Sai phạm tiền tỷ ở TT-Huế: 3 lần gia hạn điều tra chưa có kết quả
Gần 1 năm kể từ khi thanh tra chuyển hồ sơ và cơ quan công an đã xin gia hạn điều tra 3 lần, nhưng vụ tham ô, gây thất thoát tiền tỷ tại một xã ở Thừa Thiên – Huế vẫn chưa được xử lý.
Liên quan đến vụ “Tham ô, gây thất thoát tiền tỷ vẫn ung dung tại vị” xảy ra tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) mà Dân Việt phản ánh, sáng nay (31.5), tin từ Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hương Thủy cho biết, vụ việc này đã được gia hạn điều tra 3 lần nhưng vẫn chưa có kết quả.
Ông Lê Hồng Phương- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hương Thủy – cho biết, nguyên nhân khiến vụ việc này được gia hạn điều tra nhiều lần nhưng Công an thị xã Hương Thủy vẫn chưa làm xong là do phải điều tra, xác minh nhiều nội dung phức tạp.
Bí thư Đảng ủy xã Thủy Thanh Trần Duy Khánh (ngoài cùng bên phải) tại một cuộc họp của xã.
Theo ông Phương, nếu thấy khó khăn vướng mắc trong công tác điều tra thì Công an thị xã Hương Thủy phải xin ý kiến chỉ đạo của Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế. Về phần Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hương Thủy, trách nhiệm của cơ quan này là yêu cầu điều tra các nội dung và giám sát hoạt động điều tra đó, căn cứ để khởi tố hay không khởi tố vụ án…
Ông Phương cũng cho hay, đây là vụ việc nổi cộm nên các cơ quan chức năng được Ban Nội chính Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế và Thường vụ Thị ủy Hương Thủy chỉ đạo liên tục.
Video đang HOT
Trước đó, khi làm việc với PV Dân Việt vào giữa tháng 3.2017, ông Phương cho biết, sau khi hết thời gian gia hạn lần 2 (tức ngày 23.3 – PV), cơ quan này sẽ yêu cầu Công an thị xã Hương Thủy phải kết luận về vụ việc.
Như tin đã đưa, vào đầu tháng 6.2016, Thanh tra thị xã Hương Thủy chuyển hồ sơ đề nghị Công an thị xã Hương Thủy điều tra làm rõ dấu hiệu tội phạm của ông Trần Duy Khánh – Bí thư Đảng ủy xã Thủy Thanh và một số cán bộ xã này. Trong đó, ông Khánh bị đề nghị điều tra hành vi tham ô tài sản, buông lỏng quản lý gây thất thoát ngân sách nhà nước khi còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh.
Trước đó, Thanh tra thị xã Hương Thủy phát hiện ông Khánh cùng một số người liên quan đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý ngân sách, đầu tư cơ bản, lợi dụng quyền hạn để vụ lợi cá nhân, lập quỹ trái phép để tham ô trên 600 triệu đồng và làm thất thoát ngân sách nhà nước 864 triệu đồng. Kết luận thanh tra nêu rõ, các kế toán xã gồm các bà Trần Thị Minh Thắm, Nguyễn Thị Hạnh là những người liên quan đến sai phạm của ông Khánh.
Theo Thanh tra thị xã Hương Thủy, tại cuộc họp công bố kết luận thanh tra sai phạm tại UBND xã Thủy Thanh, ông Trần Duy Khánh và những cán bộ chủ chốt của xã này đến dự nhưng rồi đồng loạt bỏ họp. Đến nay, đã gần 1 năm kể từ khi cơ quan này chuyển hồ sơ đề nghị Công an thị xã Hương Thủy về vụ việc này, nhưng phía cơ quan công an vẫn chưa có câu trả lời.
Nhiều người dân xã Thủy Thanh cho biết, sai phạm nghiêm trọng của ông Khánh và một số cán bộ liên quan của xã khiến dư luận tại địa phương hết sức bất bình và mất lòng tin vào sự lãnh đạo của chính quyền xã. “Chúng tôi nghi ngờ vụ việc đã bị “chìm xuồng” vì cho đến nay đã gần 1 năm kể từ khi cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ cho công an, nhưng ông Khánh và những cán bộ liên quan vẫn ung dung tại vị” – một người dân xã Thủy Thanh nói.
Trao đổi với Dân Việt, nhiều luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, trong thời hạn 20 ngày, kể từ khi nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 2 tháng. Trên cơ sở đó, các luật sư khẳng định, việc Thanh tra thị xã Hương Thủy chuyển hồ sơ về những sai phạm tại xã Thủy Thanh cho Công an thị xã Hương Thủy đã gần 10 tháng nhưng công an vẫn chưa có quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự là đã vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo Danviet
Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội danh
Sau khi tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung, C46 (Bộ Công an) đã khởi tố bị can bổ sung đối với Hà Văn Thắm và đồng phạm.
Ngày 19.5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) do Hà Văn Thắm và đồng phạm gây ra.
Theo đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã khởi tố bổ sung vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm về tội Tham ô tài sản với số tiền hơn 49 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Bị can Hà Văn Thắm được dẫn giải đến phiên tòa hồi tháng 2. Ảnh: Anh Tuấn
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và 2 bị can khác từ tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sang tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Ba bị can khác liên quan đến vụ án gồm: Phạm Công Danh, Trần Văn Bình và Hứa Thị Phấn bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng cho biết đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ, kết luận điều tra bổ sung để chuyển hồ sơ đề nghị truy tố các bị can trong vụ án.
Trước đó, ngày 27.2, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm. Đây là phiên xét xử lớn nhất từ đầu năm tới nay tại TAND Hà Nội, với 48 bị cáo, gần 50 luật sư và hơn 600 người tham gia tố tụng.
Theo cáo buộc, Hà văn Thắm và đồng phạm để xảy ra nhiều vi phạm trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, Hà Văn Thắm chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn (Phó tổng giám đốc OceanBank) giải quyết cho Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung Dung mà không có tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho OceanBank hơn 343 tỷ đồng.
Bị can Hà Văn Thắm còn bị cáo buộc đã bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Xuân Sơn (Tổng giám đốc OceanBank) đề ra chủ trương, thực hiện thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức ký hợp đồng dịch vụ "thu phí" của khách hàng.
Cơ quan chức năng xác định tổng số tiền OceanBank bị thiệt hại là hơn 1.500 tỷ đồng.
Sau 10 ngày xét xử, chủ tọa phiên tòa đã quyết định trả lại hồ sơ vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm để điều tra bổ sung những vấn đề nêu trên, không thể làm rõ tại phiên xét xử.
Theo Tùng Lâm (Zing)
Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội danh "Tham ô tài sản" Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa tiến hành khởi tố bổ sung đối với bị can Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn về tội "tham ô tài sản". Một số bị can khác cũng bị thay đổi quyết định khởi tố về tội danh. Hàng loạt bị can bị khởi tố thay đổi tội danh Theo thông báo của cơ quan Cảnh...