Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ
Dù nước súc họng có i ốt khử hôi, diệt khuẩn… rất tốt, nhưng đây là dạng thuốc dùng theo chỉ định của bac sỹ nên nếu tự ý dùng nước súc họng có chứa i ốt là sai lầm trầm trọng.
Nước súc họng có i ốt không phải ai cũng dùng được
Dùng nước súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch miệng, họng. Nước súc họng có rất nhiều loại, hầu hết nhằm chống viêm, sát khuẩn, cân bằng pH vùng họng…
Thông dụng nhất là nước súc họng chứa muối NaCl, có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ tế bào niêm mạc họng, loại bỏ các vi khuẩn có hại, ngừa viêm nhiễm ở vùng hầu họng.
Súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Ảnh minh họa.
Nếu bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng… các bác sĩ hay chỉ định dùng nước súc miệng Povidone-iod (Betadine) 1%. Loại nước này bào chế dạng dung dịch, hoặc bột dùng cho người bị viêm nhiễm vùng họng, sau khi phẫu thuật vùng mũi họng (nhổ răng, cắt amiđan, lấy các khối u vùng mũi họng…).
Khi vào miệng, chất i ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng và từ từ tiếp xúc chất bẩn trong miệng khử hôi miệng, sát khuẩn, chống nấm… Dù nồng độ i ốt thấp, nhưng muốn dùng vẫn cần có ý kiến của bác sĩ, bởi nước súc họng Povidone- iod 1% súc miệng này thường được chỉ định cho bệnh nhân nghi nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng, bị đau họng, viêm họng… tới mức không ăn, không nói được, nuốt nước bọt cũng đau.
Nước súc họng có i ốt cũng được chỉ định dùng để giảm các triệu chứng: Viêm họng cấp (đau họng, rát họng, khô họng, cay họng…), loét họng do virut, do chấn thương, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hoặc mắc phải, vệ sinh vùng họng miệng cho những bệnh lý trào ngược, viêm tuyến nước bọt, khoang miệng…
Dùng nước súc họng cần phải biết cách để hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.
Cách sử dụng
Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), Povidone Iod 1% là nước sát trùng được chỉ định dùng nhằm vệ sinh vùng họng – miệng, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đau họng, vết loét nhỏ, nhiễm trùng khoang miệng, thuốc có thể diệt các sinh vật nhạy cảm như vi khuẩn, nấm, vi rút xâm nhập vào họng.
Khi dùng cần ngậm một lượng thuốc vừa khoang miệng và rung lưỡi và má rồi ngửa cổ “khò” thành tiếng để dung dịch sát khuẩn láng đều trong họng và khoang miệng. Có thể nghiêng mặt trái – phải để dung dịch vào các kẽ răng, lợi để làm sạch khoang miệng, khoảng 5 phút thì nhổ ra. Có thể lặp đi lặp lại 5 lần/1 lần súc họng. Mỗi ngày có thể súc họng 3 lần.
Nước súc miệng chỉ nên coi là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám trên răng. Để đạt hiệu quả cần đánh răng trước khi ngậm nước súc miệng.
Ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây, và làm cho dung dịch chuyển động trong miệng nhiều lần đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng, rồi mới nhổ.
Không nên dùng quá 3 lần/ngày.
Sau khi dùng nước súc miệng không nên ăn trong khoảng 30 phút.
Cần học cách dùng đúng nước súc họng mới đạt hiệu quả cao. Ảnh minh họa.
Những ai không được dùng thuốc súc họng i-ốt
Video đang HOT
Trước tiên khẳng định lại rằng đây là nước sát trùng chỉ được dùng khi có chỉ định, tức là chỉ được dùng theo đơn bác sĩ kê. Có nhiều người tự ý sử dụng nước súc họng theo thói quen, hoặc thấy người khác dùng tốt thì mua về súc, mà không có đơn bác sĩ. Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào, điều này rất nguy hại cho sức khỏe, bởi dùng nước súc họng chứa i ốt có thể gặp các tác dụng phụ như: Kích ứng tại chỗ (gây bỏng niêm mạc, phản ứng tại họng, khoang miệng, loét, tăng tiết nước bọt, nuốt vướng, khó thở…), phản ứng phản vệ (hiếm nhưng đã có trong y văn), i ốt dư thừa (tạo bướu cổ, suy giáp, cường giáp) ở những bệnh nhân dùng nước súc họng chứa i ốt trên 14 ngày, hoặc nhiễm toan chuyển hóa (gây hôn mê và suy thận cấp).
