Sai lầm tai hại khi chế biến thịt lợn, vừa mất hết dinh dưỡng lại dễ gây độc cơ thể
Dưới đây là những sai lầm khi chế biến thịt lợn mà bạn cần tránh để tránh “rước bệnh” cho cả gia đình.
Cuộc sống bận rộn nên nhiều gia đình thường dữ trữ thịt trong tủ lạnh, khi nấu chỉ cần rã đông là được. Song không phải ai cũng biết rã đông đúng cách.
Theo đó, việc bỏ thịt từ tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng là cách rã đông sai lầm nhiều người mắc phải. Bạn có biết rằng nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Thậm chí, một số người còn ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, cách làm này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, làm thịt mất hết chất.
Cho thêm nước lạnh khi đun nấu
Theo các chuyên gia việc thêm nước lạnh, muối quá sớm vào nồi thịt luộc, hoặc nồi xương hầm… là điều không nên. Nguyên nhân là do thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa. Thịt vì thế sẽ bị co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.
Thịt luộc quá kỹ
Để thịt trong nhiệt độ 200 – 300 độ C suốt một thời gian dài sẽ khiến axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Vì thế các bà nội trợ nên nấu thịt vừa chín, khi thấy có lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Cách lựa chọn thịt lợn an toàn
- Lựa chọn những miếng thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, mỡ có màu sắc, độ rắn bình thường. Ngoài ra, ở mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, khô, thịt hơi rít, cơ hơi se lại.
Video đang HOT
- Thịt lợn tươi khi sờ vào sẽ có cảm giác rắn chắc, độ đàn hồi cao, không để lại vết lõm khi lấy ngón tay ấn vào, bỏ tay ra không bị dính.
- Miếng thịt lợn tươi ngon khi đem luộc có nước trong, váng mỡ to, dậy mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.
Những thực phẩm 'đại kỵ' với thịt lợn, chớ dại ăn cùng kẻo rước độc vào người
Thịt lợn là món ăn quen thuộc, bổ dưỡng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm kết hợp với thịt lợn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Không nấu cùng thịt trâu, thịt bò
Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra thịt lợn cũng được khuyên không nấu chung với thịt trâu vì lâu dài dễ gây chứng sán dây, sán sơ mít. Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng từng loại để dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị hơn.
Không nấu gừng với thịt lợn
Ảnh minh họa: Internet
Gừng là nguyên liệu quen thuộc thường được các bà nội trợ sử dụng khi chế biến để ướp và khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên gừng sống thuộc hỏa còn thịt lợn thuộc thủy, khi kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng phong thấp, nổi các nốt đen trên mặt cho người ăn.
Không nấu cùng gan dê
Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Rau mùi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.
Đậu tương
Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Bởi đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho, nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Quả mơ
Thịt và mỡ lợn không được kết hợp với quả mơ, bởi, quả mơ có tính chua khi kết hợp với thịt hay mỡ lợn mang tính ngọt lạnh sẽ sinh ra bệnh tả lỵ (thổ tả hoặc kiết lỵ).
Ngoài ra, y văn cũng cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai ... Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Chim cút, chim bồ câu
Ảnh minh họa: Internet
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Không ăn gan lợn cùng đậu phụ (đậu hũ)
Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Óc, tủy lợn kỵ muối - rượu
Không nên nêm muối, vào món óc, tủy lợn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.
Tương tự như với muối, óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.
Thịt rùa, ba ba
Thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng.
Phổi lợn kỵ súp lơ
Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu. Ảnh minh họa: Internet
Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.
Hòa Thuận
Bữa ăn tối quyết định tới cân nặng của bạn Để giảm cân khoa học và an toàn, ngoài việc tập thể dục hãy điều chỉnh để có một bữa ăn tối lành mạnh, vừa đủ để giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn mà cơ thể vẫn có đủ năng lượng cần thiết. Các chất dinh dưỡng trong rau xanh và trái cây có tác dụng hỗ trợ giảm cân...