Sai lầm lớn nhất Gia Cát Lượng khiến Thục Hán diệt vong
Đệ tử Gia Cát Lượng tin cậy chọn làm người kế tục, cuối cùng lại chính là người trực tiếp đưa nhà Thục Hán đến con đường diệt vong.
Khương Duy và Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết.
Để làm rõ vấn đề này, trang mạng Phượng Hoàng (Ifeng) đã trích dẫn nội dung trong cuốn sách “Cái chết của các danh tướng”, do tác giả Trương Nhuệ Cường biên soạn.
Người kế tục Gia Cát Lượng
Theo Ifeng, sai lầm lớn nhất trong việc dùng người của quân sư nhà Thục Hán Gia Cát Lượng, không phải việc ông từng dùng Mã Tốc hay Ngụy Diên, mà là việc lựa chọn Khương Duy làm người kế thừa sau khi mình qua đời.
Khương Duy, tự Bá Ước, là người Cam Túc, ban đầu là một vị tướng bên phe Tào Ngụy. Mùa xuân năm 228, Gia Cát Lượng phái Trấn Đông tướng quân Triệu Vân, Dương Vũ tướng quân Đặng Chi chiếm cứ Cơ Cốc, sẵn sàng tấn công đất Mi (Thiểm Tây ngày nay).
Ngụy Minh Đế Tào Duệ khi đó cử đại đô đốc Tào Chân làm thống lĩnh, đặt trọng binh phòng ngự ở đất Mi.
Gia Cát Lượng nắm lấy cơ hội dẫn đầu quân chủ lực quay sang tấn công Kỳ Sơn. Quân Thục đang có thế lớn lại được ba quận Thiên Thủy, Nam An, An Định của Ngụy đều đã sẵn sàng “bỏ Ngụy về Thục”.
Khương Duy khi đó là Trung lang tướng ở quận Thiên Thủy, cùng Thái thú Mã Tuân tháp tùng Thứ sử Ung Châu Quách Hoài tuần sát các vùng. Được tin 3 quận phản Ngụy, Quách Hoài cấp trở về đất Thượng Khuê ở phía đông để gia cố phòng ngự.
Phác họa hình ảnh Khương Duy.
Vì bất đồng chính kiến, Mã Tuân bỏ lại Khương Duy, một mình chạy về Thượng Khuê. Khi Khương Duy cùng các thuộc hạ tới nơi thì Quách, Mã quyết không mở cổng thành.
Khương Duy tới bước đường cùng, buộc phải quay đầu trở lại và sau đó gia nhập lực lượng của Gia Cát Lượng. Có được Khương Duy, Gia Cát Lượng vui mừng như nắm trong tay báu vật. Thư gửi Tham quân Tưởng Uyển có đoạn viết: “Khương Bá Ước nhạy bén việc quân, suy nghĩ thấu đáo, đã trải qua nhiều thử thách”.
Năm đó, Khương Duy 27 tuổi, được Gia Cát Lượng sắc phong Phụng Nghĩa tướng quân, làm Dương Đình Hầu. Được Gia Cát Lượng tín nhiệm, Khương Duy sớm thăng cấp làm Trung giám quân, dẫn đầu đại quân chinh phạt phía tây.
Sau lần rút quân từ gò Ngũ Trượng về Thành Đô, Dương Nghi tỏ ra tự mãn, cho rằng mình có công lớn, đáng là người kế thừa Gia Cát Lượng. Nhưng lại không được Gia Cát Lượng tin tưởng, giao phó binh quyền nên Dương Nghi tỏ ra bất mãn. Năm 235, Năm 235, Lưu Thiện hạ lệnh bãi chức Dương Nghi, phế làm dân thường. Vì vẫn tỏ ra phản kháng, Dương Nghi bị bắt giam và cuối cùng tự sát trong tù.
Về phần mình, Gia Cát Lượng đem chính sự giao Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn, riêng quân sự do Khương Duy nắm quyền.
Về sau, Tưởng Uyển, Đổng Doãn lần lượt qua đời, Khương Duy nắm quyền lực lớn hơn, cùng Phí Y giữ chức Thượng thư.