Và bác sĩ khuyên những người sau không nên dùng nước súc họng có i ốt:
- Trẻ dưới 6 tuổi
- Người mẫn cảm với i ốt, hoặc bất kỳ tá dược nào trong thành phần bào chế của dung dịch súc họng.
- Người có tiền sử bệnh tuyến giáp, bướu cổ (đặc biệt là bướu cổ có nhân, viêm tuyến giáp Hashimoto…) vì có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
- Tránh dùng thường xuyên với người đang điều trị đồng thời với thuốc có Lithium (dưới 5 ngày).
- Người bị suy thận – do i ốt có thể hấp thụ qua niêm mạc họng, tăng nồng độ i ốt trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân có suy thận.
- Phụ mang thai và cho con bú – do i ốt tự do đi qua nhau thai và được tiết ra trong sữa mẹ. Nếu buộc phải dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ sản khoa, và cũng không dùng thường xuyên.
Lưu ý các bệnh nhân không dùng nước súc họng có i ốt quá 14 ngày. Nếu buộc phải dùng lâu hơn cần phải có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa.
Quá trình dùng nước súc họng có chứa i ốt nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng phải dừng ngay và báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
Bác sĩ hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn nhất để chữa đau họng, loét miệng
Nước muối rất tốt để phòng ngừa đau họng, loét miệng. PGS.TS.BS Pham Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) hướng dẫn cách pha và súc miệng nước muối đúng cách.
Nước muối có hiệu quả bảo vệ họng thật không?
Theo y học, vi khuẩn bám vào bề mặt, khe, hốc sẵn có trong các cấu trúc vùng họng và nằm chờ... lúc cơ thể suy giảm sức đề kháng, hoặc gặp các yếu tố thuận lợi sẽ gây thành bệnh như viêm họng, viêm ami đan cấp, viêm thanh khí - phế quản...
Các hiệu thuốc và các cửa hàng khác bán nước súc miệng có thuốc và các sản phẩm tương tự để phòng, hoặc chữa chứng đau họng, loét miệng. Nhưng nhiều người dân lại ưa dùng nước muối súc họng hàng ngày vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả để giảm đau và giảm các triệu chứng đau họng, loét miệng.
Nước muối phòng ngừa được các chứng đau họng, loét miệng. Ảnh minh họa.
Nhưng nước muối có thể diệt một số vi khuẩn ở miệng và họng, chứ không phải tất cả. Dung dịch nước muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng và rửa trôi chúng khi nhổ nước muối ra ngoài.
Những người làm các phẫu thuật nha khoa cũng có thể dùng nước muối để súc miệng, nhưng vài ngày đầu nên súc miệng nhẹ để ngăn ngừa vảy bong ra, và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Công dụng của nước muối với các triệu chứng như thế nào?
Với đau họng
Súc miệng nước muối có thể có hiệu quả để điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.
Với tình trạng loét miệng
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
Với dị ứng
Một số dị ứng có thể khiến niêm mạc mũi và cổ họng nề, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng bằng nước muối sẽ không ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp giảm bớt một số khó chịu ở cổ họng.
Với nhiễm trùng đường hô hấp
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang. Một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Với sức khỏe răng miệng
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trẻ em súc họng bằng nước muối hàng ngày bảo vệ họng rất tốt. Ảnh minh họa.
Cách súc miệng hiệu quả
Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.
- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.
- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.
- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.
- Rồi nhổ nước ra
- Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.
- Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày, hoặc súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.
- Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ cho họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa.
Súc miệng bằng nước muối giữ họng sạch, giảm đau do viêm họng, loét miệng. Ảnh minh họa.
Rủi ro và cân nhắc
Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, những người sau đây nên cân nhắc sử dụng.
- Những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác (thận...) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.
- Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị.
Công thức pha nước muối súc họng chuẩn:
- 1/2 muỗng cà phê muối pha với 30 ml nước ấm, lắc cho tan hết.
Có thể thêm baking soda vào dung dịch nước muối, ví dụ:
- 1 lít nước 1 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê baking soda (đã có nghiên cứu khoa học trên trẻ em cho thấy dùng nước muối súc miệng 2 lần/ngày trong 21 ngày đã làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn miệng so với những trẻ em dùng giả dược).
Cách súc miệng hiệu quả
Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.
- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.
- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.
- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.
- Rồi nhổ nước ra
Cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.
Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối 1-2 lần/ngày.
PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào
( Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội)
Tử vong do cắt amidan, trường hợp nào tuyệt đối không được cắt? Viêm Amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khi bị viêm Amidan, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị hoặc chỉ định cắt Amidan nếu cần thiết. Có thể tử vong do cắt amidan Cắt Amidan là một phẫu thuật, lấy bỏ tổ chức...