Sắm bộ dụng cụ ăn dặm cho con, mẹ trẻ khiến chị em “lóa mắt” vì món nào cũng xịn – mịn, nhưng giá thì hơi “đau ví”
Từ những chiếc bát, chén, thìa, đồ khuấy, khay đựng… đều được chị Quyên lựa chọn kỹ càng.
Làm mẹ đúng là một công việc vất vả nhưng thú vị nhất trên đời. Mỗi giai đoạn lại có những sự hào hứng khác nhau, ví dụ như khi con bắt đầu ăn dặm chẳng hạn. Không ít bà mẹ đã háo hức chờ đợi giai đoạn này đến mức sốt sắng sắm cả loạt bát đĩa, xoong nồi và chỉ mong có thể sớm mang ra nấu nấu, khuấy khuấy, cho con thưởng thức những món ăn ngon do chính tay mẹ làm.
Và chị Nguyễn Ngọc Quyên (26 tuổi, quê Hải Phòng hiện đang định cư tại Hàn Quốc) là mẹ của 2 cậu nhóc sinh đôi cũng không ngoại lệ. Mới đây, bà mẹ trẻ đã khiến nhiều người thích thú khi khoe bộ dụng cụ ăn dặm mới sắm cho các con. Được biết, chị Quyên cho con ăn dặm kiểu Nhật. Bởi sau khi tìm hiểu, chị nhận thấy ăn dặm kiểu Nhật giúp bé làm quen từ từ với thức ăn, giúp bé tập nhai, nuốt tốt và có thể cảm nhận rõ vị của từng loại thực phẩm.
Hai cậu nhóc được mẹ chuẩn bị đồ dùng chu đáo khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
Khi các con được 5,5 tháng tuổi thì chị Quyên bắt đầu cho bé ăn dặm. “ Trộm vía hai bé nhà mình rất hợp tác, mẹ cho ăn hết rồi mà vẫn đòi ăn tiếp. Vì giờ có nhiều dụng cụ hỗ trợ nên mình nấu khá nhanh. Lúc ăn bột mịn thì hơi cầu kì một chút, còn giờ hai bạn ăn thô hơn chút được rồi thì mình chỉ việc hấp thực phẩm sau đó băm nhỏ thôi. Cháo thì mình nấu bằng chế độ nấu ăn dặm của nồi cơm điện, nó cũng tương tự nồi nấu cháo chậm nên đến lúc ăn nấu rất nhanh” – bà mẹ trẻ cho hay.
Nhìn những món đồ xếp đầy 1 chiếc bàn rộng, món nào món nấy đều xinh xắn, màu sắc rực rỡ khiến mọi người thích mê. Hội chị em bỉm sữa lập tức xúm vào hỏi bí quyết mua đồ sao cho đủ, thiết thực, đảm bảo an toàn cũng như công dụng của từng món. Tuy nhiên, nhìn chỗ dụng cụ ăn dặm rực rỡ kia, chắc hẳn số tiền mà bà mẹ này bỏ ra mua sắm cho con cũng khá “đau ví” đây.
Được biết, số tiền mà chị Quyên chi ra để mua sắm bộ dụng cụ ăn dặm của con hết khoảng hơn 4 triệu đồng, bao gồm cả yến mạch, gạo, rong biển, mì và một số loại gia vị cho bé. Ngoài ra còn chi phí mua ghế ăn dặm khoảng 1,2 triệu đồng/2 chiếc và yếm ăn dặm 800 nghìn đồng/2 chiếc.
Cùng nghía qua xem chị Quyên đã chuẩn bị cho công cuộc ăn dặm của con cụ thể ra sao:
Chị Quyên sắm một chiếc giá để đồ riêng của các con, không dùng chung với người lớn để đảm bảo sức khỏe cho các bé.
Nồi khuấy bột size 14cm có chống dính, nấu bột không bị dính nồi, không bị khê khét. Theo chị Quyên, khi mới ăn dặm thì mỗi lần chỉ nấu một ít nên các mẹ có thể mua nồi nhỏ sẽ tiện hơn.