Khi Phí Y bị hàng tướng Quách Tuần ám sát năm 253, Khương Duy về cơ bản đã trở thành đại thần có tầm ảnh hưởng lớn nhất Nhà Thục Hán. Có thể nói, mọi vấn đề của Thục Hán đều đổ lên đầu Khương Bá Ước.
Khương Duy không gánh vác được nhà Thục Hán?
Khương Duy là người kế tục mà Gia Cát Lượng tin tưởng nhất.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng nắm quyền triều đình Thục Hán hơn 10 năm, trong đó có 7 năm khiến đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh, bao gồm một lần Nam chinh và 6 lần Bắc phạt.
Video đang HOT
Trong khi đó, Khương Duy 9 lần mở chiến dịch tấn công nhà Ngụy ở phương Bắc, gọi là “cửu phạt trung nguyên”. Mặc dù Khương Duy giành được một số thắng lợi, nhưng sự nghiệp “nhất thống thiên hạ” của Thục Hán vẫn không đạt được bất cứ đột phá chiến lược nào.
Có thể nói, Gia Cát Lượng và Khương Duy đều là những nhân vật tài ba thời Tam quốc. Nhưng cả hai đều thất bại trong vai trò thừa tướng nhà Thục Hán.
Bảo tàng văn hóa Thục trong Miếu Vũ Hầu ở Thành Đô (Trung Quốc) có lưu trữ một tấm bản đồ thời Tam Quốc, bao gồm số liệu so sánh nhân khẩu ba nước khi đó.
Cụ thể, dân số Thục Hán là 940.000, Tào Ngụy 4.432.881, còn Đông Ngô là 2.300.000 người. Những số liệu này về cơ bản phản ánh được tình trạng phân bố dân cư và sức mạnh của 3 phe phái thời Tam quốc.
Dân số Thục Hán không bằng 1/4 Ngụy và một nửa Đông Ngô. Trong khi Trung Quốc thời cổ đại phụ thuộc lớn vào sức chiến đấu từ nhân lực. Từ khi hình thành đến sau này, nhà Thục Hán luôn yếu nhất.
Có ý kiến cho rằng, chỉ cần sở hữu thống soái tốt, thì “con cừu cũng thể được đào tạo thành con hổ”. Nhưng nhà Thục Hán cuối thời Tam quốc cũng không có ai kiệt xuất như vậy.
Giống như bậc tiền bối, 9 lần Bắc Phạt của nhà Thục Hán do Khương Duy chỉ huy đều không giành được chiến thắng.
Năng lực Gia Cát Lượng sau này được các nhà sử học đánh giá không vượt trội so với Tư Mã Ý. Khương Duy kế tục cũng không chiếm ưu thế trước Đặng Ngải, Chung Hội nhà Ngụy.
Nhiều năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Phí Y từng cảnh báo Khương Duy: “Chúng ta tài kém xa Thừa tướng (Gia Cát Lượng). Thừa tướng cũng không thể bình định Trung Nguyên, huống gì bọn ta! Chi bằng giữ nước an dân, bảo toàn xã tắc, cũng là giữ trọn cơ nghiệp”. Câu nói này được các nhà nghiên cứu ngày nay nhận định là đúng đắn.
Chiến tranh được coi là con dao hai lưỡi. 9 lần xuất quân Bắc phạt, Khương Duy đều không thể giành chiến thắng quyết định.
Số dân nước Thục khi khi Lưu Bị xưng đế năm 221 là 900.000 thì đến giai đoạn diệt vong năm 263, con số này chỉ tăng lên có 940.000. Số liệu hầu như không có sự khác biệt đã thể hiện tình hình chiến tranh liên miên, khiến sức mạnh nhà Thục Hán gần như không thay đổi.
Như vậy, Khương Duy chỉ “tròn vai” trong vai trò lãnh đạo quân sự mà không thể hiện năng lực trong chuyện triều chính. Ông cũng không quan tâm đến việc phát triển đất nước.
Nhân vật tầm thường như Liêu Hóa ở Nhà Thục cũng từng khuyên Khương Duy, “Binh không dấu, ắt tự diệt. Trí không hơn địch, mà lực kém hơn địch, làm sao có thể đứng vững? Nhiều năm chinh chiến, quân dân không được an ninh, lại thêm Ngụy có Đặng Ngải túc trí đa mưu, không phải tầm thường. Không nên miễn cưỡng làm điều quá khó khăn”. Việc Khương Duy chủ chiến được đánh giá là “biết chắc thất bại mà vẫn cố chấp”.
