Sai phạm đất đai của Út trọc, Vũ nhôm là do có thế lực dung túng
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng những phi vụ sai phạm liên quan đến đất đai không dưới vài ngàn tỷ đồng và được các thế lực nhất định bao che, dung túng. Ví như trường hợp Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), Vũ nhôm… Nếu sai phạm trong ngành ngân hàng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, sai phạm trong lĩnh vực đất đai cũng phải lên tới trăm nghìn tỷ đồng.
Sáng 6-12, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức hội thảo “Kiểm toán việc quản lý sử sụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”.
Nhiều lỗ hổng, thất thu ngân sách từ đất đai
Theo TS. Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán nhà nước, thời gian qua, việc phát huy sử dụng nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản và việc bảo vệ môi trường đã góp phần quan trọng làm tăng trưởng nhanh về kinh tế, góp phần tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực trạng hoạt động quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường đã có một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, lãng phí, thất thoát nguồn lực đất nước, gây bức xúc xã hội. Một trong hàng ngàn ví dụ về sự bất cập chính sách, theo ông Phớc là phương pháp áp dụng giá đất.
TS. Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán nhà nước phát biểu khai mạc Hội thảo
Theo quy định hiện hành, có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng quy định lại không bắt buộc áp dụng phương pháp nào, do đó, các cơ quan quản lý tùy tiện áp dụng các phương pháp khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Các phương pháp khác nhau chênh lệch với nhau hàng chục lần giá trị đã tạo lỗ hổng dễ bị lợi dụng để trục lợi, làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Những sơ hở, hạn chế của phương pháp xác định giá đất không những giữa các phương pháp khác nhau mà còn tồn tại ngay trong từng phương pháp nên việc tính toán đưa ra giá đất sát với giá thị trường khó khả thi vì chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, giả định, không đủ cơ sở xác định chính xác giá đất.
Ông Phớc lấy ví dụ, cách xác định giá đất theo phương pháp thặng dư (đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay) phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh thu phát triển bất động sản và chi phí phát triển. Cả 2 yếu tố này đều xây dựng trên phương án giả định tài sản so sánh chọn mẫu thiếu chính xác; thời gian xây dựng, giao đất khác nhau và chi phí suất đầu tư, chi phí đền bù khác nhau.
Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về đất đai là hết sức quan trọng, trong đó hoàn thiện phương pháp xây dựng giá đất là vấn đề quan trọng, cốt lõi tránh lợi dụng, bịt chỗ hổng thất thoát lãng phí.
Tại Hội thảo, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cũng đề cập, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và toàn xã hội như sự cố Formosa, DAP 2 Lào Cai là một ví dụ điển hình.
“Sự phối hợp thiếu chặt chẽ và kịp thời trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý đất đai, môi trường và khai thác, kinh doanh khoáng sản giữa các cơ quan có thẩm quyền là một yêu cầu cấp thiết cần phải được tăng cường”, ông Phớc bày tỏ.
