Sai lầm tệ hại của CIA
Người đứng đầu Ủy ban Tình báo của Thượng viện Mỹ đã phải thốt lên “ sai lầm tệ hại” khi đề cập tới những nhà tù bí mật cùng đòn tra tấn dã man dưới tên gọi mỹ miều “kỹ thuật thẩm vấn nâng cao” của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Các nghi can khủng bố bị CIA giam giữ tại nhà tù trên đảo Guantanamo
Video đang HOT
Ngày 13-12, với tỉ lệ phiếu 6/9, Ủy ban Tình báo của Thượng viện Mỹ đã tán thành bản báo cáo dài 6.000 trang sau khi kết thúc cuộc điều tra cái gọi là “kỹ thuật thẩm vấn nâng cao” của CIA. Bản báo cáo này được hoàn thành sau 3 năm rưỡi điều tra về hoạt động bắt giữ và thẩm vấn của CIA với các nghi can khủng bố, trong đó bao gồm cả việc đưa các tù nhân đến những nơi gọi là “điểm đen” (nhà tù bí mật khắp thế giới), nơi họ bị thẩm vấn dã man.
Hiện Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ vẫn chưa có kế hoạch công bố bản báo cáo điều tra với công chúng. Tuy nhiên, khi đề cập tới nội dung bản báo cáo điều tra này, Chủ tịch Ủy ban, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein nói: “Tôi tin chắc rằng việc hình thành các “điểm đen” lâu năm và bí mật, cũng như việc sử dụng cái gọi là “kỹ thuật thẩm vấn nâng cao” là những sai lầm tệ hại”.
Cho dù Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ chưa công bố công khai nhưng bê bối “điểm đen” nhà tù bí mật cùng những đòn tra tấn dã man của CIA với các nghi can khủng bố đã nhiều lần được phanh phui trên báo chí. Cũng trong thời gian cơ quan lập pháp Mỹ tiến hành điều tra, báo chí Mỹ và thế giới đã “lật tẩy” nhiều “điểm đen” cùng các đòn tra tấn dã man đối với các nghi can khủng bố.
Sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, chính quyền Tổng thống George W. Bush “bật đèn xanh”, cho phép CIA lập nhiều “điểm đen” giam giữ tù nhân cũng như được thực hiện các đòn tra tấn dã man với nghi can khủng bố. Những điểm đen này không chỉ có ở các “điểm nóng khủng bố” như Afghanistan hay Iraq… mà xuất hiện nhiều nơi ở châu Âu và nhất là nhà tù khét tiếng Guantanamo.
Tại các “điểm đen” đáng sợ này, CIA đã thực hiện các đòn tra tấn rợn người được gọi bằng cái tên mỹ miều “kỹ thuật thẩm vấn nâng cao”, trong đó có việc sử dụng súng ngắn và máy khoan điện khi thẩm vấn nghi can khủng bố. Một trong số những nghi phạm đầu tiên bị “nếm” đòn tra tấn này là Abd al-Rahim al-Nashiri, nhân vật mà CIA cho là lãnh đạo hàng đầu của Al Qaeda, khi bị nhân viên thẩm vấn gí súng vào đầu dọa bắn chết tại chỗ thì nhân viên khác cho nổ khẩu súng khác khiến nghi can tưởng mình bị bắn chết thật.
Song đáng sợ nhất là đòn “trấn nước” (waterboarding) áp dụng với một số nghi can khủng bố hàng đầu như Abu Zubaydah, Khalid Sheikh Mohammed… Sau khi “chết đi sống lại tới 4 lần” với đòn trấn nước làm ngạt gây cảm giác như bị chết đuối thật, CIA mới đi tới kết luận rằng Zubaydah không phải là thủ lĩnh số 3 của Al Qaeda như họ đã từng quy kết trước đó.
Thế nên, không có gì khó hiểu khi chính quyền Tổng thống Barack Obama cùng Thượng viện Mỹ dưới quyền kiểm soát của Đảng Dân chủ mở cuộc điều tra về các hoạt động tra tấn của CIA thì các cựu Giám đốc cơ quan tình báo này cùng thành viên Đảng Cộng hoà đều lên tiếng phản đối. Song bất chấp sự phản đối này, bản báo cáo điều tra cũng đã được Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hoàn thành và dư luận đang chờ công khai để xem CIA còn những “kỹ thuật thẩm vấn” rùng rợn nào khác.
