Sai phạm của Học viện Quản lý giáo dục sẽ để lại hậu quả lâu dài
Theo ông Vũ Quốc Hùng và ông Ngô Văn Sửu sai phạm của Học viện Quản lý giáo dục sẽ để lại hậu quả lâu dài.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, trong Thông báo Kết luận thanh tra số 110/TB-BGĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất nhiều sai phạm Học viện Quản lý giáo dục đã được nêu ra.
Trước đó, ngày 26/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kết luận thanh tra số 88/KL-BGDDT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục.
Trong thông báo dài 22 trang A4 được phát đi, nội dung thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm: Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản; công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; triển khai các quy định về công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cũng trong thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng loạt sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục đã được chỉ ra. [1]
Thứ nhất tồn tại sai phạm về tổ chức bộ máy, nhân sự.
Thứ hai nhiều sai phạm về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ ba công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ tồn tại nhiều vấn đề.
Thứ tư nhiều sai phạm trong công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Hàng loạt những sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục đã được thanh tra chỉ ra. Ảnh: Trung Dũng
Trong khi đó trên cổng thông tin điện tử của Học viện Quản lý giáo dục có nêu rõ sứ mệnh và tầm nhìn của trường:
“Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn về quản lý giáo dục, cung cấp nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và nguồn nhân lực có chất lượng cao trong và ngoài ngành giáo dục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.”
“Học viện Quản lý giáo dục phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành với ưu thế cốt lõi là quản lý giáo dục và các ngành có liên quan mật thiết với giáo dục, hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo và phát triển nguồn cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng hiện đại của Việt Nam và thế giới.” [2]
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam quan điểm của mình về những sai phạm của Học viện Quản lý giáo dục, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương cho rằng: “Những sai phạm trong ngành giáo dục để lại hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ giáo dục là môi trường sư phạm, mô phạm, yêu cầu những người trong ngành cần phải mẫu mực về trong đó có đạo đức, tác phong.”
Video đang HOT
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương (ảnh: Mạnh Đoàn)
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng, những sai phạm trong ngành giáo dục liên quan đến vấn đề đạo đức thì không thể xem nhẹ được. Giáo dục phải là môi trường trung thực, trong sáng, khuyến khích học sinh học tập, các em được đối xử bình đẳng. Nếu để nền kinh tế thị trường chi phối các trường học thì thực sự không ổn. Người làm trong ngành giáo dục cần thấm nhuần các quy định, chuẩn mực vào lẽ sống và cách ứng xử.
Ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh nền giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy cần phải chú trọng đào tạo thế hệ sau hơn hẳn thế hệ trước nhằm thích ứng được sự phát triển của xã hội.
Để ngăn chặn những sai phạm trong giáo dục, Ban lãnh đạo trường phải nhận ra những ưu điểm, thiếu sót của mình. Bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục để nhận ra những bất cập, yếu kém, tồn tại để kịp thời khắc phục và sửa chữa.
Đồng quan điểm với ông Vũ Quốc Hùng, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương cho rằng người quản lý giáo dục mà sai phạm thì sẽ để lại hậu quả rất lớn và kéo dài về sau. Bởi vì bản thân họ có vai trò đào tạo nhân tài nói chung và thế hệ công tác trong ngành giáo dục nói riêng.
Ông Ngô Văn Sửu – nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Đỗ Thơm
Bởi vì thế hệ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ mà trường giáo dục sẽ đóng vai trò quản lý và đào tạo người khác trong tương lai. Trong khi đó muốn trở thành một người quản lý giáo dục thì cần phải có kiến thức sâu rộng và tầm nhìn chiến lược thì mới có thể đào tạo thế hệ sau đi đúng hướng.
Nếu người quản lý mà không có kiến thức, không có hiểu biết thì sẽ gây hại cho những thế hệ sau này. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân những năm vừa rồi nền giáo dục của ta vẫn còn xuất hiện những vụ việc sai phạm này đến sai phạm khác. Nó còn minh chứng cho việc trong một số trường hợp công tác đào tạo không đảm bảo thực chất.
Thực tế đã cho thấy có nhiều người muốn trở thành Phó Giáo sư, Giáo sư nhờ người khác làm để có những bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, thậm chí đăng trên những tạp chí “dởm”.