Sai phạm về đất đai cũng phải lên tới vài trăm nghìn tỷ đồng
Nhận diện sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, TS. Vũ Đình Ánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đề cập trong giai đoạn 2014 – 2018, dù Luật Đất đai 2013 ra đời, song sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai vẫn diễn ra phổ biến, thường xuyên, phức tạp ở hầu hết các nội dung và cấp quản lý. Các mức độ vi phạm diễn ra từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng, kéo dài và chậm bị xử lý gây hậu quả lớn về kinh tế và xã hội, điển hình như vụ việc Đinh Ngọc Hệ (Út “trọc”), Vũ “nhôm”, Thủ Thiêm…
TS. Vũ Đình Ánh phát biểu tại Hội thảo
Theo ông Ánh, có 3 nhóm sai phạm nghiêm trọng nhất về đất đai hiện nay bao gồm:
Thứ nhất là không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích. Điều này thể hiện ở tình trạng để đất hoang hóa, chậm triển khai dự án, giao đất không qua đấu giá, chuyển nhượng dự án sai phép… Tình trạng sử dụng sử dụng đất không đúng mục đích nghiêm trọng nhất là biến đất nông nghiệp, đất rừng thành đất ở, đất sản xuất kinh doanh trái pháp luật. Đây là sai phạm gây tổn thất nhiều nhất cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ hai là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như: tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; thuế sử dụng đất…
Ông Ánh nói “Những khoản chênh lệch rất lớn giữa giá trị sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, trước và sau khi thực hiện cổ phần hóa DNNN, trước và sau khi bán tài sản nhà nước… gây thất thoát cho NSNN, biến tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân hay 1 nhóm cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, hối lộ, lợi ích nhó, chiếm đoạt tài sản Nhà nước
Chẳng hạn với những dự án đổi đất lấy hạ tầng như hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), thất thoát là “khủng khiếp” khi dự án được xây dựng khống lên, giá trị đất khu vực đổi thì bị dìm xuống, gây thiệt hại kép cho Nhà nước”
“Không phải tất cả các dự án BT đều thất thoát khủng khiếp nhưng chắc chắn trong đó có kẽ hở, lỗ hổng vì cách thực hiện hiện nay. Những sai phạm này đang dung dưỡng cho tham nhũng”, ông Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Thứ ba là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai mà nhiều đại án đang được đưa ra xét xử là minh chứng.
Ông Anh nói, “Đặc điểm nổi bật trong sai phạm này là hiếm khi thực hiện cá nhân đơn lẻ mà thường có tính tổ chức, theo nhóm có sự dung túng bao che của nhiều cán bộ và tổ chức có liên quan. Nguyên nhân cơ bản là do sự buông lỏng quản lý của cấp có thẩm quyền, thậm chí dung túng, lạm quyền”
Ông Ánh cho biết thêm, trong lĩnh vực ngân hàng, dù đã có hàng loạt cuộc thanh tra, giám sát nhưng cuối cùng lại không có quyết định đưa ra khiến sai phạm nối tiếp sai phạm và thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra trong lĩnh vực đất đai.
“Những phi vụ sai phạm liên quan đến đất đai không dưới vài nghìn tỷ đồng và được các thế lực nhất định bao che, dung túng. Những sai phạm về đất đai cũng phải lên tới vài trăm nghìn tỷ đồng nếu xét trên quy mô cả nước”, ông Ánh nhấn mạnh.
Theo Danviiet
Vụ Đinh La Thăng: Thu hồi hơn 20 tỷ đồng
Thu hồi tài sản tham nhũng vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỷ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỷ đồng...
Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội mới đây cho biết, trong điều tra, xử lý tội phạm đã phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế được đẩy mạnh.
Ông Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, được nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.
Điển hình như: Vụ án Dương Chí Dũng; vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Giang Kim Đạt; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc);...
Riêng công tác kê biên, thu hồi tài sản bị thiệt hại luôn được đặc biệt quan tâm, việc kê biên, thu hồi tài sản trong một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao.
Cụ thể như: Vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỷ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỷ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỷ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I) hơn 6.000 tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỷ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỷ đồng;...
Báo cáo nhận định thêm, từ sau kỳ họp thứ tư của Quốc hội (cuối 2017) đến nay tình hình tội phạm được kiềm chế, một số loại tội phạm được kéo giảm, nhưng tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, tham nhũng đều tăng.
Thống kê riêng trong lĩnh vực này đã khởi tố điều tra 1.474 vụ, 2.161 bị can về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tăng 72,60% số vụ, 44,94% số bị can so với cùng kỳ năm 2017); 320 vụ, 659 bị can về tội tham nhũng và các vi phạm khác về chức vụ (tăng 32,23% số vụ, 13,23% số bị can so với cùng kỳ năm 2017). Số vụ án về tham nhũng khởi tố mới tăng.
