Sai phạm hàng loạt tại Sở Y tế Bình Định
Qua kiểm tra 29 hạng mục công trình, Đoàn thanh tra tỉnh Bình Định phát hiện chủ đầu tư đã thanh toán sai cho các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.
Đó là kết quả thanh tra của tỉnh về việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm công và thu – chi tài chính tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng ngành y tế thuộc Sở Y tế Bình Định.
Kết luận thanh tra về những sai phạm tại Sở Y tế Bình Định
Theo đó, đoàn kiểm tra tại 29 hạng mục công trình (với tổng giá trị thực hiện 108,664 tỷ đồng) và 13 gói thầu cung cấp máy móc, thiết bị (tổng giá trị 6, 892 tỷ đồng) do Sở Y tế làm chủ đầu tư tại Ban quản lý, cho thấy những sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế, đấu thầu, quản lý công trình xây dựng.
Đặc biệt, trong việc quản lý, sử dụng y tế một số thiết bị y tế được cung cấp từ năm 2008-2011 cho các cơ sở y tế tuyến dưới nhưng đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa được đưa vào hoạt động được do thiếu người vận hành, thiếu phòng đặt thiết bị như: Bộ khám điều trị răng – hàm – mặt và tai – mũi – họngtại Trung tâm Y tế An Lão được cấp từ năm 2009, nhưng đến 2/1/2012 mới đưa vào sử dụng; máy chụp X -quang cấp cho Trung tâm Y tế Hoài Nhơn năm 2009, nhưng đến nay mới lắp đặt xong và đang xin giấy phép hoạt động.
Tại một số trạm y tế xã, thị trấn thuộc hạng mục mua sắm trang thiết bị y tế cho các Trạm y tế xã năm 2009, đoàn thanh tra còn nhận thấy có những thiết bị kể từ lúc bàn giao đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng do thiếu cán bộ được đào tạo chuyên ngành gây lãng phí và làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Cụ thể: máy siêu âm chẩn đoán xách tay tại Trạm Y tế xã Cát Hanh được chuyển sang Trạm Y tế xã Cát Thành (huyện Phù Cát); máy điện tim 1 cần tại Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh, máy châm cứu tại Trạm Y tế xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh); thiết bị hư hỏng ngay tại lúc nhận bàn giao như máy nghe tim thai tại Trạm y tế xã Bình Tường.
Trung tâm y tế huyện An Lão là số ít trong các cơ sở y tế tuyến dưới được trang bị máy móc nhưng mất nhiều năm mới đưa vào sử dụng
Video đang HOT
Ngoài ra, công tác quản lý sử dụng công trình, trong đó một số hạng mục công trình đã hoàn thành, bàn giao với thời gian khá dài nhưng đơn vị chủ quản vẫn chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hay sử dụng chưa hết công năng theo thiết kế gây lãng phí vốn đầu tư, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế.
Cụ thể, hạng mục Nhà mổ thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, theo dự án tháng 3/2011 phải hoàn thành nhưng thời điểm kiểm tra vẫn chưa hoàn thành nên chưa đưa vào sử dụng; Khoa dinh dưỡng thuộc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh hoàn thành, bàn giao tháng 10/2011 nhưng đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa đưa vào sử dụng…
Theo kết luận, những khuyết điểm sai phạm nêu trên trách nhiệm trước hết thuộc về Sở Y tế và Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng ngành Y tế Bình Định, mà trách nhiệm chính là giám đốc Sở Y tế và trưởng Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn xây dựng và các đơn vị thi công.
Theo Dantri
"Vấn nạn" tự tử vì những chuyện... không đâu
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ rất vụn vặt trong đời sống hàng ngày, nhiều người dân tộc thiểu số đã chọn cách tự kết liễu đời mình bỏ mạng sống, bỏ luôn cả tương lai của gia đình.
Vấn nạn tự vẫn
Ngày 11/12/2011, gia đình chị Đinh Thị Liêu (SN 1981) cùng 3 gia đình khác (đều trú làng T'Bưng, Đăk Pling, Kông Chro, Gia Lai) săn được 1 con heo rừng và bán được 800 nghìn đồng. Số tiền này, chị Liêu cất giữ để sau đó chia. Do bất cẩn, chị Liêu đã làm mất số tiền trên. Sợ không có tiền để đền cho 3 gia đình kia nên chị Liêu đã treo cổ tự tử.
Ngày 19/3/2013, Đinh Nếch (SN 1991) đi mua 3 lít rượu về nhậu với bố là ông Đinh Brah (SN 1966). Sau khi uống hết 3 lít rượu, ông Brah nhắc con trai mình không nên đi xe lung tung để tiết kiệm xăng. Hai bố con cãi vã. Nếch đập chiếc bát uống rượu xuống sàn nhà khiến mảnh bát làm xước chân bố mình, rồi bỏ đi.
Tức giận vì hành động bất hiếu của con trai, sau khi đứa con trai bỏ đi, ông Brah đã uống thuốc cỏ tự tử.
Một câu chuyện tự tử khác cũng liên quan đến rượu. Đứa con trai mới 16 tuổi nhưng ngày nào cũng uống rượu, một hôm đứa con mua 2 lít rượu về ngồi uống ở nhà rẫy, người bố sai con đi dắt bò về nhưng người con không chịu, liền bị bố đánh. Đứa con đứng dậy nói: "Tôi về tự tử chết cho mà xem". Nghe con nói vậy, ông bố tức giận nói: "Vậy thì thà để tao tự tử còn hơn". Nói xong ông này cầm chiếc dây thừng chui xuống dưới sàn ngôi nhà rẫy thắt cổ.
