Sai phạm nâng điểm thi: Cần làm rõ trách nhiệm
Đến thời điểm này, cơ quan công an đã khởi tố 3 vụ án gian lận điểm thi ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Chưa bao giờ nền giáo dục nước nhà lại có vụ bê bối thi cử rúng động như kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bên cạnh những bức xúc phẫn nộ, xã hội đòi hỏi phải chỉ rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Sớm nhận thấy bất thường?
Không phải đến những ngày vừa qua mà nghi vấn về điểm thi bất thường của tỉnh Hòa Bình đã được dư luận đặt ra từ ngày 12-7, một ngày sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi. Ngày 19-7, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình thậm chí chủ động báo cáo với Bộ GD-ĐT và cam kết kết quả thi là xác thực, đồng thời “mời bộ về chấm thẩm định”.
Ngày 21-7, khi tổ công tác của Bộ GD-ĐT và cơ quan công an vẫn đang tiếp tục xác minh tại Sơn La, Lạng Sơn thì riêng Bộ GD-ĐT đã lập tổ chấm thẩm định tại Hòa Bình. Ngày 23-7, cùng với thời điểm Sơn La họp báo công bố kết quả điều tra bước đầu thì Bộ GD-ĐT công bố kết quả chấm thẩm định tại Hòa Bình không phát hiện bất thường. Lúc đó, dư luận dù cũng rất ngỡ ngàng với công bố nhưng vẫn cho rằng nghi vấn gian lận điểm thi ở Hòa Bình đã “khép lại”.
Lý giải về việc Bộ GD-ĐT không phát hiện thấy bất thường khi chấm thẩm định tại Hòa Bình nhưng nay công an lại có quyết định khởi tố vụ việc, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định qua điều tra cho thấy sai phạm diễn ra trước khâu chấm, cụ thể là họ đã sửa phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh trước khi mang vào chấm, vì vậy tổ thẩm định không phát hiện ra điều gì cũng là bình thường. “Nhưng qua chấm thẩm định thì chúng tôi yêu cầu rà soát quy trình và đã phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm quy trình trong lúc chấm thi. Chính phát hiện này đã là đầu mối nghi ngờ để ngày 24-7, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ”, ông Mai Văn Trinh cho hay.
Trong khi đó, chiều 3-8, tại trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh, cho biết lãnh đạo tỉnh nhận được đơn tố cáo của người dân trước thời điểm bộ về chấm thẩm định. “Không phải lãnh đạo tỉnh đến lúc nhận được đơn mới vào cuộc. Khi có thông tin dư luận cho rằng điểm của Hòa Bình bất thường, UBND tỉnh đã tổ chức họp.
Tại cuộc họp đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra, xem xét đánh giá toàn bộ sự việc về kỳ thi; báo cáo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ trước khi bộ về chấm thẩm định”, ông Cửu cho hay. Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, trong quá trình chấm, Bộ GD-ĐT đánh giá cao kết quả nên rất tin tưởng. Sau khi có kết quả chấm thẩm định càng yên tâm hơn. Nhưng tiếp tục công tác rà soát theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT mới phát hiện ra sai phạm.
Cả bộ và địa phương đều có trách nhiệm
Những tiêu cực xảy ở Hà Giang, Sơn La và hiện nay đang điều tra ở Hòa Bình là rất nghiêm trọng. Sai phạm này thể hiện rất rõ một điều là những người gây ra sai phạm đã có ý đồ từ trước, thậm chí có tổ chức nhằm vô hiệu hóa quy trình tổ chức thi. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi để xảy ra những sai phạm có tổ chức đó? Trách nhiệm chính thuộc về ai, Bộ GD-ĐT hay các địa phương?
Video đang HOT
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là việc rất quan trọng của các tỉnh, thành, vì vậy trách nhiệm trước hết phải thuộc về Ban chỉ đạo thi tỉnh, thành đó. “Nếu như cơ quan quản lý trực tiếp, cụ thể ở đây là hội đồng thi, ban chấm thi, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy chế thi thì rất khó để có thể sai phạm được”, ông Trinh nói. Ví dụ, với phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi, trong quy chế thi nêu rõ phải được khóa bằng 2 khóa riêng biệt, 2 ổ khóa này phải được niêm phong và chìa khóa do 2 người khác nhau cầm, được bảo vệ 24/24 giờ.
Khi mở phải phải có biên bản, có sự chứng kiến của ít nhất 3 bên và có 2 chìa khóa như vậy mới mở được. Nhưng người ta đã bỏ qua khâu này để có thể vào phòng đó rất dễ dàng. “Ở đây, trước hết cơ quan quản lý trực tiếp của địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn về phía Bộ GD-ĐT thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy trách nhiệm và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã xác định rõ trách nhiệm của mình. Chúng tôi cũng đã có định hướng rất rõ ràng để khắc phục trong kỳ thi những năm tới đây”, ông Mai Văn Trinh nêu quan điểm.
Trách nhiệm thực hiện chưa đúng quy chế thi ở các tỉnh nêu trên là rất rõ ràng. Rồi đây những cá nhân sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Nhưng trách nhiệm của Bộ GD-ĐT cũng rất lớn trong việc vận hành một phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật, có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Bên cạnh đó là công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT đối với các địa phương vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát. Nếu công tác thanh tra, giám sát của bộ thực chất hơn, quyết liệt hơn, chắc chắn các sai phạm sẽ được hạn chế.
LÂM NGUYÊN
Theo sggp
Phó hiệu trưởng và chuyên viên khảo thí sửa điểm thi ở Hòa Bình là ai?
