Sai lầm nào đang “đẩy” Venezuela tới khủng hoảng?
Viễn cảnh chết đói, bạo loạn, bệnh dịch đang tiến rất gần tới Venezuela, nơi nắm giữ 18% trữ lượng “vàng đen” của thế giới – theo tạp chí TIME (Mỹ).
Dòng người xếp hàng chờ lĩnh thực phẩm là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Venezuela đang “rơi tự do”. Từ sáng sớm cho tới tối muộn, hàng người đứng ken nhau kéo dài cả dặm. Tại một đất nước hàng đầu thế giới về trữ lượng xăng dầu, người dân đang chịu đói, trông chờ vào bất cứ thứ gì cửa hàng còn trữ. Nếu may mắn, họ sẽ có bột ngô đem về.
Người dân Venezuela chờ mua thực phẩm.
“Tôi chưa từng nghĩ ngày này sẽ đến”, Yajara Gutierreza, 41 tuổi chia sẻ, “Chưa từng nghĩ rằng tại Venezuela, với tất cả số xăng dầu mình có, chúng tôi lại phải chật vật mới được chút bánh ngô”.
Tại bệnh viện Dr. Jose Maria Vargas ở thủ đô, thuốc hết, ngay cả phương pháp thông thường như chạy thận cũng không thực hiện được. Bác sĩ phải nhìn bệnh nhân tử vong ngay trước mắt mình. Đồn cảnh sát ở Caracas thì phải giam hơn 150 tù nhân trong căn khám dành cho 36 người. Có trường tiểu học, học sinh còn lả ngay trong lớp vì đói.
Venezuela từng là hình mẫu của châu Mỹ Latinh, là quê hương của người anh hùng Simon Bolivar, người đã giải phóng phần lớn châu lục khỏi ách cai trị của Tây Ban Nha. Nhưng giờ đây, nước này lại trở thành câu chuyện cảnh tỉnh cho cả khu vực.
Đồng bolivar giờ phải đựng bằng bao, chứ không phải ví, một bolivar không đổi được 1 xu. Ngay cả động vật cũng chết dần chết mòn.
Khủng hoảng do thế lực bên ngoài?
Cơ bản, Venezuela vẫn đang được điều hành bằng “di sản của một người quá cố”.
Tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro khẳng định mình là một Chavista (người theo chủ nghĩa và lý tưởng của cố Tổng thống Hugo Chavez), nhưng ông ta không có khí chất của “người thầy” – và cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi” như ông Chavez.
Video đang HOT
Phần lớn thời gian Tổng thống Chavez lãnh đạo đất nước, giá dầu duy trì ở mức cao. Nhưng tới thời Maduro, giá dầu từ 100 USD/thùng sụt xuống 25USD/thùng.
Ông Chavez được đông đảo dân chúng ủng hộ nhưng Maduro thì đang dần đánh mất lòng tin. Biểu tình, bạo loạn nổ ra. Tháng 12/2015, trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, phe đối lập đã giành được đa số ghế trong Quốc hội, lần đầu tiên kể từ năm 1998.
Biểu tình phản đối Nicolas Maduro.
Trong khi đó, Maduro tuyên bố, ông ta sẽ không từ chức. Tháng 5 vừa qua, Maduro đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu quân đội chuẩn bị cho khả năng bị xâm lược.
Trong một thông điệp truyền hình, Tổng thống Maduro nhận định: Venezuela đang phải đối mặt với một âm mưu gây bất ổn nghiêm trọng từ bên ngoài. Nhiều khả năng tầng lớp giàu có đang hợp tác với CIA và lực lượng dân quân Colombia dọc biên giới.
Ông Maduro nhấn mạnh: “Đế quốc muốn biến châu Mỹ trở lại thành sân sau của mình, muốn giành lại ảnh hưởng chiến lược nhằm nắm lấy tài nguyên thiên nhiên và phá hoại khối BRICS (liên minh Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) nếu xét trên bình diện quốc tế”.
Bi kịch từ dầu mỏ?
Đáng lý ra, Venezuela không thể rơi vào tình cảnh này.
Venezuela sở hữu 18% trữ lượng dầu thế giới, tương đương khoảng gần 300 tỉ thùng. Suốt một thời gian dài trong quá khứ, tầng lớp ưu tú thì ngày càng giàu có nhưng người nghèo phải chật vật mưu sinh trong các thị trấn xập xệ bên sườn đồi.
Sau khi lên nắm quyền năm 2002, Hugo Chavez thực hiện những thay đổi lớn. Ông tấn công vào tầng lớp giàu có ở Venezuela và những “người bạn” Mỹ của giới này. Lúc đó, nước Mỹ đã là bóng ma trên chính trường Mỹ Latinh, có lịch sử tài trợ cho đảo chính, xâm lược và chính phủ bù nhìn.
Hugo Chavez thực sự là anh hùng của Venezuela.
Thế nhưng, ông lại có một quyết sách khiến người kế nhiệm phải lao đao. Đó là một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tất nhiên, hướng đi này chẳng có gì sai ở thời điểm ông Chavez còn tại vị. Có thời điểm giá dầu còn lên tới 140 USD/thùng (2008).