Theo báo cáo, tội phạm kinh tế, tham nhũng vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ lĩnh vực kinh tế trọng điểm như ngân hàng, tài chính, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, giao thông, xây dựng cơ bản, thuế... đến các lĩnh vực an sinh xã hội như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội... gây dư luận bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Chính phủ cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng tạo ra các "nhóm lợi ích" hoặc móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo "sân sau"... gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước.
Những vi phạm điển hình là trong công tác quản lý đất đai, sử dụng đất đai, nhất là đất nông nghiệp, các DNNN được giao đất đã chuyển đổi đất trái phép, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Ngoài ra, sai phạm trong cấp phép dự án tràn lan nhưng nhiều dự án "treo" dẫn đến nhiều người dân mất đất, thất nghiệp, gây bức xúc, khiếu kiện đông người.
Trong lĩnh vực y tế, các vi phạm chủ yếu là hành vi trục lợi bảo hiểm y tế với nhiều thủ đoạn khác nhau; thông đồng nâng khống giá thiết bị, giá thuốc điều trị trong đấu thầu để chiếm đoạt.
Đáng lưu ý, phát hiện việc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần cho các đối tượng hình sự nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Còn trong lĩnh vực thuế thì tình trạng buôn bán hóa đơn giả, chiến đoạt tiền hóa thuế GTGT, buôn lậu,... gây thiệt hại lơn cho nhà nước và nhân dân.
Chưa đạt 60%
Cũng liên quan tới các vụ đại án tham nhũng, trước đó, báo cáo trả lời kiến nghị cử tri vừa được Thanh tra Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội, năm 2017, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng không đạt chỉ tiêu 60% theo mục tiêu Nghị quyết Quốc hội.
Thanh tra Chính phủ xác nhận, những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.
Trong giải trình gửi Quốc hội, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể có gần 2.500 tỉ đồng trong vụ Ngân hàng Nông nghiệp, hơn 13.700 tỉ đồng trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như, hơn 6.500 tỉ đồng trong vụ Phạm Công Danh... đều rất khó để thu hồi.
Có 3 nguyên nhân được Bộ Tư pháp báo cáo bao gồm:
Một là, số tiền phải thi hành lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm thi hành giá trị thấp.
Thứ hai, Bộ Tư pháp cho rằng, "tài sản đã bị tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa" hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, tài sản chưa có đủ giấy tờ thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án.
Nguyên nhân thứ ba theo Bộ Tư pháp là vướng mắc về cơ chế.
Những con số gắn với ông Đinh La Thăng qua 2 vụ đại án. Nguồn: Người Đưa Tin
Tại diễn biến khác, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã chuyển các bản án có hiệu lực pháp luật của ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và đồng phạm tới Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để thực hiện thu hồi tài sản, thi hành án phần dân sự.
Tổng số tiền ông Thăng phải bồi thường qua 2 vụ án là 630 tỷ đồng.
Trên báo chí, ông Lê Quang Tiến, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết, Cục sẽ tiến hành xác minh thông tin về nhà đất trước đây ông Đinh La Thăng sinh sống tại Khu đô thị Sông Đà - Sudico (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Nhiều ý kiến nhận định, việc thu hồi số tiền 630 tỷ đồng từ ông Đinh La Thăng là rất khó bởi đây là số tiền lớn.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án, cơ quan tố tụng đã không thực hiện việc kê biên các tài sản có liên quan đến ông Đinh La Thăng.
Theo An An (Đất Việt)
Bác kháng cáo của Út 'trọc': Kiến nghị xử lý ông Cung Đình Minh Chiều 1/11, Tòa án Quân sự Trung ương quyết định bác kháng cáo, giữ nguyên mức hình phạt sơ thẩm 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" và 2 năm tù về tội "Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức", tổng hợp hình phạt là 12 năm tù cho Đinh Ngọc...