Sai phạm tại dự án KDC Nọc Nạng: Công an Bạc Liêu trưng cầu giám định thiệt hại
Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, khi nào có kết luận về mức thiệt hại, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để khởi tố bị can.
Liên quan sai phạm xảy ra tại Dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng ( tỉnh Bạc Liêu), Đại tá Lê Việt Thắng, Giám đốc Công an tỉnh cho biết đang trưng cầu giám định để xác nh mức độ thiệt hại tại dự án này.
“Quá trình điều tra cũng làm rõ các sai phạm của cá nhân liên quan. Để khởi tố bị can, truy tố xét xử theo pháp luật thì việc sai phạm này phải gây ra hậu quả.
Liên quan đến việc giám định có thiệt hại hay không, có gây ra hậu quả hay không, Cơ quan điều tra công an tỉnh đã trưng cầu giám định. Hội đồng giám định đã được thành lập và đang tổ chức giám định, tính toán thiệt hại tại khu dân cư này. Khi nào có kết luận về mức thiệt hại, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ khởi tố bị can”, Đại tá Lê Việt Thắng thông tin.
Trước đó, VTC News đưa tin, Sở Xây dựng và Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị khởi tố vụ án khi phát hiện “có dấu hiệu vi phạm trong việc triển khai thực hiện dự án KDC Nọc Nạng” – thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (trước là huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).
KDC Nọc Nạng.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu, ngày 15/2/2011, UBND thị xã Giá Rai ban hành quyết định thành lập Hội đồng đấu thầu Dự án đầu tư xây dựng KDC Nọc Nạng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số nội dung không phù hợp với Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất.
Cụ thể, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà đầu tư khi kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư chưa được phê duyệt (UBND huyện chỉ ký phê duyệt trực tiếp trên kế hoạch mà không ban hành văn bản phê duyệt).
Video đang HOT
Chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu khi kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư chưa được phê duyệt.
Trong quá trình chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu không gửi thư mời thầu đến nhà đầu tư trong danh sách đăng ký tham gia. Hồ sơ mời thầu chưa được chuẩn bị chu đáo, nhiều nội dung chưa logic, chưa phù hợp. Đặc biệt, hồ sơ mời thầu có một số nội dung làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư khác.
Đơn vị thẩm định (Phòng Kinh tế – Hạ tầng) tham mưu cho UBND huyện Giá Rai lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án dẫn đến chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.
Chủ đầu tư cũng không yêu cầu nhà đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đầu tư (đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh) là không phù hợp quy định.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu, kết quả kiểm tra cho thấy các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án có nhiều sai phạm trong công tác triển khai đấu thầu (trong đó một số hồ sơ bị thất lạc, chủ đầu tư và nhà đầu tư không cung cấp được cho Đoàn Thanh tra).
Do đó, để làm rõ, xử lý vi phạm đúng quy định pháp luật, Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu kiến nghị UBND tỉnh cho phép chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT để mở rộng điều tra, làm rõ.
Sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm, tháng 1/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Những công trình 'làm nghèo' đất nước: Hoang phí hệ thống lọc nước uống hơn 123 tỉ đồng
Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, hệ thống lọc nước uống tại các trường học và trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư hơn 123 tỉ đồng đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, nhiều nơi bị bỏ phế.
Một doanh nghiệp trúng 27/31 gói thầu
Theo báo cáo của Sở KH-ĐT Bạc Liêu về việc kiểm tra, đánh giá đầu tư hệ thống lọc nước uống trên địa bàn tỉnh, ngày 7.3.2017 Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo đầu tư thí điểm 15 hệ thống lọc nước uống tại TP.Bạc Liêu. Mục tiêu đầu tư nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS. Qua đó tổng kết, đánh giá hiệu quả công trình, khả năng xã hội hóa..., báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu để nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh.
Tháng 5.2017, UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn cho tất cả 7 huyện, thị xã, thành phố và giao UBND các địa phương quyết định đầu tư. Tính đến tháng 6.2021, UBND các huyện, thị xã và thành phố đã đầu tư 299 hệ thống lọc nước uống, trong đó có 253 điểm trường và 46 trạm y tế với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng.
Nhiều thiết bị của hệ thống lọc nước uống tại Trường tiểu học Quang Trung chất đống dưới chân cầu thang. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Qua khảo sát thực tế, dù quy mô học sinh hay lượng bệnh nhân đến khám ít hay nhiều thì các địa phương vẫn đầu tư 1 hệ thống/đơn vị sử dụng, và công suất như nhau (2.000 lít/ngày đêm đối với trường học, 5.000 lít/ngày đêm đối với trạm y tế). Chi phí đầu tư cho hệ thống cũng tương đối cao (khoảng 400 triệu đồng/hệ thống lắp cho trường học và khoảng 500 triệu đồng đối với trạm y tế).