Theo ANTD
HSBC phải nộp phạt gần 2 tỉ USD trong nghi án "rửa tiền"
Ngân hàng lớn nhất Châu Âu HSBC sẽ phải nộp phạt ít nhất 1,9 tỉ USD cho nhà chức trách Mỹ để giải quyết vụ điều tra "rửa tiền" nhằm vào nhà băng này. Đây là mức phạt lớn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, HSBC và cơ quan công tố của Mỹ đã đạt được thỏa thuận nộp phạt nói trên vào ngày hôm qua- 10.12.
Trước đó, một ủy ban thuộc Thượng viện Mỹ cáo buộc các quan chức hàng đầu của HSBC đã giám sát lỏng lẻo hoạt động của ngân hàng này, dẫn tới bị nghi dính líu vào hoạt động "rửa tiền" cho các băng đảng ma túy ở Mexico và chuyển tiền cho một số nhà băng ở các quốc gia bị cấm vận, bao gồm Iran và Sudan.
Cũng trong ngày 10.12, ngân hàng lớn thứ nhì của Anh là Standard Chartered nhất trí nộp phạt 327 triệu USD sau khi các nhà chức trách Mỹ cáo buộc ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran, khi bị tình nghi rửa tiền cho các cá nhân và tổ chức tại quốc gia này.
Thời gian qua, HSBC và Standard Chartered đã trở thành mục tiêu điều tra "rửa tiền" của một loạt cơ quan chức năng Mỹ. Các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Văn phòng Kiểm soát tiền tệ và các cơ quan công tố của thành phố New York.
Những nỗ lực của Giám đốc điều hành (CEO) HSBC- ông Stuart Gulliver, nhằm cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận- đang chịu tác động bất lợi từ các cuộc điều tra "rửa tiền" ở Mỹ. Ủy ban của Thượng viện Mỹ cho rằng, việc HSBC không tuân thủ các biện pháp kiểm soát "rửa tiền" cho phép các tổ chức khủng bố và buôn lậu ma túy tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ.
Hiện HSBC chưa đưa ra thông tin chính thức nào về thông tin nộp phạt số tiền 1,9 tỉ USD cho nhà chức trách Mỹ.
Trong quý III vừa qua, HSBC đã dự phòng 800 triệu USD cho bồi thường nghi án "rửa tiền", bổ sung thêm vào khoản dự phòng 700 triệu USD cho vụ này. Đầu tháng 11, HSBC cho biết, có thể phải nộp phạt nhiều hơn số tiền 1,5 tỉ USD đã dự phòng để giải quyết các cuộc điều tra chống rửa tiền tại Mỹ.
Là CEO của HSBC từ tháng 1.2011 tới nay, ông Gulliver đang tìm cách cắt giảm chi phí 2,5-3,5 tỉ USD và phục hồi lợi nhuận thông qua bán tài sản ở các thị trường mới nổi. Mới đây nhất, HSBC đạt thỏa thuận bán lại cổ phần 16% trong công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc Ping An cho đối tác Charoen Pokphand Group của Thái Lan với giá 9,4 tỉ USD.
Về phần mình, vào tháng 8 vừa qua, Starndard Charterd đã nộp phạt 340 triệu USD cho nhà chức trách bang New York cũng vì bị điều tra "rửa tiền". Hôm 6.12, Standard Chartered đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng, ngân hàng này có thể phải nộp phạt thêm 330 triệu USD để khép lại các cuộc điều tra khác.
Theo giới phân tích, khoản nộp phạt công bố ngày 10.11 sẽ khép lại các cuộc điều tra "rửa tiền" ở Standard Chartered. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã tăng 0,8% trong phiên giao dịch tại London, nâng tổng mức tăng từ đầu năm lên 6,3%.
Theo laodong
Mỹ thông qua dự luật bảo mật thư điện tử Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật bảo mật thư điện tử cá nhân. Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ cho biết, dự luật mới quy định trong quá trình điều tra cảnh sát phải có trát của tòa mới được yêu cầu một bên thứ ba cung cấp các...