Sai lầm kinh điển của bà nội trợ khi dùng nước rửa bát kiểu này
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, có 7 sai lầm phổ biến của người dân khi sử dụng nước rửa chén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể và làm ô nhiễm môi trường.
1. Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.
Ảnh minh họa.
2. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do “không có thời gian” nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
3. Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
Đừng thấy chén đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.
Video đang HOT
4. Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.
5. Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng
Đôi khi thấy chén dĩa quá dơ, bà nội trợ sợ rửa không sạch nên dùng một lượng lớn nước rửa chén để pha vào nước với nồng độ đậm đặc. Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.
6. Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…
7. Mua nước rửa chén trôi nổi không rõ nguồn gốc
Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình “cộng gộp” các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.
Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn. Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp. Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Do đó các nhà khoa học khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc tẩy rửa ở nhiệt độ cao, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại
Theo Lê Lê/Thời đại Plus
Ám ảnh cắt ớt gây bỏng rát tay không còn nếu bạn bỏ túi mẹo vặt này
Mẹo cắt ớt này là mẹo vặt cực hữu ích mà các bà nội trợ hay phải làm món ăn có ớt nhất định không được bỏ qua.
Với tín đồ của các món cay nóng thì không thể thiếu nguyên liệu ớt trong nhà bếp. Và hẳn bạn sẽ đồng ý rằng với nhiều món, có chút cay cay thì mới dậy vị, phải không?
Tuy nhiên khi làm bếp, bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp cắt ớt xong, phần tay đã tiếp xúc với ớt lại trở nên bỏng rát dữ dội? Vậy phải làm sao để cắt ớt mà tay không rát đây?
Nỗi lo này sẽ hoàn toàn tan biến nếu bạn biết tận dụng các vật có sẵn trong bếp này.
1. Dầu ăn
Dầu ăn bình thường hay dầu olive đều có thể được tận dụng trong trường hợp này. Đơn giản thôi, bạn hãy thoa chúng lên tay trước khi tiếp xúc với ớt. Phần dầu sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ cho da tay bạn.
2. Nước rửa chén
Sau khi cắt ớt xong, bạn hãy rửa ngay tay với nước rửa chén hoặc xà phòng. Chất kiềm trong nước rửa này sẽ giúp giảm độ bỏng rát do ớt gây ra.
3. Sữa
Nếu bạn lo ngại rằng nước rửa tay sẽ khiến làn da tay trở nên khô hơn thì bạn có thể dùng sữa. Cắt ớt xong, bạn hãy ngâm tay vào tô sữa lạnh, nếu được bạn có thể bỏ thêm vài viên đá càng tốt. Cơn bỏng rát sẽ nhanh chóng biến mất.
4. Găng tay làm bếp hay màng bọc thực phẩm
Nếu như bạn vẫn cảm thấy việc làm kia có phần lỉnh kỉnh thì cách dễ nhất để bảo vệ tay không bị bỏng ớt đó là ngăn nó tiếp xúc trực tiếp với ớt.
Đơn giản nhất, bạn hãy đeo găng tay làm bếp hoặc sử dụng bao nylon hay găng tay tự phân hủy dùng một lần cũng rất tiện.
Theo Helino
Thấy con dâu hì hục cọ rửa xoong nồi, mẹ chồng "rỉ tai" mẹo nhỏ sáng loáng như mới Chỉ với một số mẹo nhỏ dưới đây, xoong nồi bẩn cỡ nào cũng sẽ được đánh bay trong 1 nốt nhạc. Cấp độ 1: Dùng nước nóng để làm sạch Nếu là chảo không gỉ hoặc chảo men thì cách làm làm khá đơn giản. Hãy bắc chảo lên bếp, đổ nước nóng vào đun sôi lăn tăn khoảng 10, 15 phút...