Sai lầm tai hại khi hạ sốt cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con bị ốm, thân nhiệt cao đã vội vàng hạ sốt theo những cách “truyền miệng” phản khoa học, có thể gây họa khôn lường cho con.
Khi trẻ bị sốt, nếu không xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như: tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn thần kinh não, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có đủ kinh nghiệm để xử lý đúng khi trẻ bị sốt. Sự lo lắng, hoảng loạn và tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ, kể cả nghe theo kinh nghiệm dân gian, có thể gây nguy hiểm cho con.
Sau đây là một số sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ:
Sờ trán đoán nhiệt độ
Không nên xác định nhiệt độ sốt của con bằng cách sờ trán. Ảnh minh họa.
Xác định con sốt bằng cách sờ trán hoặc má là hoàn toàn không chính xác. Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có các chỉ số: Nhiệt độ trong hậu môn cao hơn 38 độ C, nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C, nhiệt độ ở nách cao hơn 37,2 độ C.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi bị sốt
Không phải lúc nào sốt cũng do trẻ bị nhiễm trùng và cần uống thuốc. Khi sốt nhẹ, 37,5 – 38 độ C, phụ huynh chưa cần dùng thuốc cho trẻ. Đặc biệt, một số cha mẹ còn tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định rất nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Lau mát cho trẻ bằng rượu, cồn, nặn chanh
Rượu, cồn có thể làm mát nhanh nhưng cách này rất nguy hiểm vì trong rượu, cồn chứa một số hóa chất có thể thấm qua da khiến trẻ bị ngộ độc. Chanh cũng có thể hạ sốt nhưng trong chanh chứa axit làm bỏng làn da non nớt của trẻ.
Tuyệt đối không chườm đá lạnh cho con khi con bị sốt. Ảnh minh họa.
Nhiều mẹ thấy con sốt cao quá dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang nóng, nếu bạn chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp ngay lập tức.
Cạo gió cho trẻ
Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian được áp dụng phổ biển. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi trẻ bị sốt xuất huyêt, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Vì vậy, tuyệt đối không nên cạo gió cho trẻ.
Ủ quá ấm cho bé
Video đang HOT
Không nên ủ quá ấm cho con khi con bị sốt. Ảnh minh họa.
Nhiều phụ huynh thấy bé sốt sợ con lạnh lại ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Cách làm này thực sự nguy hiểm vì có thể làm thân nhiệt trẻ càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật ngay lập tức.
Kiêng nước hoàn toàn
Nhiều mẹ sợ con ốm cảm lạnh nên kiêng tắm, kiêng luôn cả việc lau rửa bức thiết cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ đừng bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu hơn. Cách này giúp hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng. Không chỉ vậy, tắm hay lau qua người cho bé còn là phương pháp hạ nhiệt hữu hiệu. Nhưng mẹ hãy tắm nhanh cho con, không thể lau kỹ như lúc bé khỏe mạnh được.
Hạ sốt cho trẻ thế nào là đúng?
Nắm nhiệt độ trẻ bị sốt: Nhiệt độ cơ thể cho thấy mức độ sốt của trẻ. Mức sốt vừa là 38-38,5 độ C trẻ có thể chịu đựng được nhưng nếu sốt cao 39-40 độ C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy trong não.
Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, các mẹ cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiến hành các bước hạ sốt phù hợp cho trẻ như sau:
- Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ.
- Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.
Kiểm tra nhiệt độ cho con bằng nhiệt kế trước khi dùng biện pháp hạ sốt. Ảnh minh họa.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.
- Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô.
- Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
Một số loại thuốc không nên lạm dụng hay tự ý dùng để hạ sốt cho trẻ
- Dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ: Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng tuy nhiên loại thuốc này được khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
- Lạm dụng paracetamol: Paracetamol là loại thuốc hạ sốt rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng Paracetamol có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Hơn nữa, việc kết hợp Paracetamol với những loại thuốc khác không đúng cách có thể khiến trẻ bị sốt nặng hơn.
Không nên tự ý tiêm, truyền thuốc giảm sốt cho trẻ. Ảnh minh họa.
- Lạm dụng thuốc đặt hậu môn: Không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng.
- Tự ý truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con: Nhiều phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con để bổ sung nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Tuy nhiên, việc tiêm/truyền khiến trẻ phải chịu đau đớn, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, chưa chắc đã giảm được sốt nhanh, nhất là sốt virus.
Theo Doisongphapluat
8 món ăn hạ sốt siêu tốc cho trẻ
Nước dừa, nước cam, sữa chua đều rất tốt cho những trẻ bị ốm sốt.
Bà mẹ yêu con nào cũng muốn làm cho con mình những món ăn vừa ngon bổ vừa hợp với khẩu vị của các bé nhất là khi bé bị ốm, chán ăn. Tuy nhiên, việc này chẳng hề đơn giản chút nào. Dưới đây là 8 thực phẩm hạ sốt cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo.