Set rây 3 món 3 size khác nhau. Tuy nhiên, chị Quyên khuyên mọi người chỉ nên mua size nhỏ nhất vì hai chiếc còn lại hơi to, không cần thiết.
Bộ cốc sứ trữ đồ ăn cho bé hoặc làm cốc ăn dặm luôn cũng tiện. Cốc có nắp hút siêu kín, chất liệu sứ cao cấp ăn toàn với em bé và có chia ml bên trong, thuận tiện cho việc đong đếm thức ăn.
Bộ cốc ăn dặm chất liệu silicon cao cấp, an toàn tuyệt đối khi đựng đồ nóng. Chiếc thìa rất mềm, dễ đút và sạch sẽ.
Bát ăn dặm hình gấu có khay giữ nhiệt, giúp đảm bảo thức ăn không bị nguội nếu bé chưa dùng ngay.
Video đang HOT
Thớt và dụng cụ khuấy bột bằng silicon dùng trong nấu ăn, chịu được nhiệt và an toàn với sức khỏe. Chị Quyên mua tới 3 chiếc dụng cụ khuấy nhưng sau khi sử dụng, chị cho rằng chỉ cần mua chiếc nhỏ nhất (màu vàng) là được.
Bát sứ đựng bột chất liệu cao cấp, dùng được trong lò vi sóng và máy rửa bát. Lúc mới ăn bé ăn ít nên đựng trong những chiếc bát nhỏ này sẽ rất tiện.
Bát ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW), chất liệu platinum silicon, chịu được nhiệt lên đến 250 độ C, không chứa BPA, dùng được trong lò vi sóng. Bát có hút chân không dưới đế, tránh việc các bé hất đổ bát khỏi bàn.
Bộ khay trũ đồ ăn 1 set gồm 2 màu: Cam và nâu để dễ dàng phân loại, ví dụ màu nâu trữ thịt, màu vàng trữ rau. Chất liệu silicon cao cấp, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không chưa BPA, dùng được trong lò vi sóng vfa máy rửa bát. Đồng thời, các mẹ cũng có thể dễ dàng lấy thực phẩm ra khỏi khay sau khi trữ đông.
Thực đơn ăn dặm 3 trong 1 đặc biệt của mẹ Việt hút tới hơn 1000 lượt chia sẻ của dân mạng
Chắc chắn không ít người phải thốt lên "sao lại khéo léo như thế này", khi ngắm nhìn thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng (26 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Với bản năng của người mẹ, cùng với sự phát triển của con, chị Phượng đã tìm cho mình được sự kết hợp hài hòa và hiệu quả, với 3 phương pháp ăn dặm phố biến hiện nay là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW giúp bé vừa ăn ngon miệng, lại tăng cân đều đều vừa hoàn thiện được nhiều kỹ năng cho con.
Chị Phượng và bé Nhím (Ảnh: NVCC)
"Tâm huyết của mẹ trong từng bữa ăn, từ những ngày đầu ăn món khác lạ ngoài sữa là điều mà không phải ai cũng hiểu được. Làm mẹ vất vả thật, nhưng bù lại là niềm vui - niềm hạnh phúc khi con được lớn lên và phát triển khoẻ mạnh đầy dinh dưỡng", chị Phượng tâm sự.
Theo đó, bà mẹ Sài thành cho biết, bé Nhím ăn dặm kết hợp 3in1 từ lúc 6 tháng. Hiện tại, con đã hơn 1 tuổi, nói không với TV, IPAD, điện thoại. Quan sát thấy bé Nhím ngồi vững vào ghế, nên chị đã không ngại kết hợp ăn dặm BLW.
Chị cho biết thêm, sau thời gian Nhím 4 tháng tuổi, chị đã mua sách và tìm hiểu trước về ăn dặm để không bị bỡ ngỡ. Chị cho bé kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, để bé làm quen với vị ngọt tự nhiên của tinh bột và rau củ quả, để bé cảm nhận thích - ghét như thế nào. Trong khi đó, kết hợp ăn dặm BLW cùng 2 phương pháp ăn dặm trên, để giúp bé ăn thô tốt hơn, bé sẽ chịu khó nhai thức ăn hơn vì việc nhai thức ăn rất tốt cho tiêu hoá. BLW còn giúp bé khám phá màu sắc, hình thù đa dạng của thức ăn, đặc biệt ăn dặm BLW giúp con tự lập trong việc ăn uống.