Liên quan sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, ông Nguyễn Khắc Tuấn và Đỗ Mạnh Tuấn đã bị bắt về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngày 3/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng liên quan kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Hai bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự gồm: Đỗ Mạnh Tuấn (39 tuổi, Phó hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (37 tuổi, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng giáo dục của Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình).
Trước đó, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, B ộ GD&ĐT - nhận định gian lận thi ở Hòa Bình tinh vi hơn ở Hà Giang, Sơn La. Bài thi đã bị can thiệp bằng cách nâng điểm.
Người thân, chính quyền địa phương bất ngờ
Người đầu tiên có trong danh sách bị tạm giam vụ gian lận điểm thi Hòa Bình là ông Nguyễn Khắc Tuấn. Ông Tuấn là uỷ viên Tổ chấm thi trắc nghiệm Hội đồng thi của sở này.
Ở quê nhà (huyện Lạc Sơn, cách thành phố Hòa Bình hơn 60 km), ông được học sinh gọi là "thầy Tuấn tin".
Theo thông tin từ gia đình, ông Tuấn từng àm bảo hiểm, sau đó đi học tại chức Tin học rồi về trường cấp 3 Cộng Hòa giảng dạy. Người thân, chính quyền địa phương hoàn toàn bất ngờ trước thông tin ông Tuấn bị bắt tạm giam.
UBND xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình. Ảnh: Quyên Quyên.
Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Nguyễn Khắc Tuấn chuẩn bị bảo vệ luận án thạc sĩ. Người thân cho biết ông làm xa nên thường tranh thủ về nhà dịp cuối tuần.
Bà Vũ Thị Hòa, mẹ của ông Nguyễn Khắc Tuấn, chia sẻ khi biết con trai bị bắt, bà bàng hoàng, bất ngờ. Bao nhiêu năm dạy con sống đàng hoàng, tử tế, bà chưa bao giờ nghĩ con làm chuyện sai trái như vậy.
Theo ông Bùi Văn Kín - Trưởng công an xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn - điều kiện kinh tế nhà ông Tuấn bình thường, có một cửa hàng máy photocopy và in ấn tại thị trấn.
Trưởng công an xã cho hay thông tin ông Tuấn liên quan vụ gian lận thi cử ở Hoà Bình khiến ông cũng rất bất ngờ. Ông Kín đã tới hỏi thăm bà Hòa, bà chỉ khóc, không biết nói gì.
Nhà ông Tuấn tại Phố Vó, xã Nhân Nghĩa chiều 4/8 đóng cửa. Ảnh: Quyên Quyên. Phó hiệu trưởng từng làm tại Sở GD&ĐT Hòa Bình
Bị can thứ hai bị khởi tố là ông Đỗ Mạnh Tuấn, sinh ngày 4/12/1979, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy.
Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, ông Đỗ Mạnh Tuấn là uỷ viên Tổ chấm thi trắc nghiệm của Hội đồng thi của sở.
Tối 4/8, tại thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, cách thành phố Hòa Bình 80 km, bố của ông Đỗ Mạnh Tuấn cho hay hai vợ chồng ông đều là giáo viên. Ông từng là giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn, và làm chủ tịch hội đồng chấm thi của nhiều kỳ thi lớn. Ông buồn rầu cho hay chính mình cũng không không hiểu sao con lại làm như vậy.
Theo ông Nguyễn Công Điền - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy - ông Tuấn mới chuyển về trường được 2 năm, là một trong 3 cán bộ quản lý (hiệu phó phụ trách chuyên môn).
Trước đó, ông Tuấn tốt nghiệp ĐH Sư phạm 1, là giáo viên dạy Tin học. Kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông Đỗ Mạnh Tuấn tham gia công tác thi THPT quốc gia do Sở GD&ĐT Hòa Bình phân công nhiệm vụ.
Trước khi bị bắt, ông Đỗ Mạnh Tuấn được nhà trường đánh giá là người hiền lành, chuyên môn tốt.
"Tôi và các giáo viên trong trường rất bất ngờ, sốc trước thông tin này", ông hiệu trưởng nói.
Về sự vắng mặt của ông Tuấn để phục vụ điều tra, vị hiệu trưởng cho hay sắp tới sẽ theo sự chỉ đạo cụ thể của Sở GD&ĐT Hòa Bình để phân công công việc khi năm học mới sắp bắt đầu.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình nói về vụ sửa điểm thi Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình thấy tiếc và gửi lời xin lỗi phụ huynh, thầy cô giáo, các em học sinh vì để xảy ra sai phạm điểm thi.
Chiều 3/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 người liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hoà Bình.
Trước đó, tối 2/8, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT - cho hay ngày 24/7, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Bộ Công an, đề nghị điều tra làm rõ những bất thường về điểm thi ở tỉnh này.
Điều tra bước đầu xác nhận có sự can thiệp vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để làm tăng điểm số. Điều này hoàn toàn trái với khẳng định của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình trước đó rằng kỳ thi nghiêm túc, điểm không có bất thường.
Quyên Quyên - Hoàng Lam
Theo vietnamplus
Điểm thi THPT quốc gia của Hòa Bình bất thường như thế nào? Hoa Binh vươt trôi vê sô bai thi môn Toan điêm cao, sô thi sinh đat tư 27 điêm trơ lên nhưng lai rơi vao nhom co điêm trung binh thâp nhât nươc. Cơ quan công an vừa khởi tố vụ án hình sự Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT...