Sai lầm trong bảo dưỡng ô tô cần tránh
Bảo dưỡng ô tô là việc mà các tài xế nên làm để giữ cho chiếc xe của mình có độ bền lâu dài hơn. Tuy nhiên, những sai lầm trong quá trình bảo dưỡng ô tô lại khiến xe của bạn giảm bớt độ an toàn.
1. Thay dầu ở 1.000 km đầu tiên
Hầu hết các bác tài đều cho rằng, phải thay dầu máy ở 1.000 km đầu tiên vì sợ “mạt” kim loại gia công, thực tế không phải như vậy. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, xe máy xăng nên thay dầu ở 6.000km, máy dầu 5.000km.
Xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.2. Chạy rốt đa xe mới
Đa số các chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào. Trên thực tế, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa, mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1.000 km đầu tiên.
3. Rửa động cơ cho… sạch
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ. Do vậy, việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên. Ngay cả ở Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo một cái bảng khuyến cáo khách hàng: “Không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy”.
Khi bảo dưỡng xe ô tô vệ sinh khoang động cơ không bị bám đầy bụi bẩn là việc cần thiết4. Yêu cầu bảo dưỡng ở những cụm chi tiết miễn bảo dưỡng
Người sử dụng xe thường lăn tăn khi vào hãng bảo dưỡng, kỹ thuật viên làm vèo một loáng là xong. Chưa yên tâm, nhiều người đưa ra ngoài để… làm thêm cho chắc cú. Cụ thể ở đây là một số cụm chi tiết miễn bảo dưỡng thì chỉ kiểm tra, hỏng thì thay: Vòng bi moay ơ, Bình ắc quy, HT phanh ABS / ESP… thậm chí nếu cố tình bảo dưỡng, các món này sẽ “ngỏm củ tỏi” luôn.
5. Bơm lốp với áp suất cao như… xe máy
Đa số các chủ xe đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3-4 kg/cm2 vậy ô tô nặng hàng tấn thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà sản xuất xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 – 2,5 kg/cm2 là đủ, vừa bền lốp vừa chạy êm.
Theo đa số các nhà sản xuất xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm6. Khi thay dầu xe, đi kèm thay nước làm mát
Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên, nó không đòi hỏi thay liên tục như thay dầu, tầm khoảng 5 năm/lần. Tuy nhiên, để xe hoạt động tốt nên tiến hành kiểm tra két nước thường xuyên, phải đảm bảo mực nước luôn ở giữa trạng thái bình thường khi động cơ đang nguội. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần kiểm tra xem có bị rò rỉ không để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Khi ắc quy bị cạn, để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy nên tiến hành nạp điện vài giờ chứ không phải là chỉ cần khởi động bằng kiểu đầu nối ắc quy
7. Chủ quan khi ắc-quy bị cạn
Video đang HOT
Khi ắc quy bị cạn, để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy nên tiến hành nạp điện vài giờ chứ không phải là chỉ cần khởi động bằng kiểu đầu nối ắc quy. Đồng thời nên đem chiếc xe của mình đến trung tâm bảo dưỡng để tiến hành kiểm tra dung lượng ắc quy, xem ắc quy còn giữ được điện tích không.
Hướng dẫn chi tiết cách bọc vô-lăng ô tô
Bọc vô-lăng là phương pháp vừa tô điểm nội thất xe, trang trí theo tố chất riêng của bản thân và tăng cường độ thoải mái cùng khả năng bẻ lái.
Tuy nhiên, phải đảm bảo vô-lăng phải được bọc cẩn thận nhằm tránh trường hợp bị xấu, lệch gây mất thẩm mỹ và còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Giai đoạn 1: Chọn lựa và chuẩn bị
Bước 1: Làm vệ sinh
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô chủ xe nên làm sạch bề mặt vô-lăng bằng khăn mềm cùng cồn vệ sinh đặc dụng để loại bỏ bụi bẩn, chất dính để chuẩn bị cho bước bọc vô-lăng.
Bước 2: Đo đạc đường kính
Đo đường kính vô-lăng bằng cách dùng thước đo ngang qua trục trung tâm. Thường thì bánh lái có đường kính trong tầm 14 - 17.5 inch (36 - 44 cm).
Bước 3: Xác định độ dày
Tiếp đến, dùng thước dây quấn vòng để xác định độ dày của vô-lăng.
Bước 4: Chọn mua bọc phù hợp
Dựa vào các thông số có được (cùng kiểu dáng) để lựa chọn bọc vô-lăng phù hợp. Hiện tại, có 2 dạng bọc tay lái xuất hiện nhiều trên thị trường đó là dạng bọc ôm và dạng bọc khâu. Dạng bọc ôm sẽ tự bó vào bánh lái một cách dễ dàng còn dạng bọc khâu tuy lắp đặt rắc rối hơn nhưng có thể mang đến sự sang trọng và đảm bảo bám chặt vô-lăng. Dĩ nhiên, chủ xe nên chọn các tông màu cùng thiết kế phù hợp với mẫu xe tay lái đang dùng.
Bước 5: Nhận hàng, tháo nhãn mác và kiểm tra lỗi
Nhận hàng, hãy tra cứu và giữ lại các thông tin từ bên bán và nhà sản xuất cùng hướng dẫn sử dụng. Sau đó, tháo bỏ vỏ bọc cùng các thành phần bao bọc khác trước khi sử dụng. Trong lúc tiến hành, hãy kiểm tra bằng giác quan và sờ vào bề mặt sản phẩm xem có biến dạng, lỗi.
Bước 6: Làm mềm tấm ốp dẻo trước khi bọc
Sử dụng máy sấy chế độ thổi nóng và giữ cách xa tấm bọc trong tầm 2,5 cm, hướng vào phần ruột của vỏ bọc vô-lăng. Giữ và thổi đều các vị trí trong tầm 5 - 10 giây đến khi cả vỏ bọc ấm và dẻo hơn. Tiến hành bọc vô-lăng xe khi lớp vỏ còn nóng và dẻo.
Lưu ý: Có thể dùng máy sấy di động để vừa bọc vừa sấy 1 cách tiện lợi. Thường thì loại vỏ bọc vô-lăng khâu chỉ không cần thực hiện bước này.
Giai đoạn 2: Lắp đặt bọc vô-lăng loại ôm
Bước 1: Điều chỉnh vị trí, cố định bọc vô-lăng
Điều chỉnh và giữ vô-lăng ở thế cân bằng, nằm tại vị trí trọng tâm. Sau đó, bọc phần đỉnh sao cho che phủ và ôm chặt được đầu bánh lái.
Bước 2: Kéo căng, bọc toàn bộ bánh lái
Dùng tay kéo căng tấm bọc từ đầu vô-lăng, di chuyển dần xuống 2 bên bánh lái cho đến khi chạm đáy.
Lưu ý: Tay lái có thể phải kéo mạnh để có thể bọc được toàn bộ vô-lăng. Nếu cảm thấy tấm bọc không còn ấm, mất độ dẻo thì tay lái có thể hơ nóng phần chưa hoàn thành để dễ tiến hành hơn.
Bước 3: Hoàn thiện phần đáy
Phần đáy vô-lăng sẽ là vị trí khó nhất mà chủ xe phải thực hiện. Vì vậy, tay lái phải dùng lực mạnh để có thể giải quyết phần cuối cùng. Tuy nhiên, khách hàng có thể dùng quyền trợ giúp và gọi bạn bè giữ cố định bánh lái để thực hiện dễ dàng hơn.
