Sai lầm khiến môi bị khô, thâm nhiều người mắc phải
Chăm sóc môi sai cách là một trong những nguyên nhân khiến chúng bị thâm, nứt nẻ.
Sai lầm khi chăm sóc môi
Liếm môi để cung cấp nước cho môi?
Bạn nên dừng ngay thói quen liếm môi.
Liếm môi chỉ hỗ trợ tạm thời cho đôi môi khô, và nước bọt bốc hơi nhanh khiến môi lại khô hơn. Các enzym tiêu hóa trong nước bọt thực sự có thể làm hỏng da. Vì vậy, đừng bao giờ liếm môi khi môi khô.
Vết loét không lây nhiễm cho người khác qua hôn môi?
Vết loét do thời tiết lạnh có thể truyền nhiễm cho người khác, vì vậy nên tránh tiếp xúc môi với người khác cho đến khi môi hết loét.
Để môi tiếp xúc với không khí khô hanh, lạnh quá lâu
Video đang HOT
Thói quen không sử dụng khẩu trang khiến môi phải tiếp xúc với môi trường không khí bụi bặm, khô hanh chính là nguyên nhân làm môi luôn trong tình trạng khô, nứt nẻ. Việc ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu cũng vậy, sẽ khiến làn môi cực kì thô ráp. Do đó, hãy để đôi môi luôn được tiếp xúc với môi trường sạch sẽ, cung cấp dưỡng chất cho môi từ những sản phẩm dưỡng cũng như tẩy tế bào chết giúp cho môi luôn tươi tắn. Khi phải ngồi phòng máy lạnh, uống nhiều nước là cách bảo vệ môi đơn giản và hiệu quả nhất.
Mách bạn một số mẹo chăm sóc môi
Đối với những nàng có đôi môi sẫm màu, nước ép lựu là một phương pháp tuyệt vời để thoát khỏi tình trạng này. Cách thực hiện như sau: trộn đều 1/2 muỗng cà phê nước ép lựu với 1/2 muỗng nước ép củ cải đường. Sau đó, thoa dung dịch này lên môi trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng cách này thường xuyên, bờ môi sẽ thêm hồng hào, gợi cảm.
Tăng cường vitamin A và B
Khi thiếu hai loại vitamin này, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và diện mạo cũng kém tươi tắn. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đôi môi bị “xuống cấp”.
Để giải quyết tình trạng này, các nàng nên bổ sung vitamin A và B vào khẩu phần ăn hằng ngày và không dùng đồ uống có chất kích thích. Những thực phẩm giúp bờ môi căng mọng và khỏe mạnh gồm: cà chua, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Tẩy da chết nhẹ nhàng
Tẩy da chết không chỉ giúp môi sạch sẽ, thoáng mát mà còn thêm phần mềm mại. Một số phương pháp tẩy da chết đúng cách:
Dùng bàn chải đáng răng sạch và mềm cọ nhẹ nhàng lên môi, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Nếu môi không bị nứt nẻ, các nàng có thể dùng đường hoặc muối biển thoa nhẹ để tẩy da chết.
Dùng dầu oliu hoặc dầu dừa thoa lên môi và massage theo hình tròn trong khoảng 5 phút rồi rửa nhẹ bằng nước ấm.
Theo Phụ Nữ Today
Bạn đã biết cách bảo vệ môi của mình trong mùa thu
Mùa thu bạn không muốn môi bị khô nứt nẻ thì cần có mẹo bảo vệ đúng cách.
Thay đổi son môi
Mùa thu bạn cần thay đổi cách chăm sóc môi.
Cũng giống như bạn thay thế những chiếc tanktop mát mẻ của mùa hè bằng chiếc áo tay lỡ cho mùa thu se lạnh, soi môi cũng cần được thay đổi sao cho hợp mùa. Về thành phần, son mùa thu luôn có thành phần dưỡng ẩm cao hơn hẳn để bù đắp độ ẩm thiếu hụt so với mùa hè.
Ngoài ra, mùa thu này, những gam màu son đậm cũng sẽ giúp bạn "ấm áp" và hợp với tiết trời se lạnh hơn hẳn những gam màu nhạt của mùa nóng.
Son dưỡng cũng có thể làm khô môi
Trong thực tế, một vài thành phần nhất định trong một số loại son dưỡng thực sự có thể phá hoại tất cả những nỗ lực dưỡng môi của bạn. Một số son dưỡng môi chứa các thành phần như phenol hoặc dầu bạc hà giúp tẩy tế bào chết, các vảy da nứt nẻ trên môi nhưng chúng lại gây khô.
Hãy chọn các son dưỡng có thành phần giữ ẩm như sáp ong, bơ hạt mỡ, bơ ca cao, hoặc loại dầu như dầu hạnh nhân hoặc jojoba và tốt hơn nữa là có thành phần chống nắng.
Nước ép lựu
Sử dụng nước ép lựu cũng là cách để da vùng môi đẹp hơn.
Đối với những nàng có đôi môi sẫm màu, nước ép lựu là một phương pháp tuyệt vời để thoát khỏi tình trạng này. Cách thực hiện như sau: trộn đều 1/2 muỗng cà phê nước ép lựu với 1/2 muỗng nước ép củ cải đường. Sau đó, thoa dung dịch này lên môi trong vòng 15 - 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng cách này thường xuyên, bờ môi sẽ thêm hồng hào, gợi cảm.
Theo Alobacsi
Soi môi cũng thành 'sát thủ'? Thời gian dài sử dụng son môi có thể dẫn đến nhiễm độc chì mãn tính đấy các ấy ạ. 1. Dễ bị dị ứng Thành phần chủ yếu của son môi là lanolin, sáp và thuốc nhuộm. Do thành phần lanolin phức tạp nên dễ dẫn các đến phản ứng nhạy cảm như môi bị khô nứt nẻ, có khi còn cảm...