Sai lầm khiến con đã hư còn hư hơn
Kỉ luật sai cách sẽ khiến bé không những không biết lỗi, mà còn chống đối lại mẹ và sẵn sàng lặp lại lỗi sai của mình.
Đã làm mẹ, ai cũng muốn con mình luôn ngoan ngoãn, nghe lời và không phạm phải những lỗi mẹ không mong muốn như cãi mẹ, nói dối, nghịch ngợm.v.v. Tuy nhiên, hầu như không có đứa trẻ nào không mắc lỗi ít nhất một vài lần. Đối với những lỗi nhẹ, mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở để con không tái phạm, nhưng còn những lúc bé quá hư, nhất thiết phải sử dụng các hình thức kỉ luật, mẹ sẽ làm thế nào cho đúng trong những tình huống này? Liệu cứ đánh hay mắng con thì bé mới nghe lời?
Trên thực tế, có một số phương pháp kỉ luật thậm chí còn làm tình hình tồi tệ hơn: bé không những không biết lỗi, mà còn cố tình chống đối lại mẹ và sẵn sàng lặp lại lỗi sai của mình.
Có lẽ không có bậc cha mẹ nào chưa từng lên giọng mắng con một lần trong đời. Tuy nhiên, việc quát mắng to tiếng lặp đi lặp lại không thực sự giúp mẹ giải quyết được vấn đề. Nó sẽ làm bé thêm lì lợm và không quan tâm đến những gì mẹ nói nữa. Như vậy sao mẹ có thể khiến bé nghe theo mình?
Thông thường, hầu hết trẻ em sẽ có xu hướng “nhờn” với những hành động la hét, quát nạt của mẹ rất nhanh. Nếu mẹ thường xuyên la mắng, bé sẽ dần “miễn dịch” với quyền uy của mẹ. Kết quả là, thông điệp mẹ muốn bé hiểu và tiếp thu sẽ không được truyền tải đúng ý mẹ.
Nói dai dẳng
Việc dạy con theo phương pháp nói đi nói lại nhiều lần lại vô tình khiến bé trở nên vô trách nhiệm với hành vi của mình. Khi trẻ biết rằng chúng không cần phải nhớ những gì phải làm ngày hôm nay vì cha mẹ sẽ cằn nhằn nhiều lần, chúng sẽ không đặt bất kỳ nỗ lực nào vào việc sửa lỗi sai và hành xử có trách nhiệm hơn.
Mẹ có thể sẽ chỉ nhận được câu nói “Con biết rồi!” từ bé khi liên tục cằn nhằn về lỗi của con cả ngày. Hành động này của mẹ sẽ khuyến khích trẻ tranh cãi hoặc hứa sẽ cải thiện hành vi của mình lần sau, thay vì ngay lúc đó. Tốt nhất mẹ hãy chỉ nói một lần kèm theo một hình phạt bất kì và áp dụng hình phạt đó bất kì khi nào trẻ quên không nghe lời mẹ. Như vậy sẽ khiến bé nhớ lâu và có trách nhiệm hơn với hành xử của mình.
Dọa con lặp đi lặp lại
Nếu mẹ liên tục dọa bé nhưng lại không thực hiện lời dọa ấy, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được mẹ không thực sự nghiêm túc khi dọa nạt con. Chẳng hạn như việc mẹ lúc nào cũng nói “Nếu con không ngoan thì mẹ không cho con đi chơi nữa” hay “Con còn làm thế thì mẹ đánh đòn đấy”. Tại sao bé phải nghe lời mẹ nếu như bé biết trước rằng mẹ vẫn sẽ cho bé đi chơi vào cuối tuần và sẽ chẳng có trận đòn nào cả?
Dọa nạt bé sẽ không có hiệu quả tốt như mẹ nghĩ (ảnh minh họa)
Việc dọa nạt lấy đi các đặc quyền của bé hay đưa ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bé không nghe lời sẽ chỉ có hiệu quả khi mẹ thực hiện đúng những gì mẹ nói. Có như vậy, mẹ mới có thể hi vọng thay đổi được tật xấu của con.
Video đang HOT
Các bài giảng lê thê
Hầu như trẻ sẽ không hiểu lỗi của mình là gì sau khi phải nghe mẹ nói giảng giải một bài “diễn văn” dài lê thê. Thay vì lắng nghe thông điệp của mẹ, trẻ thường sẽ chỉ nghĩ về việc bé không thích nghe mẹ nói chút nào.
Nếu cần phải giải thích cho con hiểu một vấn đề gì đó, hãy nói thật ngắn gọn. Mẹ chỉ cần giải thích lí do tại sao mẹ không muốn bé lặp lại lỗi đó nữa và kỳ vọng của mẹ trong tương lai. Thay vì liên tục nói với con rằng bé đã sai, mẹ hãy tận dụng buổi nói chuyện ấy để dạy con kĩ năng giải quyết vấn đề bằng cách hỏi liệu bé có thể làm khác đi vào lần tới không.
Làm con xấu hổ
Làm con xấu hổ bằng cách đưa ra các hình phạt làm bẽ mặt bé sẽ gây phản tác dụng. Dù có những bậc cha mẹ tỏ ra tuyệt vọng khi con ngoài tầm kiểm soát, thì việc làm con xấu hổ không cải thiện được vấn đề.
