Sai lầm khi rửa thịt phần lớn người Việt đang mắc gây hại cho sức khỏe
Mọi người đều cần chú ý khi rửa thịt sống, dù đây chỉ là một bước rất nhỏ trong quá trình nấu ăn nhưng rất quan trọng trong việc an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thịt trở thành một món ăn vô cùng phổ biến đối với mọi gia đình. Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo , các bà nội trợ trước khi chế biến thường rửa thịt tươi sống trực tiếp dưới vòi nước hay chần qua nước sôi mà không biết rằng đây chính mà một nguy cơ tiềm ẩn gây hạicho sức khỏe cả nhà. Vậy tại sao hai thói quen phổ biến trong nhà bếp này lại là sai lầm?
1. Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước
Ảnh minh họa
Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người có thói quen trước khi nấu ăn sẽ rửa tất cả các nguyên liệu cùng một lúc và rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
Video đang HOT
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà đun nước sôi để chần. Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.
Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.
Cách rửa thịt đúng cách:
- Rửa thịt bằng nước muối loãng: Các bà nội trợ nên hòa một chút muối vào nước trước khi rửa thịt và để riêng đồ ăn sống rửa riêng (rau sống, hoa quả,…). Lúc này các chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được rửa sạch.
- Luộc sơ qua miếng thịt: Trong nước luộc thịt sơ qua, bạn nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, lúc này vi khuẩn và chất bẩn trong thịt được loại bỏ và bạn có thể an tâm chế biến.
Theo An An/Vietnamnet
Một chiếc bánh trung thu bằng bao nhiêu chén cơm, tô bún?
Bánh trung thu mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng song cũng kèm theo mức năng lượng khủng cho cơ thể.
Năng lượng khủng trong một chiếc bánh trung thu
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong mỗi rằm tháng 7. Song một chiếc bánh trung thu nhỏ nhắn ấy lại chứa một mức năng lượng kcal "khủng". Theo Viện dinh dưỡng quốc gia ước tính:
Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam, nó cung cấp 566 Kcal. Trong đó 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid
Một bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal, năng lượng gấp 2- 2,5 lần bát phở bò.
Một cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal. Trong đó 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid
Một chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal. Cụ thể 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.
Lượng bột đường của 1 chiếc bánh dẻo hoặc 1 bánh nướng bằng 2-3 bát cơm (1 bát cơm 258 g), đường lại chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh.
Sự so sánh này cũng được Ban Xúc tiến Sức khỏe, Bộ Y tế Singapore- Singapore Health Promotion Board ước lượng với một chiếc bánh trung thu 188g. Cụ thể:
Trong một chiếc dẻo nhân hạt sen chứa tới 700 Kcal, nhiều hơn năng lượng có trong 1 bán bún Laksa (696kcal/tô bún) (bún Laksa là món ăn của người Hoa, bên trong bún thương có đậu phụ, chả cá, trứng, thịt gà, tôm, sò huyết, giá đỗ... cùng với phần nước- PV)
Một chiếc bánh nướng nhân hạt sen sở hữu 717 kcal, trong khi đó 1 dĩa cơm Nasi lemak (cơm của người Malaysia, nấu trong nước cốt dừa và lá panda-PV) gồm trứng chiên, cá cơm, và cánh gà chiên, chỉ khoảng 657 Kcal.
Một bánh nướng nhân hạt sen, 1 trứng sở hữu 788 Kcal, năng lượng này còn nhiều hơn 1 dĩa hũ tiếu xào hải sản, khi dĩa này cũng đã chứa 745 Kcal.
Năng lượng có trong một chiếc bánh trung thu nhiều hơn thực phẩm ăn hàng ngày. Ảnh: Singapore Health Promotion Board
Ăn bánh trung thu đúng cách
Với những số liệu trên, không khó để lý giải vì sao bánh trung thu là nỗi lo tăng cân của nhiều người tiêu dùng.
Viện dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra lưu ý, để bánh trung thu không còn là nỗi lo về tăng cân, nếu người tiêu dùng chỉ ăn một nửa chiếc bánh dẻo hay bánh trung thu nướng thì trong ngày phải bớt ăn khoảng một bát cơm cùng với lượng thức ăn tương ứng. Đồng thời chúng ta nên tăng lượng rau xanh để thải chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.
Đối với trẻ nhỏ chỉ nên cho trẻ ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Ăn xong cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn. Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp.
Nếu ăn bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh.
Ngoài ra Viện dinh dưỡng cũng thông tin thêm: "Nếu không giảm phần cơm sau khi ăn bánh trung thu thì cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa. Với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo, mặc dù vậy vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao"
Theo PLO
Quả bơ 'cổ dài' 2kg, giá 4,6 triệu đồng ở Mỹ Bơ Pura Vida chỉ được trồng ở miền nam Florida, Mỹ, và có thể dài đến 90 cm nếu chăm sóc tốt. Một vườn trái cây ở Mỹ vừa gây chú ý với bơ "cổ dài", chiều dài khoảng 90 cm, khiến nhiều người tò mò. Đây là giống bơ Pura Vida, chỉ được trồng tại miền nam Florida, thường bán với giá...