Theo ông Ngô Văn Sửu, chất lượng của ngành giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Cho nên những người sẽ làm việc trong lĩnh vực quản lý giáo dục phải được đào tạo một cách bài bản và thực sự chất lượng và cần được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.
Bản thân người quản lý giáo dục cần phải có chủ trương, chiến lược dài hạn chứ không phải ngắn hạn và thay đổi nhiều lần. Ví dụ như việc đổi mới sách giáo khoa, khi phát hành nhận thấy có điểm sai thì lại bỏ đi và thay mới.
Tức là làm giáo dục cần nghĩ đến chuyện lâu năm chứ không phải từng năm, từng giai đoạn một, hệ thống quản lý giáo dục phải được chuyên môn hóa, chọn những người có thâm niên dài hạn trong ngành, có nhiều kinh nghiệm để làm công tác quản lý, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ.
* Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/sau-to-cao-hang-loat-sai-pham-tai-hoc-vien-quan-ly-giao-duc-duoc-phoi-bay-post224243.gd
[2] http://naem.edu.vn/tabid/72/id/14532/Default.aspx
Sai phạm hàng loạt ở Học viện Quản lý giáo dục: cần xử nghiêm răn đe cơ sở khác
Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý trực tiếp Học viện Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, trong Thông báo Kết luận thanh tra số 110/TB-BGDĐT về việc "thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất nhiều sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục đã được nêu ra.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi để xảy ra các sai phạm trong nhiều năm ở Học viện này.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, tham mưu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng học viện, Chủ tịch Học viện, Giám đốc Học viện liên quan đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm tại kết luận thanh tra.
Đối với Học viện Quản lý giáo dục, thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hội đồng Học viện tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm và xem xét kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền đối với Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.
Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhiệm kỳ 2016-2021 là ông Phạm Quang Trung. Ông Phạm Quang Trung được bổ nhiệm từ tháng 11/2016.
Sau sự việc này, nhiều ý kiến trong dư luận quan tâm và thắc mắc về việc, để xảy ra hàng loạt sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục như vừa qua thì trách nhiệm của Bộ Giáo dục đến đâu?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh: quochoi.vn
Trao đổi về vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng: "Theo tôi, việc nhiều lãnh đạo các trường đại học, học viện dính dáng đến những sai phạm từ trước tới nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ở Học viện Quản lý Giáo dục cũng vậy.
Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu mà lâu nay chúng ta vẫn đề cập tới như chế tài chưa đủ mạnh còn một nguyên nhân nữa mà Bộ Giáo dục cũng cần lưu ý và xem xét lại.
Đó là việc các trường đại học, học viện ở nước ta những năm gần đây có xu hướng mở ra rầm rộ, ví như "nấm mọc sau mưa". Trong việc mở trường ồ ạt, ngoài một số yếu tố thuận lợi như cơ hội tiếp cận với trình độ đại học cho người học dễ dàng hơn, nhưng mặt khác nó để lại những hệ lụy khó lường về mặt quản lý.
Không những thế, hiện nay chúng ta cũng đang đặt các trường vào cơ chế thị trường, giao các trường phải tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ một phần, như vậy tất yếu là phải có sự cạnh tranh giữa các trường với nhau. Trong tình huống đó, buộc các trường phải tìm mọi cách để làm sao có thể "sống", có thể trụ lại được, trước nguy cơ khủng hoảng tài chính và nhân sự.
Đơn cử như việc, các trường phải làm sao phải tuyển sinh được nhiều nhất, quá trình đào tạo làm sao để có thể thu về được nhiều lợi nhuận nhất. Đó là mầm mống để các sai phạm bắt đầu nảy sinh.
Chưa kể việc các trường mở ra nhiều quá, rơi vào hoàn cảnh cạnh tranh sớm quá khiến nhiều điều kiện chưa thật "chín muồi". Ví dụ như mặt nhân lực, nhiều trường còn non trẻ chưa thỏa mãn các điều kiện này, nhưng mở các mã ngành ồ ạt. Khi ấy chắc chắn chất lượng đào tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng và quản lý về mặt này cũng sẽ khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục cũng không thể thanh tra được hết trước một khối lượng các trường mở ra lớn như thế. Qua đó, dễ dẫn đến việc sẽ có sự buông lỏng quản lý chỉ vì làm việc không xuể. Với các đợt thanh tra thường xuyên, định kỳ còn làm không xuể, không bao quát thì lấy gì chắc chắn rằng các đợt thanh tra đột xuất đã làm việc được hết.
