Sai lầm khiến Mỹ mất tiêm kích tàng hình 176 triệu USD
Tiêm kích F-35A bị phá hủy hoàn toàn tại căn cứ Eglin cuối tháng 9 do phi công mắc sai sót và hạ cánh với tốc độ quá cao.
Không quân Mỹ cuối tháng trước công bố báo cáo điều tra vụ chiến đấu cơ F-35A thuộc biên chế Phi đoàn Tiêm kích số 58 gặp nạn khi hạ cánh xuống sân bay quân sự Eglin tối 19/5. Đây là tiêm kích tàng hình thứ hai của lực lượng đóng quân tại căn cứ Eglin gặp nạn chỉ trong 5 ngày, sau vụ một chiếc F-22 rơi trong lúc bay huấn luyện ngày 15/5.
Theo báo cáo, chiếc F-35A số đuôi 12-005053 bị rơi trên đường băng số 30 của căn cứ Eglin. Phi công phóng ghế thoát hiểm an toàn và chỉ bị thương nhẹ, nhưng chiếc tiêm kích trị giá 176 triệu USD lật úp, bốc cháy và bị phá hủy hoàn toàn cách đầu đường băng khoảng 1.400 m.
Một tiêm kích F-35A hạ cánh tại căn cứ Eglin. Ảnh: USAF.
“Khi hạ cánh, mũi tiêm kích chúi xuống với tốc độ cao, càng trước chạm đường băng ngay sau càng chính, khiến máy bay bị nảy mạnh và phần mũi bốc lên. Phi công sau đó cố gắng điều chỉnh, nhưng thao tác cần lái nhanh chóng sai lệch với dao động mũi máy bay”, báo cáo của không quân Mỹ có đoạn viết.
Video đang HOT
Hai giây sau khi chạm đường băng, phi công kéo cần lái về phía sau nhằm nâng mũi máy bay, sau đó bật chế độ đốt tăng lực.
“Những hành động này là nỗ lực thiết lập trạng thái cho phép máy bay cất cánh và vòng lại hạ cánh lần nữa. Tuy nhiên, cánh đuôi ngang vẫn cụp hết cỡ, khiến mũi máy bay không thể nâng lên, bất chấp phi công kéo cần lái về phía sau suốt 3 giây. Sau nỗ lực thất bại và nhiều lần máy bay nảy trên đường băng, phi công thả cần lái và phóng ghế thoát hiểm”, báo cáo cho hay.
“Chủ tịch ủy ban điều tra kết luận sự cố xảy ra bởi hàng loạt nguyên nhân, trong đó mở đầu là tiêm kích F-35A tiếp đất với tốc độ 374 km/h, nhanh hơn 93 km/h so với mức cho phép và các bề mặt điều khiển, trong đó chủ yếu là cánh đuôi ngang, xung đột với thao tác của người điều khiển khi tiếp đất, khiến phi công không thể kiểm soát dao động của máy bay”, báo cáo có đoạn viết.
Cuộc điều tra cũng chỉ ra 4 yếu tố dẫn tới vụ tai nạn, gồm phi công hạ cánh trong lúc bật tính năng giữ tốc độ, màn hình hiển thị gắn trên mũ bay (HMD) bị sai lệch và khiến phi công mất tập trung trong giai đoạn tiếp đất, phi công giảm khả năng nhận thức do mệt mỏi và thiểu am hiểu về hệ thống điều khiển bay.
Thời điểm tiếp đất được ghi nhận trên hệ thống cảm biến của chiếc F-35A. Ảnh: USAF.
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong tài liệu hướng dẫn vận hành và đào tạo của dòng tiêm kích tàng hình F-35. Các hệ thống huấn luyện mô phỏng cho phép phi công hạ cánh với tốc độ cao và phục hồi trạng thái sau khi nảy, không thể hiện chuẩn xác tính năng máy bay trong thực tế, dẫn tới thói quen sai lầm khi vận hành.
Phi công gặp nạn và hai thành viên ủy ban điều tra đều có thể hạ cánh chiếc F-35A an toàn trong buồng mô phỏng với những điều kiện như trước khi xảy ra tai nạn. “Nếu phi công hiểu rõ tính năng và quy tắc của hệ thống điều khiển, cũng như không tích lũy những kinh nghiệm tiêu cực khi huấn luyện mô phỏng, anh ta có thể đã cứu được máy bay bất chấp cú hạ cánh tốc độ cao”, ủy ban điều tra cho biết trong báo cáo.