Sai lầm dẫn đến Thục Hán sụp đổ
Cho đến cuối cùng, chính Khương Duy đã coi thường, bỏ qua việc gia cố phòng ngự Hán Trung để cho nhà Thục Hán dễ dàng đại bại trước quân Ngụy.
Tầm quan trọng của Hán Trung đối với Thục Hán là không thể bàn cãi. Ngoài Gia Cát Lượng, Tưởng Uyển và Phí Ý cũng từng có thời gian đến phòng thủ tại nơi này.
Ảnh minh họa.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Đại tư mã Ngụy là Tào Sảng xuất binh chinh phạt để “lập uy”, nhưng vấp phải phòng tuyến Hán Trung nên đành “ngậm ngùi trở về”.
Khi trở thành Thừa tướng nhà Thục Hán, Khương Duy nhận định vị thế phòng ngự này không thể giúp Thục Hán đạt được mục đích quân sự thôn tính Tào Ngụy.
Trước quyền lực và tầm ảnh hưởng của Khương Duy, triều đình cho giải thể các điểm đặt doanh trại để tập trung binh lực đồn trú ở 2 thành Hán, Lạc.
Toan tính của Khương Duy tưởng như tích cực nhưng thực chất lại khiến Thục Hán đại bại nhanh chóng. Về sau, tướng Ngụy là Chung Hội công phạt Hán Trung một cách dễ dàng.
Theo các nhà sử học ngày nay, sai lầm của Khương Duy chủ yếu nằm ở 2 vấn đề. Về chiến lược, ông dụng binh quá thường xuyên; về chiến thuật, ông từ bỏ các điểm phòng thủ hiểm yếu, khiến Thục Hán “hở sườn”.
Các học giả hiện đại cũng có cách nhìn nhận công bằng hơn đối với danh tướng cuối cùng của nhà Thục Hán. Bởi bên cạnh sai lầm cá nhân của Khương Duy, Thục Hán quốc lực yếu kém là điểm yếu chí mạng từ hàng chục năm.
Tài năng của Khương Duy ngày càng nổi bật hơn trong giai đoạn nhà Thục Hán suy vong. Nhưng nhìn lại cả một giai đoạn lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc, việc Gia Cát Lượng chọn Khương Duy là người kế tục không thể nói là thành công, bài phân tích trên trang Phượng Hoàng kết luận.
________________
Trong suốt giai đoạn phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng có những mâu thuẫn sâu sắc với Quan Vũ. Bài viết xuất bản sáng sớm ngày 25.12 sẽ làm rõ vai trò của Gia Cát Lượng trong cái chết của Quan Vũ, khiến nhà Thục Hán để mất Kinh Châu.
Theo Đăng Nguyễn – Phượng Hoàng (ifeng) (Dân Việt)
Sự thật về quan hệ "cá nước" giữa Lưu Bị, Gia Cát Lượng
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa khắc họa mối quan hệ khăng khít giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, như "cá với nước" nhưng các nhà sử học đã chỉ ra những dấu hiệu trái ngược.
Phác họa Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết.
Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người "nhất kiến như cố" (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: "Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy". Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa cũng có viết, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm Gia Cát Lượng, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, Lưu Bị cũng nghe theo. Nhưng mối quan hệ giữa hai người có thực sự khăng khít, như "cá với nước"?
Không hoàn toàn được Lưu Bị trọng dụng
Các nhà sử học Trung Quốc thời xưa và nay đã đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề này. Nhờ các tài liệu lịch sử mà các nhà sử học đã có thể chứng minh, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân thiết như "Tam Quốc Diễn Nghĩa" khắc họa.
Thứ nhất, Gia Cát Lượng không phải người được Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục Hán. Sau chiến thắng lịch sử trong trận Xích Bích nhờ công lớn của Gia Cát Lượng, Lưu Bị mở chiến dịch giành Tây Xuyên.
Lưu Bị, Gia Cát Lượng và các vị tướng dưới quyền.