Điều bất thường là trong toàn bộ kinh phí đầu tư hơn 123 tỉ đồng thì Công ty CP công nghệ Remy Việt Nam trúng đến 27/31 gói thầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiết kiệm trong lựa chọn nhà thầu rất thấp, trung bình khoảng 0,87%. Cá biệt H.Hồng Dân tỷ lệ này chỉ là 0,1%. Trong khi tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu của tỉnh bình quân trong 5 năm qua là 3,95%.
Hệ thống lọc nước uống tại Trường THCS Lê Hồng Phong bị hư hỏng, bỏ phế nhiều năm qua
Hư hỏng sau khoảng 1 năm sử dụng
Qua tìm hiểu của PV Thanh Niên, phần lớn các hệ thống lọc nước uống ở trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện đều bị hư hỏng, xuống cấp, không sử dụng được.
Thầy Châu Hùng Cường, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung (xã Điền Hải, H.Đông Hải), cho biết năm 2018 nhà trường được huyện đầu tư lắp đặt hệ thống lọc nước uống. Lúc đầu, thầy cô, học sinh rất vui mừng, phấn khởi vì có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng được thời gian ngắn, đến năm 2019, hệ thống lọc nước uống bị hư lõi lọc, hư mô tơ điện, ống nước bị bể, nguồn nước không ngọt, nhiều thiết bị rỉ sét... Mặc dù nhà trường nhiều lần sửa chữa, khắc phục nhưng vẫn không sử dụng được. Hiện do vướng công trình đang thi công nên nhà trường đã phải cho tháo dỡ nhiều trang thiết bị của hệ thống lọc nước rồi bỏ đống dưới chân cầu thang, gây lãng phí ngân sách nhà nước đã đầu tư.
Hệ thống lọc nước uống tại Trạm y tế xã Điền Hải không sử dụng được
Tương tự, năm 2018, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Điền Hải, H.Đông Hải) cũng được huyện đầu tư hệ thống lọc nước uống. Tuy nhiên, theo cô Lưu Xuân Hương, Hiệu trưởng nhà trường, hệ thống lọc nước uống của trường chỉ sử dụng được một thời gian ngắn thì... lọc không ra nước. Nhà trường phải bỏ ra 3 triệu đồng thuê thợ sửa chữa nhưng chỉ sử dụng được thêm 5 - 6 tháng lại tiếp tục hư hỏng. Hiện hệ thống lọc nước này đã hư ổ cứng và nhiều thiết bị khác nên không thể sửa chữa, khắc phục được, đang bỏ phế ngoài trời, phơi mưa phơi nắng trong thời gian dài.
Bác sĩ Nha Văn Ửng, Trưởng trạm y tế xã Điền Hải (H.Đông Hải), cho biết năm 2019 đơn vị được huyện đầu tư hệ thống lọc nước uống phục vụ bệnh nhân, y bác sĩ cùng nhân viên của trạm. Đến tháng 4.2020, đơn vị phát hiện nước uống bị hôi mùi sình, không thể sử dụng. Sau đó, đường ống dẫn bị nghẹt nước, sau nhiều lần sửa chữa, khắc phục vẫn không sử dụng được. Nhiều thiết bị hệ thống lọc nước uống hiện đã xuống cấp, hư hỏng rồi bỏ phế.
"Huyện kêu chọn vị trí lắp đặt hệ thống lọc nước uống, rồi ký nghiệm thu. Trạm y tế hoàn toàn không biết thông tin gì về vốn đầu tư, trang thiết bị hệ thống lọc nước uống này", bác sĩ Ửng nói.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đang khẩn trương điều tra làm rõ nghi vấn sai phạm nghiêm trọng tại dự án lắp đặt hệ thống lọc nước uống ở trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xác minh làm rõ nhiều dấu hiệu bất thường như: giá trúng thầu gần bằng giá khởi điểm, có dấu hiệu nâng khống giá trị thiết bị, gây lãng phí ngân sách nhà nước, một doanh nghiệp trúng liên tiếp 27 gói thầu...
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấn chỉnh bảo trì 3 dự án BOT trên Quốc lộ 1 Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Sóc Trăng, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Bạc Liêu khắc phục ngay các tồn tại trong bảo trì đường bộ tuyến đường do các doanh nghiệp này quản lý. Đơn vị thi công...