Kem trái cây mix sữa chua
Kem luôn là món ăn ưa thích của trẻ, vì thế, mẹ nên làm món này để "dụ" bé ăn khi con bị ốm. Chỉ cần những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe của trẻ là có được món ăn bé cực yêu thích rồi.
Mẹ có thể làm kem làm từ nước trái cây và sữa chua cho bé (Ảnh minh họa)
Các mẹ chỉ cần say nhuyễn 1 loại trái cây mà bé ưa thích. Sau đó cho 1 lớp nước trái cây, 1 lớp sữa chua rồi thêm 1 lớp nước trái cây vào khuôn làm kem, cắm 1 chiếc que vào giữa và để khuôn kem vào tủ đá. Để qua đêm là hôm sau bé đã có 1 que kem thật ngon để thưởng thức rồi.
Lưu ý, để tránh bé bị viêm họng và ốm nặng hơn, hãy để ở ngoài 1 lúc cho bớt lạnh đã nhé!
Súp gà phiên bản cực lạ
Hãy cho súp gà vào 1 chiếc lọ xinh xắn và cho bé thưởng thức lúc nguội (Ảnh minh họa)
Nếu bé nhà bạn lười uống nước súp gà, nhưng nó lại tác dụng kháng viêm và rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của bé lúc này. Đừng vội bỏ cuộc, mẹ chỉ cần chọn mấy chiếc lọ thật xinh xắn, cho nước súp gà vào lọ. Sau đó để lọ súp gà vào tủ lạnh hoặc để ngoài nhiệt độ phòng. Vì có chất béo nên súp gà sẽ nhanh chóng đông lại. "Vẻ ngoài" mới lạ của món súp gà chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và ăn rất ngon miệng đấy nhé!
Nước trái cây pha... oresol
Nước trái cây pha... oresol cũng là một giải pháp giúp hạ sốt cho trẻ. Rất nhiều bé sợ nước oresol - loại nước mà các con phải uống khi bị bệnh tiêu chảy hoặc sốt để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể. Mùi vị của nước oresol khiến trẻ có cảm giác như mình đang bị bệnh và phải uống thuốc mặc dù loại nước này rất ngon miệng. Để khắc phục vấn đề này, các mẹ hãy pha một ly nước trái cây, loại mà các bé thích, sau đó pha thêm nước oresol vào. Mẹ vừa có thể cho bé uống thuốc mà bé vẫn rất thích ly sinh tố có hương vị là lạ này.
Nên chọn cam khi trẻ bị ốm
Nếu cục cưng của bạn đang bị ốm, tất cả những gì các mẹ nên làm là ra chợ mua những quả cam ngon nhất về cho bé. Đây là loại trái cây bổ sung 1 lượng lớn vitamin C, giúp bù nước và đường, cũng nhưng lượng calo mà cơ thể bé cần để hồi phục.
Các mẹ có thể pha nước cam hoặc cho bé ăn trực tiếp để tận dụng chất xơ. Tuy nhiên, cam có tính axit vì thế mẹ không nên cho con ăn nhiều quá nhé!
Một ly sinh tố hoa quả bắt mắt
Một ly sinh tố bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe bé lúc ốm
Dù bé có mệt và chán ăn thì một ly nước sinh tố đẹp mắt, thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng của bé. Mẹ có thể chọn tất cả các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: chuối, cam, xoài, dâu tây... say nhuyễn kèm sữa chua, nước cốt dừa... chắc chắn sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé.
Sữa chua chứa probiotic rất tốt cho hệ miễn dịch của bé lúc này, đừng quên nguyên liệu này khi làm món sinh tố đó.
Bữa ăn phụ với bột yến mạch
Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất vì thế, mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức.
Bánh quy làm từ lúa mỳ
Đây cũng được coi là một món ăn giúp bé hạ sốt hiệu quả. Phục hồi sức khỏe cho trẻ sau khi bị ốm, sốt là cả một quá trình lâu dàu vì vậy, mẹ hãy chọn món bánh quy làm từ nguyên liệu bột mỳ để làm bữa phụ cho bé. Đây là loại thực phẩm rất dễ tiêu hóa và tốt cho việc phục hồi cơ thể của bé.
Nước dừa
Nước dừa ít calo và có tác dụng như nước oresol, cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C rất tốt cho các bé đang bị sốt. Mẹ có thể mua nước dừa cho bé uống trong thời gian bé bị sốt để bù nước cho cơ thể. Vitamin C có trong nước dừa cũng giúp củng cố hệ miễn dịch và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Theo Khampha
Những điều mẹ đã sai lầm khi chăm con Vấn đề nuôi dạy con cái trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với những gia đình có đầy đủ bố và mẹ. Nhưng nếu biết tránh những sai lầm dưới đây về việc chăm con của các bà mẹ. Cho con uống thuốc bổ vô tội vạ Các mẹ thường có chung suy nghĩ: Thuốc bào chế cho em bé được...