Nhóm điều tra không đề xuất hạn chế nào với hoạt động của dòng F-35 sau sự cố, nhưng khẳng định đã có nhiều bài học được rút ra.
Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ rơi 35 Sự cố khiến tiêm kích Mỹ phóng sạch loạt tên lửa hơn 4 triệu USD 28 Tiêm kích tàng hình F-35A Mỹ gãy càng
Mỹ dựng cột thu lôi phòng sét đánh tiêm kích F-35
Phi đội F-35A của Vệ binh Quốc gia bang Vermont, Mỹ được bảo vệ bởi nhiều cột thu lôi khi đậu trên đường băng, đề phòng nguy cơ sét đánh.
Vệ binh Quốc gia bang Vermont của Mỹ tuần trước công bố hình ảnh chiến đấu cơ tàng hình F-35A thuộc Phi đoàn tiêm kích số 134 tham gia đợt diễn tập Northern Lightning, trong đó cho thấy biên đội 5 chiếc F-35 nằm giữa ba cột thu lôi cỡ lớn trên đường băng.
Tiêm kích F-35A nằm cạnh cột thu lôi trong đợt diễn tập Northern Lightning hôm 11/8. Ảnh: USAF.
Các cột thu lôi dường như là mẫu PLP-38-MOB từng được thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua để bảo vệ tiêm kích F-35B hồi năm 2018. Sự xuất hiện của những cột thu lôi cạnh đội bay F-35 dường như bắt nguồn từ hàng loạt vấn đề với khả năng chống sét của dòng tiêm kích này, gây lo ngại về nguy cơ cháy nổ trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.
Nhiên liệu sót trong thùng dầu và ống dẫn của F-35A có thể bốc hơi khi máy bay đậu trên đường băng. Nếu không được xử lý triệt để, chúng có thể bốc cháy hoặc phát nổ khi tiêm kích bị sét đánh. Ngoài ra, những tia sét cũng có thể phá hủy Hệ thống Thông tin Hậu cần Tự động (ALIS), vốn được ví như bộ não của F-35.
"Cấu trúc composite của F-35 không có khả năng phòng chống sét thụ động như các tiêm kích đời cũ dùng vỏ kim loại. Cột thu lôi rất cần cho quá trình triển khai máy bay đến các căn cứ viễn chinh không có đủ thiết bị phòng chống sét", thủy quân lục chiến Mỹ cho biết trong báo cáo năm 2018.
Tiêm kích F-35 có Hệ thống tạo khí trơ trên khoang (OBIGGS), được thiết kế để bơm khí nitơ vào hệ thống nhiên liệu, ngăn nguy cơ tích tụ hơi dầu và oxy. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ đang nghi ngờ độ tin cậy của hệ thống này sau khi phát hiện nhiều ống dẫn từ OBIGGS đến thùng dầu chính của dòng F-35 bị hư hại hồi đầu năm nay.
Ngay cả khi OBIGGS hoạt động bình thường, vẫn còn nhiều nghi ngại về tính hiệu quả của nó, khi những chiếc F-35 không duy trì đủ lượng khí trơ trong 12 tiếng sau chuyến bay như yêu cầu. Điều đó buộc các kỹ thuật viên phải áp dụng nhiều phương án chống sét và cháy nổ thay thế, tăng chi phí và thời gian bảo dưỡng phi cơ.
Tiêm kích F-35A ném thử bom hạt nhân Tiêm kích tàng hình F-35A Mỹ gãy càng Tiêm kích F-35 Mỹ 'mất hút' khi rời tàu sân bay 24 Chương trình siêu tiêm kích F-35 hứng đòn Covid-19
Vì sao tàu sân bay TQ chưa đủ tầm làm đối thủ của Mỹ? Trong số tất cả vũ khí mới của Trung Quốc, ít loại vũ khí nào được chú ý như tàu sân bay, theo Business Insider. Thiết kế đường băng khiến chiến đấu cơ "gặp khó" của tàu sân bay Trung Quốc (ảnh: Reuters) Trung Quốc có 2 tàu sân bay đang hoạt động và tàu sân bay thứ 3 sắp ra mắt. Tàu...