Những hình phạt kiểu như nói xấu về lỗi của trẻ trước mặt người khác hay liên tục so sánh làm bẽ mặt con có thể làm con thêm tức giận và có thiên hướng chống đối nhiều hơn.
Đưa ra hình phạt không liên quan
Nếu bé đánh em và mẹ bắt bé viết 100 lần “Con sẽ không đánh em nữa “, điều này sẽ không dạy bé cách để giải quyết xung đột một cách hòa bình . Thay vào đó, nó có khả năng làm cho bé ghét viết.
Cách tốt nhất để dạy các bé là đưa ra những hình phạt hợp lý. Việc này sẽ giúp trẻ nhớ được lý do tại sao bé lại bị phạt và nó ngăn cản bé lặp đi lặp lại các hành vi sai trái trong tương lai.
Đánh đập
Dù có rất nhiều ý kiến tranh cãi liên quan đến việc đánh trẻ, nhưng chắc chắn rằng việc đánh đập bé sẽ tạo một hình ảnh không tốt về hành xử bạo lực. Nếu mẹ đánh con vì bé đánh bạn ở lớp, bé sẽ hiểu sai hoàn toàn ý định của mẹ ban đầu. Khi ấy, bé sẽ học được rằng đánh bạn cũng có thể chấp nhận được vì mẹ toàn đánh mình.
Thường xuyên đánh đập khiến trẻ lì đòn và không còn sợ bị đánh nữa (ảnh minh họa)
Không chỉ vậy, việc thường xuyên đánh đập trẻ cũng rất dễ làm trẻ lì đòn và không còn cảm thấy sợ hãi trước những trận đòn của cha mẹ. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm bởi như vậy thì mẹ sẽ khó lòng dạy bé được nữa.
Dạy con là việc chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên, nếu mẹ áp dụng các phương pháp dạy dỗ sai cách, kết quả thu được sẽ không khả quan chút nào.
Khám phá
Làm gì khi con lì lợm?
Bố mẹ muốn con mình luôn ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng trong trường hợp con lì lợm thì phải làm gì để giúp con? Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các cách dạy dỗ trẻ lì lợm.
Như thế nào là lì lợm?
Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Bởi biểu hiện của hai đức tính này gần giống nhau. Song theo các nhà giáo dục Hoa Kỳ thì bố mẹ có thể phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.
Bởi lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì "bản chất tự nhiên".
Vì sao trẻ lì lợm?
1. Bố mẹ hãy nhớ mỗi đứa trẻ đều có một bản chất hoàn toàn khác nhau: Có bé hiếu động, nghịch ngợm trong khi một số bé khác hiền lành, trầm tính hơn.
2. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia các hoạt động mà bé không thích. Bởi vì khi đó bé sẽ thấy không hứng thú và trở nên thờ ơ với những yêu cầu từ phía bạn. Có trẻ sẽ bày tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi im, không phản ứng.
3. Với những đứa trẻ trong độ tuổi tự nhận thức, trẻ đối mặt với hội chứng rối nhiễu tâm lý và luôn phớt lờ lời bạn nói.
4. Trẻ thường có nhiều thất vọng trong ngày. Trẻ muốn được độc lập nhưng bố mẹ thường không cho trẻ làm những gì trẻ muốn. Trẻ không chỉ thường xuyên nói "không!" mà trẻ cũng nghe thấy "không" rất nhiều.
Trẻ thường rất vọng rất nhiều lần trong ngày bởi vì người lớn thường xuyên nói không với trẻ. Cha mẹ đang cố gắng để trẻ được an toàn và dạy trẻ những nguyên tắc quan trọng. Nhưng trẻ không hiểu được mục đích của người lớn. Trẻ chỉ cảm thấy thất vọng khi bị nghe quá nhiều câu từ chối.
Làm sao để giúp con?
1. Hãy học cách chấp nhận bé:
Bạn chỉ có thể kiên trì và uốn nắn bé. Nếu mực độ lì lợm của bé vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận được.
Bạn hãy khuyến khích bé tham gia những hoạt động bé yêu thích. Không ép bé làm những điều mà biết chắc bé không thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá...
2. Hãy giải thích cho bé hiểu lý do
Hầu như các bé đều chống đối yêu cầu của bố mẹ khi không biết lý do. Vì vậy bạn hãy kiên trì giải thích cho bé rõ lý do và hậu quả của việc bé không nghe lời. Cẳng hạn, giải thích cho bé hiểu bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng... Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.
3. Tảng lờ bé
Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình "không thèm" trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như "bị bỏ rơi" nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.
4. Không quát mắng, đánh đòn thái quá
Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé "chai sạn" hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.
Bằng thái độ kiên quyết và chịu khó lắng nghe con, bố mẹ hãy góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé bởi rất nhiều bé ương bướng, lì lợm, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ mình.
5. Đưa bé đi khám
Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Theo phunutoday
Rượu say, vào bệnh viện gây rối CAP Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đang lập hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Phương Thủy (SN 1986), HKTT tại phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội về hành vi gây rối trật tự công cộng. Trước đó, khoảng 15h30 ngày 21-5, CAP Nghĩa Tân nhận được điện thoại của lãnh đạo và nhân viên bảo vệ bệnh viện E, cấp...