Sai phạm khủng vụ bán Cảng Quy Nhơn, TTCP yêu cầu xử lý thế nào?
Chiều tối nay (17.9), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Theo kết quả thanh tra, hàng loạt sai phạm liên quan đến việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn đã được xác định. TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý hàng loạt cơ quan liên quan.
Cụ thể, về xử lý trách nhiệm đối với Bộ Giao thông vận tải, TTCP đề nghị, căn cứ Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT chủ trì kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn nêu tại Kết luận thanh tra.
Theo đó, chỉ đạo Vinalines theo thẩm quyền kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm, trong đó có: Ban Chi đao cổ phần hóa và Tổ giúp việc, trong đó trách nhiệm chính thuộc về Trưởng ban Chỉ đạo và Tổ trưởng Tổ giúp việc đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra; Nguyên Tổng giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn đối với khuyết điểm, vi phạm trong việc trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định, dẫn đến giảm nguồn thu NSNN về thuế TNDN, giảm nguồn thu của Vinalines từ lợi nhuận trong giai đoạn thực hiện cổ phần hóa.
TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét, hủy bỏ 2 văn bản vì có nội dung trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với Văn phòng Chính phủ, TTPC kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Về phía UBND tỉnh Bình Định, TTCP kiến nghị, theo thẩm quyền, UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Cùng với đó, đối với các công ty tư vấn, căn cứ Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì xử lý hoặc chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thẩm định giá đối với các công ty tư vấn (ATC và CPA), các thẩm định viên về những khuyết điểm, vi phạm trong việc xác định GTDN để cổ phần hóa, việc thẩm định giá cổ phần để thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn nêu tại Kết luận thanh tra.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, về xử lý về kinh tế, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét, hủy bỏ 2 văn bản, gồm văn bản số 16937/BGTVT-QLDN ngày 27.12.2014 và Văn bản số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20.5.2015 vì có nội dung trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật.
TTCP yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, phục vụ đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Quy Nhơn, đảm bảo nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cảng Quy Nhơn.
Cùng với đó, Bộ Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo, thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước vì Bộ GTVT đã cho phép Vinalines chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật, đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn theo Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo an ninh quốc phòng, lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư theo quy định pháp luật; chỉ đạo Vinalines xem xét, xử lý việc bán 10% cổ phần khi cổ phần hóa cho Công ty Hợp Thành.
Ngoài ra, TTCP yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, phục vụ đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Quy Nhơn, đảm bảo nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cảng Quy Nhơn.
Với Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Quy Nhơn theo quy hoạch và Phương án cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn đã được phê duyệt; hạch toán giảm chi phí khấu hao TSCĐ, tăng lợi nhuận và nộp NSNN số tiền 5,236 tỷ đồng; thực hiện việc niêm yết cổ phiếu Cảng Quy Nhơn trên sàn giao dịch chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Dantri
Người ký văn bản đồng ý "bán" cảng Quy Nhơn lên tiếng
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc thừa nhận ký 2 văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) liên quan đến quá trình cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn. Song, ông Lộc cho rằng mình chỉ thực hiện theo "chỉ đạo" từ cấp trên.
Cụ thể, văn bản thứ nhất có số 1115/UBND-KTN ngày 4/4/2013 xin chủ trương CPH theo hướng đề nghị Nhà nước nắm giữ 49% vốn cổ phần doanh nghiệp. Văn bản thứ hai số 628/UBND-TH ngày 25/2/2014, đề nghị bán hết phần vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn.
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, đây không phải là ý kiến cá nhân mà làm việc theo "chỉ đạo" của ông Nguyễn Văn Thiện - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho rằng việc CPH cảng Quy Nhơn là theo chỉ đạo từ cấp trên. Bản thân ông cũng như người thân không hề có cổ phần ở cảng Quy Nhơn.
"Trước đây, thời ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có trao đổi với tôi rằng cảng Quy Nhơn đang xuống cấp do Nhà nước không có tiền đầu tư. Tỉnh nên đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Thủ tướng thực hiện việc CPH để có nhà đầu tư chiến lược bỏ tiền ra nâng cấp cảng, thu hút hàng hóa. Do vậy, ngày 4/4/2013, tôi ký văn bản gửi Bộ GTVT xin chủ trương CPH đề nghị Nhà nước nắm giữ 49% vốn cổ phần doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy với lý do nêu trên", ông Lộc cho biết.