Mẹ chết vì bệnh, bố tự tử, 3 đứa trẻ mồ côi sống với bà ngoại Phenh
Dù đã 3 năm trôi qua, nhưng vợ chồng ông Đinh Nghêch (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) vẫn chưa hết buồn rầu trước cái chết của đứa con trai 18 tuổi tên Đinh Lưu. Lưu vốn là đứa con đầy sự tự ái. Trong một lần bạn bè Lưu đến nhà nhậu, vợ chồng ông Nghêch nói Lưu là đứa con hư. Nghe bố nói vậy trước mặt mọi người, Lưu cảm thấy xấu hổ nên khi tiệc tàn, cậu đã chạy lên nhà rẫy uống hết 1 chai thuốc diệt cỏ.
Ông Trần Công Oai - quyền Trưởng Công an xã An Trung - cho biết: người dân địa phương ở đây rất coi thường mạng sống, chỉ một nguyên nhân nhỏ cũng dễ làm cho người ta tự tử. Uống rượu cãi nhau không thắng về tự tử, mâu thuẫn gia đình cũng tự tử, con hư cha mẹ cũng tự tử...
Những hệ lụy đau lòng
Theo thống kê của cơ quan chức năng huyện Kông Chro, từ năm 2010 đến quý I năm 2013, trên địa bàn huyện đã xảy ra 306 vụ tự tử (bằng 2 hình thức uống thuốc cỏ và thắt cổ). Riêng quý I năm nay đã có 12 vụ tử tử và tất cả đều tử vong.
Ông Trần Văn Cửu - Phó Chánh văn phòng huyện Kông Chro - cho biết, nguyên nhân tự tử ở đây thường bắt nguồn từ những nguyên nhân rất... vu vơ.
Người lớn chọn cách chết, người chịu hậu quả chính là những đứa trẻ. Hơn 2 năm nay, 3 anh em Đinh Văn Soang, Đinh Văn Suêch và Đinh Văn Ráp (làng Nghe Lớn, thị trấn Kông Chro) phải sống trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sau khi mẹ các cháu là chị Pơnh mất vì bạo bệnh, bố các cháu là anh Đinh Vong không gắng gượng nuôi con mà lại tự tìm đến cái chết.
Cũng như trường hợp gia đình anh Đinh Vong, sau khi chị Đinh Thị Búc chết vì bệnh, chồng chị đã tự tử theo, để lại 3 đứa con thơ, đứa lớn nhất mới lên 6, đứa nhỏ nhất mới 7 tháng tuổi. Cha mẹ chết, các cháu phải ở với bà ngoại đã gần 60 tuổi, còn thơ dại đã phải tập mưu sinh.
Bà Đinh Thị Phenh, bà ngoại các cháu, cho biết: "Nó chết để lại 3 đứa con cho mình nuôi, mình phải nuôi thêm 1 mẹ già nữa. Mình già rồi chỉ sống bằng nghề rẫy, năm nay hạn hán quá nên không đủ ăn. Bà cháu mình phải ăn củ khoai, củ mì vì đói quá".
Sáng 25/4, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Tỉnh ủy, Ban Dân vận tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học báo cáo kết quả đề tài "Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định".
Trong những năm gần đây, nạn tự tử trong đồng bào người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định tăng đột biến.
Những người uy tín trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số
Theo kết quả khảo sát, từ năm 2008 đến tháng 3/2012, toàn tỉnh có 108 vụ tự tử làm chết 66 người và 42 người người phát hiện cứu sống, tập trung nhiều nhất là ở huyện An Lão và Vĩnh Thạnh trong đó dân tộc Bana 58 trường hợp, dân tộc H'rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Riêng năm 2013, từ đầu năm đến nay đã có 7 trường hợp tự tử, trong đó 5 trường hợp ở huyện Vĩnh Thạnh và 2 trường hợp ở huyện An Lão.
Còn theo số liệu của Công an tỉnh Bình Định, từ năm 2000 đến nay có toàn tỉnh có 292 vụ tự tử, làm chết 157 người.
Già lang uy tín của cộng đồng người Bana ở huyện Vân Canh chia sẻ với phóng viên
Ông Đinh Văn Luông (63 tuổi, ở xã An Trung, huyện An Lão) già làng uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Bana cho biết: "Người đồng bào tính tình bộc trực, trọng tín nghĩa nhưng cũng rất tự ti, mặc cảm, sống khép kiến, ít biểu lộ tình cảm xúc nên khi phát sinh mâu thuẫn họ thường tìm đến cái chết".
Theo ông Trần Công Súy, Trưởng ban Dân tộc Tỉnh ủy Bình Định, cho biết: "Phần lớn những người tự tử là do mâu thuẫn trong gia đình, tâm lý bắt chước trong cộng đồng người đồng bào, phản ánh trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế còn nghèo. Để hạn chế nạn tự tử thì các cấp chính quyền cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong bộ phận người đồng bào. Trong đó vai trò của già làng có uy tín là vô cùng quan trọng".
Theo Dantri
Tự tử vì những lý do lãng xẹt Chồng bảo vợ tắt tivi đi ngủ nhưng vợ không nghe nhà nghèo, không thể tiếp đãi ông sui tử tế giận chồng ham chơi... Những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống lại khiến một số người tìm đến cái chết HuyệnVĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định hiện là một trong những điểm nóng về vấn nạn tự tử. Chỉ tính riêng...