh hy vọng về một thị trường âm nhạc quốc tế sôi động ở Việt Nam.
Khi ấy, qua "ông bầu" thuần Việt này, sự xuất hiện của các nghệ sĩ quốc tế thực sự làm nóng bầu không khí âm nhạc nước nhà, truyền đi những hơi thở mới trong bầu không khí mới.
Thế nhưng, sau đôi mùa khởi động đầy khí thế, "Gió mùa" rơi vào sự "long đong" khi "bấp bênh" về tài chính (bán vé không đủ bù lại cho chi phí sản xuất) rồi địa điểm tổ chức (Hoàng thành Thăng Long)... Nhất là sự khó khăn trong việc xin giấy phép của cơ quan chủ quản, làm Ban tổ chức khó tổ chức mời tài trợ, bán vé, khán giả sốt ruột trước những thông tin phập phù, đến nỗi có năm phải hoãn (2018).
Giờ đây, mừng là, không chỉ năm nay mà nối tiếp thêm 4 năm nữa "Gió mùa" được "an cư" thường vào khoảng tháng 10, khi Hà Nội quyết định để Hoàng thành Thăng Long là điểm gắn với lễ hội này cho đến năm 2027.
Lẽ ra, phải sớm hơn để không chỉ "Gió mùa" mà rất nhiều sản phẩm âm nhạc khác cần được trở thành những mắt xích tham gia vận hành ngành công nghiệp văn hóa của nước nhà.
Giới trẻ đội nắng đến Mỹ Đình đổi vòng xem show BlackPink Rất đông người hâm mộ đã tới sân vận động Mỹ Đình từ sáng ngày 26/7 để đổi vòng xem show BlackPink. Video toàn cảnh sân khấu bên trong sân vận động Mỹ Đình trước ngày tổ chức show BlackPink: Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong ngày 26/7, dù thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời chạm...