Sai lầm khi sử dụng bếp từ có thể khiến cả nhà “gặp họa” – bỏ ngay kẻo hối không kịp
Việc sử dụng sai cách bếp từ có thể biến chiếc bếp thành “quả bom” gây hiểm họa cho cả gia đình bạn đấy!
Không thể phủ nhận rằng, bếp điện từ (hay bếp từ) đang dần chinh phục thị hiếu của nhiều gia đình bởi công dụng tuyệt vời của nó. Không chỉ đảm bảo hiệu suất mà bếp từ còn an toàn với người sử dụng nữa, đặc biệt là nhà có em nhỏ khi chúng có khả năng nguội nhanh và khóa an toàn.
Tuy nhiên, dù nhiều ưu điểm đến mấy mà bạn lại sử dụng sai cách thì cũng có thể biến chiếc bếp từ thành “quả bom” cho cả gia đình đấy.
Dưới đây là những sai lầm mà nhiều bà nội trợ thường mắc khiến bếp từ trở thành mối nguy hại cho cả gia đình.
1. Sử dụng bếp từ thất thường, bữa có bữa không
Việc không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như ở miền Bắc nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập, gây chập các bảng mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.
2. Sử dụng công suất cao liên tục
Dù là vật dụng gì khi sử dụng quá tải đều có thể gây tác hại khôn lường. Bếp từ cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng bếp liên tục ở công suất cao khiến bếp bị quá tải, nứt vỡ bếp, phát nổ.
3. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong
Một sai lầm nữa khi sử dụng bếp từ chính là rút nguồn điện ngay sau khi dùng. Điều này sẽ làm quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, làm chậm quá trình làm mát của bếp.
Video đang HOT
Tốt nhất bạn nên ấn nút OFF (Tắt) để tắt bếp và đợi khoảng 10 -15 phút rồi mới rút nguồn điện ra.
4. Không vệ sinh bếp thường xuyên
Bếp từ không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm giảm tuổi thọ của bếp.
Cần nhớ là bề mặt bếp từ rất dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không sạch dầu mỡ và ẩm ướt. Bởi vậy mà khi nấu ăn, bạn tránh để thức ăn trào ra bếp. Đồng thời vệ sinh bếp thường xuyên để duy trì độ sáng bóng của bề mặt.
5. Điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên
Không ít người có thói quen điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên, như vậy sẽ làm hao phí điện năng.
Thay vì thế, kiểm tra nồi đã đặt đúng vị trí hay chưa rồi chỉnh nhiệt độ sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu sẽ giúp bạn một phần nào tiết kiệm năng lượng và thời gian nấu.
6. Đặt vật dụng không cần thiết lên bếp khi nấu
Khi hoạt động bề mặt bếp từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao, nhanh chóng truyền sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên bề mặt bếp, có thể gây bỏng.
Ngoài ra, bạn không nên di chuyển bếp khi đang sử dụng để tránh vô tình chạm phải nồi đang nóng, gây nguy hiểm.
Theo afamily
Thấy bếp gas có 4 dấu hiệu này, gọi thợ sửa ngay kẻo bình nổ tung, lấy mạng cả nhà
Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắc đèn...
Bếp gas thường được chế tạo và thiết kế khá an toàn, có thể chịu đựng được nhiệt độ và áp suất rất cao. Tuy nhiên, những trường hợp van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn,... đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ. Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí sẽ bắt cháy và gây nổ mạnh. Việc nhận biết bình gas bị rò rỉ không khó, dưới đây là những dấu hiệu báo động, chị em nên lưu ý để luôn đảm bảo an toàn cho cả nhà.
Lửa bị đỏ
Ngọn lửa bếp gas màu đỏ có thể làm đen đáy nồi, ảnh hưởng đến việc nấu nướng của bạn. Nguyên nhân thường do gas đốt không hết, dụng cụ nấu không sạch, đầu đốt bị bẩn, van bình gas mở quá ít, bình gas sắp hết hay bị lẫn tạp chất. Bạn nên kiểm tra và vệ sinh lại toàn bộ bếp và bình gas, hiện tượng này sẽ được cải thiện.
Gas bốc mùi
Nếu ngửi thấy mùi gas dù bạn chưa bật bếp, rất có thể đường dây dẫn gas đã bị rò rỉ, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Trong trường hợp mùi ga nồng nặc, có tuyết bám xung quanh bình, nhiệt độ trong phòng tăng, cần nhanh chóng mở toang cửa thông khí, đặc biệt không bật lửa hay bật tắt các thiết bị điện, tốt nhất là ngắt được nguồn điện từ xa, sau đó nhanh chóng thoát ra ngoài, gọi ngay thợ sửa chữa đến kiểm tra và xử lý kịp thời.
Lửa phát tiếng kêu
Trong trường hợp, bạn nghe thấy tiếng lửa bếp gas có tiếng phựt phựt, rất có thể bình ga nhà bạn đã bị rò hoặc bộ phận không khí, họng lửa lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Sau khi chỉnh vị trí họng lửa và làm sạch lại khe thoát lửa mà vẫn còn tiếng động này, bạn nên gọi người đến kiểm tra và sửa chữa.
Nguồn lửa bất thường
Nếu ngọn lửa bếp gas nhà bạn cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài, bạn cần lập tức tắt bếp, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại mâm chia lửa có bị đặt lệch hay không, lau khô sứ đánh điện của bếp. Nếu không thể tự mình xử lý, hãy gọi thợ sửa chữa đến kiểm tra là an toàn nhất.
Cách xử trí khi thấy có dấu hiệu rò rỉ gas
- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắc đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
- Lập tức khóa van bình.
- Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa carton để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
- Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
- Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên, ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ.
Để tránh những sự cố về gas, nên chú ý những điều sau:
- Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng uy tín, có tên tuổi, tránh hàng giả.
- Chọn bình còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ và đặt ở nơi thông thoáng.
- Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
- Kiểm tra độ kín của bếp và ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.
- Khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.
- Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
- Sau 3 - 5 năm sử dụng, nên thay ống dẫn gas.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
7 mẹo chuyển nhà giúp giảm 50% công việc chuyển dọn, cực nhanh mà lại không hề tốn sức Những mẹo dọn chuyển nhà dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành nhanh gọn việc dọn nhà mà không tốn nhiều công. Nói xem, ai mà chẳng thích thú khi được chuyển đến một nơi ở mới phù hợp hơn với điều kiện của gia đình chứ. Tuy nhiên, niềm hứng khởi này nhanh chóng bị vùi lấp bởi hai chữ...