Sai sót trong báo cáo điều tra chung WHO – Trung Quốc
Báo Mỹ phát hiện mâu thuẫn hồ sơ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong báo cáo điều tra chung và WHO nói đây là “sai sót ngoài ý muốn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ca Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân S01, một người đàn ông 41 tuổi, với trình tự bộ gene virus là EPI_ISL_403930, MT019531 và GWHABKH00000001 trong các cơ sở dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, báo cáo điều tra chung về nguồn gốc Covid-19 giữa WHO và Trung Quốc liệt kê một trình tự bộ gene khác, thuộc về người đàn ông 61 tuổi.
Tờ Washington Post của Mỹ phát hiện mâu thuẫn này và gửi câu hỏi cho WHO. Tổ chức xác nhận đây là “sai sót ngoài ý muốn” và sẽ chỉnh sửa, đồng thời xem xét khả năng xảy ra những sai sót khác.
WHO không giải thích lý do một bản đồ trong phụ lục báo cáo chung WHO -Trung Quốc dường như cho thấy ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở bờ bên này sông Trường Giang, trong khi chính quyền Vũ Hán năm ngoái thông báo bệnh nhân đầu tiên xuất hiện triệu chứng ngày 8/12/2019, sống ở bên kia sông, thuộc quận Vũ Xương.
Nhóm điều tra do WHO dẫn đầu tới Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc xem xét nguồn gốc Covid19 hồi tháng 2. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Tarik Jasarevic, phát ngôn viên WHO, cho biết cơ quan này không thể bình luận về những gì chính quyền Vũ Hán công bố năm ngoái, nhưng câu hỏi về nơi sống của bệnh nhân đầu tiên không liên quan đến các giả thuyết về nguồn gốc Covid-19. Theo ông, vấn đề này không quan trọng bởi “đến hiện tại, bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận có lẽ không phải ca nhiễm đầu tiên”.
Jasarevic nói rằng những sai sót trong báo cáo là do “lỗi chỉnh sửa”, nhưng chúng không ảnh hưởng đến “quá trình phân tích dữ liệu cũng như kết luận”.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Hiện chưa rõ liệu những điểm này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu những gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Tuy nhiên, việc sửa dữ liệu sau vài tháng công bố báo cáo và ở năm thứ hai đại dịch, có thể lật lại câu hỏi vì sao tìm hiểu nguồn gốc đại dịch lại chậm chạp và phức tạp.
“Chúng tôi cần thêm giải thích về nguồn gốc sai sót và thông tin”, Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, người hỗ trợ kỹ thuật cho WHO, nói. “Ai gây ra sai sót? Trung Quốc, nhóm điều tra hay chính WHO? Không có gì rõ ràng, và điều này khiến công chúng không tin tưởng tính toàn vẹn, nghiêm ngặt của cuộc điều tra nguồn gốc”.
Jasarevic cho biết WHO đang tìm hiểu lý do cơ sở dữ liệu chính thức của Trung tâm Dữ liệu Genomics Quốc gia Trung Quốc (NGDC) cho thấy bệnh nhân S01 bắt đầu có các triệu chứng vào ngày 16/12/2019, muộn hơn một tuần so với thời điểm ngày 8/12 được ghi trong báo cáo của WHO.
Việc thiếu rõ ràng về bệnh nhân S01 dẫn đến khả năng ca Covid-19 sớm nhất được ghi nhận có thể là người khác, với báo cáo WHO đề cập người bán hải sản ở chợ Hoa Nam và những người khác bắt đầu có triệu chứng trước ngày 16/12. WHO cũng nêu rõ cụm dịch gia đình đầu tiên ở Vũ Hán không tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam. Báo cáo trước đây đưa ra những thông tin mâu thuẫn về mối liên hệ của gia đình này với chợ.
Theo Jasarevic, trình tự bộ gene virus cũng sẽ được sửa cho hai bệnh nhân khác trong báo cáo. S05 là một người đàn ông 61 tuổi đã chết, với trình tự gene EPI_ISL_403928, và S11 là một phụ nữ 52 tuổi với trình tự EPI_ISL_403929.
Nhóm điều tra WHO trao đổi 'thẳng thắn' ở Vũ Hán
Nhóm điều tra nguồn gốc nCoV của WHO tại Vũ Hán cho biết Trung Quốc hợp tác cởi mở và thẳng thắn, nhưng khó đem tới kết quả tức thì.
"Các cuộc thảo luận rất thẳng thắn", Peter Ben Embarek, trưởng nhóm điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang có mặt tại Trung Quốc, hôm nay cho biết, một ngày sau khi các điều tra viên đến thăm Viện Virus học Vũ Hán (WIV), nơi Mỹ từng cáo buộc làm rò rỉ virus gây đại dịch Covid-19.
"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều giả thuyết phổ biến và những điều khác, cũng như các hành động đã được thực hiện để lý giải chúng", Ben Embarak cho hay, nói thêm rằng cáo buộc do phía Mỹ đưa ra cũng được thảo luận.
Peter Ben Embarek (phải), trưởng nhóm điều tra nguồn gốc nCoV của WHO, tại Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 4/2. Ảnh: AFP .
Trước đó, nhà động vật học Peter Daszak, một thành viên của nhóm điều tra, cũng ca ngợi chuyến thăm WIV trong bài đăng trên Twitter. "Cuộc gặp vô cùng quan trọng với các nhân viên tại Viện Virus học Vũ Hán, bao gồm tiến sĩ Thạch Chính Lệ, đã diễn ra thẳng thắn và cởi mở. Những vấn đề mấu chốt đã được hỏi và trả lời", chuyên gia cho hay.
Nhóm điều tra hôm nay đã dành khoảng 2 giờ để gặp gỡ những quản lý và cư dân tại một cộng đồng thuộc quận Hán Dương ở thành phố Vũ Hán, nơi ghi nhận ít nhất 16 ca nhiễm nCoV trong gần 10.000 người cư trú tại đây khi đại dịch vừa bùng phát. Tuy nhiên, không có thông tin chi tiết nào về cuộc gặp được công bố.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, người đứng đầu Chương trình Nghiên cứu Sức khỏe người và động vật thuộc Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) ở Kenya, thành viên nhóm điều tra, lưu ý rằng "một nhiệm vụ ngắn" như chuyến thăm Vũ Hán sẽ không giúp cung cấp tất cả câu trả lời, nhưng có thể mang lại thêm thông tin về nguồn gốc nCoV.
Sau khi kết thúc 14 ngày cách ly vào tuần trước, các chuyên gia của WHO đã tới thăm một số địa điểm nổi bật liên quan đến nguồn gốc của nCoV ở Vũ Hán, bao gồm chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Chuyến đi hôm 3/2 đến WIV được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất, bởi đây là nơi bắt nguồn giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc đại dịch.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, vào cuối năm 2019, khiến chính quyền thành phố phải áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đối với 11 triệu dân suốt 76 ngày. Đại dịch sau đó được kiểm soát khá nhanh chóng so với các nước khác trên thế giới. Trung Quốc hôm nay chỉ ghi nhận 17 ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Thái Lan quyết 'trộn' vắc xin Trung Quốc với AstraZeneca, bất chấp WHO Giới chức y tế Thái Lan viện dẫn tình hình dịch cấp bách trong nước và khẳng định việc kết hợp vắc xin Sinovac với AstraZeneca sẽ cho ra hiệu quả tăng cường trong vòng 6 tuần thay vì 12 tuần nếu sử dụng cùng loại. Người dân trên đảo Phuket của Thái Lan được tiêm vắc xin Sinovac - Ảnh: REUTERS Hôm...