Và Chính phủ của ông đã xây được hàng triệu ngôi nhà cùng hàng loạt trung tâm y tế. Thậm chí nhiều cộng đồng dân cư còn nhận được máy tính xách tay và máy giặt.
Ông Chavez cũng cố định giá cả của nhu yếu phẩm, từ cà phê cho tới bánh trái. Khi các công ty không thể thu lời khi sản xuất các mặt hàng này, ông Chavez chỉ cần dùng tiền bán dầu để nhập chúng từ nước ngoài. Và để ngăn cản người dân bỏ đồng bolivar (đang mất giá), ông đặt ra giới hạn về việc mua bán ngoại tệ.
Cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez được người dân yêu quý.
Những biện pháp này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện thời theo cách ít ai ngờ tới.
Không thể mua bán ngoại tệ hợp pháp, các doanh nhân đã quay sang chợ đen, nơi tỉ suất rất cao. Trong khi tỷ suất chính thức là 10 bolivar đổi 1 USd thì ở chợ đen, tỉ suất này là 1000 đổi 1.
Lạm phát lại càng nghiêm trọng khi giá dầu sụt giảm. Venezuela không thể dựa vào nguồn tiền từ xuất khẩu dầu để cân đối giá nhu yếu phẩm. Và kết cục là tình trạng khan hiếm xảy ra.
Bên trong một siêu thị ở Caracas.
Giờ đây, những người trung lưu thành thị ở Venezuela đang tự gọi mình là “người nghèo mới”. Yajaira Gutierrez, cư dân Caracas cho biết, cách đây 5 năm, lương của chị khoảng 800 USD/tháng. Nay, dù thường xuyên được tăng, lương của chị vẫn không bằng 1/10.
Khi nào không thể mua thực phẩm ở cửa hàng, Gutierrez phải tìm đến chợ đen, nơi thực phẩm đắt gấp 10. “Tôi đang phải tắm giặt bằng xà phòng rửa bát”, chị nói.
Lãnh đạo phe đối lập Capriles cho rằng, cách duy nhất là Maduro từ chức và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, theo tạp chí Time, vận mệnh của Venezuela vẫn có thể thay đổi bởi 1 nhân tố đặc biệt. Đó là quân đội.
Cho tới nay quân đội vẫn đang hậu thuẫn Maduro nhưng lực lượng này đã lật đổ Chính phủ Venezuela 3 lần trong 70 năm và họ đang tiến dần tới một thời khắc quyết định. Liệu họ sẽ tiếp tục ủng hộ Maduro hay đưa đất nước theo một ngã rẽ mới?
Theo Soha News
Phe đối lập Venezuela thu thập đủ chữ ký nhằm lật đổ Tổng thống Maduro
Phe đối lập Venezuela tuyên bố họ đã thu thập đủ chữ ký của người dân để kiến nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro.
Theo luật pháp, phe đối lập cần thu thập tối thiểu 200.000 chữ ký, tương đương 1% tổng số cử tri đăng ký để có thể kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý, nhằm lật đổ tổng thống. Đến nay họ đã thu thập được nhiều hơn số lượng chữ ký cần thiết đó.
"Đến nay, đã có 231.596 chữ ký được xác định hợp pháp", lãnh đạo phe đối lập và Thống đốc bang Miranda, ông Henrique Capriles viết trên trang Twitter cá nhân tối hôm 22-6.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Venezuela, tỷ lệ 1% này phải được thu thập ở tất cả 23 bang và vẫn chưa rõ yêu cầu này có được đáp ứng hay không.
Chính quyền Venezuela đã bắt đầu xác nhận tính hợp pháp của các chữ ký đối với bản kiến nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý này vào hôm 20-6, sau khi gần 2 triệu người ủng hộ động thái trên. Theo ông Capriles, hơn 70.000 người đã được xác nhận chữ ký trong ngày hôm đó.
Những người ký bản kiến nghị trên mạng còn 2 ngày nữa, tức đến hết ngày 24-6, phải mang chứng minh thư đến các địa điểm do cơ quan bầu cử quốc gia thiết lập để kiểm tra và lăn dấu vân tay.
Sự ủng hộ của dân chúng đối với Tổng thống Maduro đã giảm xuống mức thấp kỷ lục sau khi giá dầu thế giới sụt giảm, gây khó khăn cho ngân sách của quốc gia Nam Mỹ này, khiến lạm phát tăng cao và thiếu hụt lương thực.
Theo_An ninh thủ đô
Khủng hoảng lương thực Venezuela: Đóng cửa hàng để tránh hôi của Nhiều người dân Venezuela phải hàn dính các cánh cửa, dựng hàng rào, chướng ngại vật trước cửa hàng sau hàng loạt vụ hôi của chết người trong cuộc khủng hoảng lương thực ở nước này. Một cửa hàng đóng cửa sau khi bị hôi của. AFP Những người chủ cửa hàng tại thành phố Cumana, Venezula có động thái trên sau khi...