Nhím rất hào hứng với mỗi bữa ăn dặm (Ảnh: NVCC)
Chị Phượng rất hạnh phúc, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé Nhím đều thích thú và hào hứng. Trộm vía phương pháp ăn dặm nào, con cũng ăn rất ngoan, và hợp tác tốt với mẹ.
"Thời gian đầu mình cho con ăn cháo rây theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 gạo 10 nước theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kết hợp với nước Dashi. Trong 1 tháng đầu bữa ăn không được vượt quá giới hạn 40ml, sau đó tăng dần độ thô cho con, kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW theo từng giai đoạn", mẹ Nhím chia sẻ.
Theo chị Phượng, để bé hào hứng trong mỗi bữa ăn, người mẹ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn dặm nên đa dạng hoá thực đơn. Các cữ ăn và bú cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, để bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn, không ăn vặt trước giờ ăn 2 tiếng. Chị Phượng cũng tranh thủ chuẩn bị đồ ăn dặm cho con trong khi bé ngủ.
Hầu như phương pháp nào con cũng đều phối hợp hiệu quả (Ảnh: NVCC)
Bà mẹ trẻ bày tỏ: "Quan điểm của tôi là tuyệt đối không ăn rong, ăn không nước mắt, không đặt nặng áp lực ăn được bao nhiêu, ăn theo nhu cầu của con, một muỗng cũng là ăn. Bữa ăn không quá 30 phút, nếu con từ chối phải mạnh dạn dọn xuống, không ép trẻ ăn. Tập cho con ăn từ loãng đến thô dần. Khi ăn không phân tán sự chú ý của con bằng ti vi, điện thoại, máy tính, đồ chơi".
Ngoài ra, bố mẹ cần chia giờ giấc ăn ngủ của con khoa học, tập cho con ăn theo các bữa cố định trong ngày, chứ không phải cho con ăn bất cứ thời điểm nào con đòi.
Thông thường, thực đơn hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con, được chị Phượng chế biến trong thời gian ngắn, cực kì đơn giản. Sáng bé ăn cháo, chị nấu cháo sẵn từ sáng vậy là đến bữa ăn của bé chỉ mất 15-20 phút, chế biến thực phẩm để nấu cùng.
Trong khi đó, đến bữa ăn BLW, đồ ăn của bé chủ yếu là đồ hấp nên cũng khá là nhanh, chỉ khoảng 15-20 phút với ngày ăn đơn giản. Ngày nào làm bánh cho bé, chị chuẩn bị từ chiều tranh thủ lúc con ngủ, đến bữa bé ăn chỉ cần làm nóng lại đồ ăn.
Thông qua hành trình cho con ăn dặm nhiều cảm xúc, chị Phượng đưa ra lời khuyên rằng:
Các mẹ nên nấu nên chú ý và đảm bảo những món ăn dặm dành cho con yêu phải bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây.
Nguồn thực phẩm ăn dặm phải tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Nên sử dụng đa dạng phong phú các loại thực phẩm rau củ quả cũng như chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn, ngao... theo từng giai đoạn ăn dặm của con trong từng tháng khác nhau.
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã để lâu ngày (kể cả thực phẩm ở trong tủ lạnh), trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé của cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và không ăn đồ đóng hộp vì có chất bảo quản. Vì các bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ, cũng như hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng dưới đây:
Lần đầu nấu cháo cho con, mẹ 9x "cạn lời" với thành quả của chính mình nhưng dân mạng lại khen "quá siêu" Mặc dù đã thực hiện theo đúng công thức nhưng mở nồi cháo ra, chị Quỳnh Anh ngỡ ngàng vì thành phẩm. Nấu cháo cho con là việc mà các mẹ thường xuyên phải làm. Việc đó đôi khi không chỉ đơn giản là chuẩn bị bữa ăn cho con nữa mà người mẹ còn dồn cả vào nồi cháo rất nhiều tình...