Theo ông Lộc, đến ngày 27/5/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký công văn số 747/TTg-ĐMDN đồng ý cho Bộ GTVT chỉ đạo CPH cảng Quy Nhơn theo phương thức Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm giữ 49% vốn điều lệ, các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
"Tuy nhiên, trong văn bản Phó Thủ tướng ký, căn cứ từ văn bản đề nghị của Bộ GTVT gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 4/4/2013), chứ không căn cứ vào đề nghị của UBND tỉnh Bình Định. Văn bản UBND tỉnh Bình Định gửi Bộ GTVT trùng với văn bản Thủ tướng ký đồng ý. Như vậy, văn bản của UBND tỉnh Bình Định không tác động trực tiếp đến Bộ GTVT, vì sự việc này Bộ GTVT đã làm trước rồi", ông Lộc giải thích.
Đối với văn bản ngày 25/2/2014, đề nghị bán hết phần vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn, ông Lộc lý giải: "Ngày 1/1/2014, ông Đinh La Thăng làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Định với các sở, ban ngành với rất nhiều nội dung. Trong đó, có nội dung tỉnh thống nhất đề nghị CPH 100% cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, ông Thăng kết luận rằng CPH hết 100% thì phải làm thí điểm và phải báo cáo Thủ tướng cho làm thí điểm".
Sau đó, Bộ GTVT có kết luận bằng văn bản số 06/TB-BGTVT ngày 6/1/2014 thông báo ý kiến của ông Thăng có đoạn nêu: "Việc CPH cảng Quy Nhơn, Bộ GTVT thống nhất với đề nghị của tỉnh, giao Vinalines bán số cổ phần còn lại để đạt mức Nhà nước giữ 49% vốn điều lệ theo phương án CPH được duyệt trong quý I năm 2014. Sau đó, giao Vụ Quản lý doanh nghiệp dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng cho phép thí điểm bán toàn bộ số cổ phần còn lại cho nhà đầu tư trong nước để mở rộng cảng theo quy hoạch được duyệt".
Việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp có bất thường khiến người dân địa phương bức xúc.
"Tôi nghỉ hưu từ ngày 1/11/2014, nhưng thực tế việc CPH cảng Quy Nhơn hoàn toàn còn diễn ra đến năm 2015 nên tôi không biết gì nữa cả. Bản thân tôi, kể cả người nhà, người thân tôi đều không có ai mua cổ phần ở cảng Quy Nhơn. Tháng 7/2015, ông Nguyễn Văn Thiện còn ký văn bản Tỉnh ủy gửi Bộ GTVT liên quan đến việc CPH. Lúc đó, tôi đã nghỉ hưu 7-8 tháng rồi, chứng tỏ việc này không phải của tôi", ông Lộc chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thiện - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, người có liên quan đến việc để cảng Quy Nhơn "lọt" vào tay doanh nghiệp với "giá bèo" thì từ chối trả lời báo chí với lý do Thanh tra Chính phủ đang thanh tra.
Nhiều ý kiến cho rằng việc CPH cảng Quy Nhơn hay nói cách khác "bán" cảng Quy Nhơn cho tư nhân với giá "bèo", làm thất thoát tài sản nhà nước... khiến cán bộ và nhân dân địa phương rất bức xúc.
Liên quan đến CPH cảng Quy Nhơn, cuối tháng 5/2017, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện. Lý do, ông Thiện đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký văn bản đề nghị Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT về CPH cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
Ngoài ra, ông Lê Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng phải tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm liên quan đến việc thiếu sót khi ký gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ GTVT về việc CPH cảng Quy Nhơn.
Doãn Công
Theo Dantri
Điều tra các tàu không vào cảng trú bão, làm thuyền viên chết, mất tích Đến chiều 5/11, thêm 1 thi thể thuyền viên được tìm thấy, trong số gần 30 thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu ở biển Quy Nhơn do bão số 12. Như vậy, đến nay đã ghi nhận 3 thuyền viên tử vong và 24 thuyền viên còn mất tích. Số tàu chìm chưa từng có trong lịch sử Ngày 5/11, tại...