Sai lầm trong thói quen vệ sinh bình sữa của nhiều mẹ Việt gây hại đến sức khỏe của trẻ
Bình sữa nếu không được rửa sạch sẽ tạo ra cảm giác nhờn nhẫy, gây mùi khó chịu, đây cũng là nơi để cho những loài vi sinh vật, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề rất nguy hiểm về tiêu hóa cho bé như đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cho trẻ, không ít cha mẹ cho con bú dặm thêm sữa công thức. Những loại sữa này rất giàu chất béo và chất đạm, nếu không được bú hết, chất lỏng còn lại trong bình bú sẽ bị oxy hóa và biến chất khi gặp không khí, sinh ra vi khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần vệ sinh bình sữa thật kỹ càng và đúng cách để loại bỏ hết tất cả vi khuẩn và các chất còn sót lại sau khi con bú.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại mắc phải sai lầm trong khâu vệ sinh bình sữa của trẻ. Điều này vô tình tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ nhỏ.
Những sai lầm nhiều mẹ Việt thường gặp phải khi vệ sinh bình sữa cho bé
Chỉ làm sạch bình sữa bằng nước
Nhiều mẹ có quan niệm rằng việc vệ sinh bình sữa chỉ cần sử dụng nước rồi sau đó tiệt trùng bình sữa bằng nước đun sôi. Tuy nhiên, các cặn sữa hay chất béo có trong sữa bột pha và sữa mẹ vẫn có thể đọng lại và bám chặt ở cổ bình, núm vú khiến cho bình sữa có mùi hôi khó chịu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Bình sữa nếu không được rửa sạch sẽ tạo ra cảm giác nhờn nhẫy, gây mùi khó chịu, đây cũng là nơi để cho những loài vi sinh vật, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề rất nguy hiểm về tiêu hóa cho bé như đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
(Ảnh minh họa)
Khử trùng bình sữa quá muộn
Khá nhiều mẹ có thói quen chỉ vệ sinh bình sữa khi nào cần sử dụng (khi pha sữa cho bé) thì mới khử trùng. Theo các chuyên gia, bình sữa cần được khử trùng 1 lần/ngày để ngăn cản vi khuẩn sinh sôi. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.
Rửa bình sữa, núm vú chung
Núm vú của bình sữa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và là bộ phận cần đặc biệt quan tâm trong việc vệ sinh. Trên thị trường hiện nay tồn tại một số núm vú giả, kém chất lượng và tiềm ẩn khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn so với bình sữa.
Video đang HOT
Bởi vậy, khi vệ sinh bình sữa, cách tốt nhất là cha mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút, tiếp theo lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài. Sau đó, bạn lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm.
(Ảnh minh họa)
Thói quen để bình sữa ẩm rồi cất đi
Sau khi rửa bình, rất nhiều người không có thói quen làm khô mà đậy nắp kín rồi cất đi luôn. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, các mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước, tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.
Khi nào cần sử dụng mới rửa bình
Theo thời gian thì chất béo có trong thành phần sữa sẽ đọng lại trong bình, rất khó để làm sạch. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh. Do vậy, mẹ hãy dừng ngay thói quen chờ khi nào cần sử dụng thì mới vệ sinh bình sữa. Khi con ăn xong thì mẹ nên rửa sạch bình sữa và tiệt trùng bình sữa ngay để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá nhiều lần
Tiệt trùng bằng nước sôi là cách làm đơn giản và nhanh chóng trong việc vệ sinh bình sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp này nhiều lần trong một ngày thì bình sữa rất nhanh bị nứt vỡ, đổi màu và biến dạng bởi bình được làm bằng nhựa thường không bền với nhiệt.
Do đó, trung bình mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này 1 lần và lựa chọn bình sữa có chất liệu an toàn cho sức khỏe cho bé.
(Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi vệ sinh và bảo quản bình sữa cho bé
Mẹ nên thay núm vú sau mỗi 3 tháng và thay bình sữa sau mỗi 6 tháng một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
Khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình thì cha mẹ nên mua cho bé bình sữa mới, bởi các khe nứt đó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nên chọn bình sữa phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé, không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé.
Chọn bình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, đạt chất lượng tốt, không mua hàng trôi nổi, không nhãn mác.