Giai đoạn 3: Lắp đặt bọc vô-lăng loại khâu chỉ
Bước 1: Điều chỉnh vị trí, cố định bọc vô-lăng
Điều chỉnh và giữ vô-lăng ở thế cân bằng, nằm tại vị trí trọng tâm. Sau đó, đặt tấm bọc lên vô-lăng sao cho viền bọc thẳng hàng với các chấu vô-lăng. Có một số tấm bọc loại may chỉ sẽ đi kèm theo các miếng dán giúp cố định chúng khi lắp đặt cho vô-lăng, hãy đảm bảo vệ sinh các vị trí trên để giúp tấm bọc dính chắt hơn vào vô-lăng.
Nên nhớ, dạng bọc may chỉ thường rộng hơn 1 chút so với vô-lăng (khi chưa thắt chỉ) nhưng nếu khách hàng cảm thấy lớp bọc còn hở quá nhiều tức là đã mua nhầm kích cỡ bọc cho vô lăng.
Bước 2: Xâu chỉ buộc dây
Thường thì các sản phẩm bọc vô-lăng dạng may đều đi kèm sẵn với chỉ may đặc dụng cho vô lăng. Hãy dùng đoạn dây 1 - 2 mét xỏ kim và buộc đầu để tiến hành may.
Bước 3: Bắt đầu may
Tiến hành từ vị trí sát với chấu vô-lăng tùy ý. Đâm lỗ từ rìa gần nhất với trung tâm bánh lái và kéo hết dây cho đến khi chạm nút thắt.
Lưu ý: Nhà sản xuất thường đã đục lỗ sẵn trên các tấm bọc, chủ xe chỉ cần đâm kim theo các lỗ có sẵn. Không cần dùng sức để đục các lỗ mới, có thể làm rách tấm bọc.
Bước 4: Chuyển vị trí
Chủ xe tiếp đến hãy chuyển kim đến vị trí đối diện điểm khâu đầu tiên tại rìa ngoài. Sau đó, đâm kim và kéo dây tương tự bước 3. Dùng tay hỗ trợ khi kéo dây để 2 rìa tấm bọc khít sát vào nhau.
Bước 5: Thắt nút
Sau khi có được đường may đầu tiên giữa 2 rìa, dùng kim xoắn và quấn 2 - 3 vòng đường may trước khi dùng lực siết chặt, tạo nút thắt cố định. Chủ xe càng kéo 2 rìa sát với nhau thì độ bám của bọc vô-lăng càng chắc, có tính thẩm mỹ hơn.
Bước 6: Luồn chỉ theo đường may
Người thực hiện chỉ cần lần lượt luồn kim theo các đường may để có thể kéo sát 2 rìa lại với nhau. Không cần phải đâm xuyên qua lớp bọc cho mỗi lần kéo chỉ như may vá. Nếu thực hiện đúng, chủ xe sẽ thấy đường chỉ tạo nên hình zíc-zắc bắt mắt.
Bước 7: Siết chỉ
Khi may chạm đến chấu vô-lăng tiếp theo, hãy siết dây thật chặt trước khi thắt nút và cắt đoạn dây thừa. Đường may đúng sẽ trông rất liền nét và ngăn nắp.
Bước 8: Hoàn chỉnh
Chủ xe hãy tiếp tục tiến hành tương tự cho các khu vực còn lại. Sau đó kiểm tra lại chất lượng đường may và thành quả đạt được. Việc bọc vô-lăng theo cách may là một công đoạn tốn thời gian nhưng nếu thực hiện tốt sẽ giúp cải thiện đáng kể thẩm mỹ xe tại vị trí cabin lái cùng sự thoái mái khi lăn bánh cùng xế yêu.
Theo Mocar.w3w.vn
Bảo vệ nội thất và ngoại thất ô tô trong thời tiết nắng nóng ô tô như thế nào? Trong cái thời tiết nắng nóng có nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C mà chiếc ô tô của bạn không được bảo vệ thì chẳng mấy chốc nó trở thành "lò nung" gây hại sức khỏe cho mình mà còn gây thiệt hại về kinh tế. Theo nghiên cứu thử nghiệm, nhiệt độ bên trong ô tô so với bên...