Từ những yếu tố này, nó tạo cơ hội cho các đối tượng là lãnh đạo các cơ sở giáo dục bậc đại học cũng có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, làm trái các quy định của Đảng và Nhà nước. Điều này là nguyên nhân dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước và sai phạm xảy ra hàng loạt như vậy".
Nhấn mạnh về trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong sự việc của Học viện Quản lý giáo dục, vị Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết thêm: "Những sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục theo Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục công bố, tôi được biết không chỉ là trong thời gian gần đây, cũng không chỉ nằm trong một việc nhỏ lẻ mà nó là một hệ thống và sai phạm kéo dài từ các năm trước, của nhiệm kỳ trước.
Trong chuyện này có thể xảy ra trường hợp rằng, một số sai phạm đã phát hiện ra từ trước nhưng chưa được xử lý dứt điểm, sau đó lại đẻ thêm nhiều sai phạm khác.
Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý trực tiếp Học viện Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại.
Bởi lẽ, có thể những sai phạm mới được phát hiện tại học viện này, đáng lý ra Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có sự xử lý nghiêm minh, kịp thời. Như vậy thì đâu dẫn đến những sai phạm hàng loạt tiếp theo như hiện nay.
Được biết, Thanh tra Bộ Giáo dục cũng đã kết luận sơ bộ ban đầu là hơn 7 tỷ đồng bị chi sai. Chuyện đáng bàn đây là Học viện Quản lý giáo dục lại mắc sai phạm hàng loạt vấn đề về giáo dục, nghe ra rất phi lý.
Vì thế, trong chuyện này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong việc quản lý các đơn vị trực thuộc. Chính vì sự chần chừ, dung túng này của Bộ Giáo dục nên mới dẫn đến việc nhiều sai phạm tiếp theo như thế.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần quyết liệt hơn trong việc xử lý các sai phạm, nhất là với các sai phạm đã phát hiện được rồi thì cần có hướng xử lý, hình thức xử phạt nghiêm khắc và đủ sức răn đe mới mong chặn đứng được mầm mống của các sai phạm trong tương lai, trả lại sự tươi sáng trong nền giáo dục nước nhà".
Ông Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, 13, 14. Ảnh: quochoi.vn
Nêu lên ý kiến đánh giá về các sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục, ông Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, 13, 14 cho rằng: "Trong sự việc tại Học viện Quản lý giáo dục và nhiều sai phạm khác trong ngành giáo dục đã được phanh phui, chúng ta không thể phủ nhận một điều là những sai phạm ấy được nảy sinh một phần cũng do Hệ thống quản lý, quy định pháp luật vẫn còn thiếu đồng bộ.
Trước sai phạm lần này, cũng đã có nhiều sai phạm khác bị phanh phui, nhiều lãnh đạo các cơ sở giáo dục thậm chí còn bị khởi tố, nhưng đến hiện tại nó vẫn cứ diễn ra và không có dấu hiệu chấm dứt, cuối cùng cũng vì hai chữ "lợi ích". Khi đó, chúng ta cần quan tâm giải quyết vấn đề là làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành viên trong xã hội".
Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh thêm: "Khi phát hiện sai phạm, chúng ta nên áp dụng những biện pháp xử phạt thật nghiêm minh và dứt điểm, tránh để một sự việc diễn ra kéo dài để lại những hệ lụy không tốt.
Hình thức và mức xử phạt cũng cần phải áp dụng vào thời điểm hiện tại, chứ không phải xử phạt vào ngày hôm nay mà vẫn áp dụng biện pháp xử phạt của nhiều năm trước. Như vậy, dễ tạo ra tâm lý bất chấp, nếu phát hiện sai phạm mới xảy ra mà không áp dụng hình thức xử phạt có tính răn đe thì đâu khiến các đối tượng tiếp theo cảm thấy e sợ".
Sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục: Chi sai gần 7,3 tỷ đồng, bị kiến nghị thu hồi Quá trình thanh tra đột xuất tại Học viện Quản lý giáo dục (Học viện), ngoài việc kiến nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Học viện để xảy ra sai phạm, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo còn kiến nghị nhiều biện pháp xử lý nhằm chấn chỉnh công tác quản lý và khắc phục hậu quả của...