Sử dụng bình sữa trong mức độ chịu nhiệt cho phép khi khử trùng để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ cho bình.
Trứng bổ mấy cũng hóa độc nếu có 4 biểu hiện này, vì tiếc cố ăn dễ phải nhập viện
Trứng bổ dưỡng nhưng nếu thấy trứng có những dấu hiệu này chớ nên ăn kẻo chẳng có chất dinh dưỡng lại dễ ảnh hưởng sức khỏe.
Trứng là một nguyên liệu rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Mọi người có thể chế biến trứng bằng nhiều cách như luộc, nấu với cháo, hoặc xào với rau củ cũng rất ngon.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng, do đó, nhiều bậc cha mẹ sẽ tăng cường cho con ăn trứng vì trứng giàu canxi và protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào trẻ cũng ăn được và ngay cả người lớn cũng nên cẩn thận nếu không sẽ khiến sức khỏe bị tổn hại.
Dưới đây là 4 loại trứng tốt nhất không nên ăn dù trông ngon tới mấy.
1. Lòng trắng trứng có nhiều đốm đen
Loại trứng này nhìn bên ngoài không có gì bất thường, nhưng khi bóc vỏ ra sẽ thấy có một hoặc nhiều đốm đen trên lòng trắng trứng. Một số người cho rằng chỉ cần nhặt bỏ những vết đen thì vẫn ăn được được. Thực tế, những quả trứng như vậy không ăn được nữa.
Tình trạng lòng trắng trứng có nhiều đốm đen chủ yếu liên quan đến cách bảo quản trứng. Nếu để trứng trong môi trường ẩm và ấm trong thời gian dài, khả năng chống lại vi trùng bên ngoài của màng bảo vệ vỏ trứng giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các kẽ hở của vỏ trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Khi vi khuẩn tiếp tục phát triển, chúng sẽ tạo thành các đốm đen trên lòng trắng trứng, giống như nấm mốc. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn.
2. Lòng đỏ trứng dính vỏ trứng
Khi đập nửa quả trứng thấy lòng đỏ bám chặt vào vỏ trứng, có màu hơi đỏ, có người cho rằng không vấn đề gì, chỉ cần dùng đũa bóc lấy lòng đỏ trứng rồi tiếp tục nấu. Nhưng một số người sẽ ngửi thấy mùi, vứt bỏ nếu có mùi lạ. Trên thực tế, chỉ cần lòng đỏ còn dính vào vỏ trứng thì dù có mùi đặc biệt hay không, nó cũng không thể ăn được nữa.
Những quả trứng như vậy thường được bảo quản quá lâu, do để lâu nên cấu trúc bên trong của trứng thay đổi do ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ,... và các chất cặn trong lòng đỏ sẽ từ từ bám vào màng vỏ trứng, thời gian lưu trữ càng lâu thì dính càng chặt. Đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nếu cha mẹ cho con ăn loại trứng này dễ gây khó chịu đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bình thường.
3. Trứng có máu
Loại trứng này có thể là trứng gà chưa phát triển. So với trứng thông thường, hàm lượng dinh dưỡng của loại trứng này không cao hơn nhiều, thành phần trong trứng bị biến đổi, dễ thúc đẩy vi khuẩn phát triển.
3. Vỏ trứng bị nứt
Trong cuộc sống, chúng ta mua trứng không tránh khỏi những va chạm khiến vỏ trứng bị nứt. Có người sẽ bỏ những quả trứng nứt vỏ nhưng có người lại vẫn tiếp tục sử dụng. Nếu thường xuyên ăn những quả trứng như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mức độ sạch của trứng tương đối thấp, trên bề mặt vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn, nếu có khe hở trong trứng và sau một thời gian bảo quản, vi khuẩn sẽ tự nhiên xâm nhập từ khe hở vào bên trong và tiếp tục sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng. Sau khi ăn những quả trứng như vậy, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Phẫu thuật lấy ổ cặn mủ màng phổi cho trẻ 2 tháng tuổi Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa phẫu thuật nội soi điều trị ổ cặn mủ màng phổi cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Ngày 30/12/2020, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé sơ sinh Liều Kim O.(50 ngày tuổi), thường trú tại Xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....