Gia Cát Lượng được giao trấn giữ Kinh Châu còn Lưu Bị vẫn tin tưởng dùng Bàng Thống và Pháp Chính để đánh Tây Xuyên. Mãi về sau, Lưu Bị mới điều Gia Cát Lượng đến mặt trận này.
Thứ hai, trong chiến dịch tiến đánh Hán Trung, Pháp Chính vẫn là trợ thủ chính của Lưu Bị. Gia Cát Lượng chỉ đóng vai trò ở phía sau, làm công tác hậu cần mà không được tham mưu. Vị trí của Gia Cát Lượng xếp sau Pháp Chính ngay cả khi Lưu Bị đã nắm trong tay Hán Trung.
Thứ ba, Lưu Bị hết mực tin tưởng Quan Vũ, giao cho vị tướng này trấn thủ Kinh Châu. Nhưng kết cục lại trở nên bi thảm, Kinh Châu thất thủ. Nếu như Lưu Bị điều Quan Vũ đến Tứ Xuyên, Gia Cát Lượng và Triệu Vân ở lại Kinh Châu thì lịch sử có thể đã thay đổi.
Thứ tư, Sau khi để mất Kinh Châu, Lưu Bị quyết đánh Đông Ngô trong khi Gia Cát Lượng không được tham gia. Lưu Bị cũng không quan tâm đến lời can ngăn của Lượng. Chỉ đến khi quân Thục bị lửa thiêu rụi trong thảm bại, Gia Cát Lượng mới thở dài và nói: "Nếu có Pháp Chính ở đây tất khuyên được Chủ không tiến quân sang phía đông".
Câu nói này khẳng định, Gia Cát Lượng không phải số một trong mắt Lưu Bị mà là Pháp Chính.
Quan điểm trái ngược
Gia Cát lượng không được Lưu Bị trọng dụng như trong Tam Quốc diễn nghĩa?
Vì sao lại xảy ra những mâu thuẫn như vậy. Một số học giả Trung Quốc đưa ra hai lý do giải thích vấn đề này.
Thứ nhất, Lưu Bị và Gia Cát Lượng có tư duy chiến lược khác biệt. Theo "Long Trung đối sách", Gia Cát Lượng cho rằng cách duy nhất để Lưu Bị củng cố quyền lực chỉ có thể là chiếm Kinh Châu và Ích Châu.
Kinh Châu khi đó do Lưu Biểu trấn giữ. Lưu Biểu đã già lại không có người kế nghiệp tài giỏi. Kinh Châu sẽ giúp đường vào nước Thục sẽ rộng mở, đồng thời Hán Thủy và Miên Thủy ở hai bên sẽ bảo vệ vùng đất quan trọng này.
Trong khi đó, Lưu Chương là người chiếm giữ Ích Châu. Người này cũng không phải bậc gian hùng tới mức không thể đánh bại. Ích Châu chính là đất khởi nghiệp của Bái Công Lưu Bang, vốn cực kỳ hiểm trở và sản vật phong phú.
Gia Cát Lượng toan tính, sau khi chiếm Kinh Châu và Ích Châu, Lưu Bị chỉ còn việc ổn định nhà Thục, xây dựng quân đội. Phía Bắc Lưu Bị địch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền, chờ thời cơ thiên hạ có biến để tiêu diệt cả hai đối thủ chính, thống nhất Trung Quốc.
Sự thật mối quan hệ "cá nước" giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Nhưng Lưu Bị lại là người cơ hội, chỉ muốn thành công ngay lập tức mà thiếu đi tầm nhìn chiến lược. Lưu Bị chỉ muốn chiếm cứ một phương, làm vương ở nước Thục nên không coi trọng ý tưởng liên kết với Đông Ngô mà Gia Cát Lượng đề xuất.
Lưu Bị cũng không hoàn toàn tin tưởng Gia Cát Lượng. Anh trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn giữ trọng trách lớn ở nước Đông Ngô, từng là sứ thần nước Ngô sang Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với mối quan hệ phức tạp ấy, Lưu Bị khó có thể xóa bỏ được mối nghi ngờ cá nhân với Gia Cát Lượng.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, Vương Phu Chi (1619-1692), đã có những phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong cuốn "Độc thông niên luận".
Gia Cát Lượng muốn giữ Hán diệt Tào. Nếu không liên kết với Đông Ngô thì Thục Hán không thể có thời gian Bắc phạt. Còn ý đồ của Lưu bị ngay từ ngày đầu gặp Gia Cát Lượng đã không thay đổi.
Tượng Lưu Bị và Gia Cát Lượng được tạc đứng cạnh nhau, dưới khắc bốn chữ: "Quân thần cá nước".
Lưu Bị muốn tự tực tự cường, thành lập vương quốc nên đã cùng liên kết với Quan Vũ. Vì vậy, Lưu Bị không tin Gia Cát Lượng như Tôn Quyền ở Đông Ngô tin tưởng Gia Cát Cẩn. Lưu Bị không thể xua tan mối nghi ngờ trong quan hệ giữa Gia Cát Lượng và nhà Đông Ngô.
Về việc gửi con ở Bạch Đế Thành, Lưu Bị để Gia Cát Lượng nhận Lưu Thiện làm con nuôi có thể coi là chuyện cực chẳng đã.
Khi Lưu Bị sắp lâm chung, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã trở nên vô cùng sâu sắc, Lưu Thiện lại không phải là mẫu quân vương kiệt xuất, không đủ khả năng xử lý tình huống phức tạp.
Pháp Chính và Bàng Thống đã qua đời, người duy nhất Lưu Bị có thể tin tưởng giao vận mệnh của nước Thục chỉ còn Gia Cát Lượng.
Có thể nói, mối quan hệ quân thần như "cá với nước" giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà "Tam Quốc diễn nghĩa" mô tả, có thể chỉ là cách để tác giả La Quán Trung lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế.
_________________
Trận Xích Bích được đánh giá là chiến dịch nổi tiếng nhất mà Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị chiến thắng, làm cơ sở lập nên nhà Thục Hán. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa phác họa việc Gia Cát Lượng gọi "gió đông" thiêu cháy chiến thuyền Tào Ngụy. Bài viết xuất bản sáng sớm ngày 22.12 sẽ làm rõ vấn đề này.
Theo Danviet
Vì sao Gia Cát Lượng quyết diệt Tào Ngụy cho đến chết? Bắc phạt diệt Tào Ngụy là chiến lược quân sự lớn nhất trong cuộc đời Gia Cát Lượng và ông qua đời khi sự nghiệp thống nhất Trung Quốc vẫn còn dang dở. Tư Mã Ý luôn là đối thủ của Khổng Minh trong suốt 6 lần Bắc phạt. Sau trận Xích Bích lịch sử năm 208, cục diện tam quốc (thế chân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Là sự kết hợp của hai siêu phẩm, tựa game mới ra mắt trên Steam đã gây ấn tượng mạnh, lượng người chơi tăng vọt
Mọt game
08:48:39 01/05/2025
Nam NSƯT 50 tuổi ăn chay trường, biệt thự, đất đai trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, về nước cho cháu xấp USD
Sao việt
08:46:27 01/05/2025
Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương
Sức khỏe
08:46:00 01/05/2025
Kim Soo Hyun và công ty quản lý đệ đơn kiện bổ sung đối với YouTuber người Hàn Quốc
Sao châu á
08:41:28 01/05/2025
Thấy con gái bị chồng trộm tiền sinh đẻ, mẹ vợ bình thản đến, quét dọn nhà rồi gọi điện, nói một câu mà con rể tái mét mặt vội về
Góc tâm tình
08:40:42 01/05/2025
Hyundai Tucson thế hệ mới lộ diện: Thiết kế khỏe khoắn, chỉ dùng động cơ hybrid
Ôtô
08:35:13 01/05/2025
5 cầu thủ yêu một nửa từ cái nhìn đầu tiên: Lỡ say một ánh mắt, nguyện bên nhau cả đời
Sao thể thao
08:32:03 01/05/2025
Giá xe côn tay Yamaha Exciter 155 VVA mới nhất hiện nay
Xe máy
08:14:32 01/05/2025
Màn tổng kết cực oách hậu "concert quốc gia": Flex mạnh nào, nếu bạn cũng góp 1 tay
Netizen
08:05:35 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025