Sai lầm khi rửa rau sống nhiều người mắc
Ngâm rau sống trong nước muối quá lâu, sau khi rửa rau thường vẩy qua cho ráo rồi ăn ngay… là sai lầm của nhiều người.
Rau sống chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau thường ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, rau mùi, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước…
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, rau sống có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh do thường bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Đây là mầm mống khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan như các loại giun sán, giun đũa chó mèo, sán lá gan… Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán. Ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.
Theo chuyên gia, ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể, mùi vị có thể bị thay đổi. Ngược lại, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng. Bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Nếu là cọng rau lá to như xà lách thì bẻ ra từng nhánh, từng lá, lật qua hai bề mặt để rửa, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ chết và không gây hại cho cơ thể.
Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho trẻ em hoặc những người hệ tiêu hóa yếu.
Nhiều người rửa rau bằng cách ngâm với giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài. Hỗn hợp giấm 10% sẽ giảm đến 90% vi khuẩn, chưa có nghiên cứu cho thấy giấm loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Nếu rửa rau bằng giấm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.
Nên rửa từng lá rau trực tiếp dưới vòi nước chảy thay vì ngâm tất cả trong chậu.
Video đang HOT
Các loại rau khác như cải, cần, rau có nhánh như bông cải xanh, súp lơ xanh… nên rửa xong mới cắt nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi. Nếu cắt xong mới rửa, vô tình bạn đã làm mất đi lượng vitamin cần thiết.
Các loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải… khi gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu trên bề mặt vẫn có thể thấm vào sâu. Để làm sạch, nên rửa kỹ lại với nước lạnh, tránh chà xát mạnh tay để rau củ không bị nát.
Quỳnh Anh
Theo VNE
7 điều cần lưu ý khi đi du lịch để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải vào mỗi dịp du lịch. Với những trường hợp nhẹ thì sẽ gây nôn nao, khó chịu ở vùng bụng, còn trường hợp nặng mà không đưa tới bệnh viện sớm có khả năng gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ khi đi du lịch để phòng tránh nguy cơ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Không nên thử những món quá độc và lạ
Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi bạn thử những món quá độc hay quá lạ. Đặc biệt là những món tươi sống, ăn trực tiếp mà chưa qua chế biến hoặc một số món từ côn trùng, rau sống... Bởi bạn sẽ không thể biết rõ được đây có phải là những loại thực phẩm sạch hay không vì chúng còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán rất độc hại.
Giữ đôi tay của mình luôn sạch sẽ
Đừng bỏ qua chuyện rửa tay thường xuyên trong mỗi chuyến du lịch và nên nhớ rửa bằng xà phòng diệt khuẩn bạn nhé! Đôi tay của bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều vật lây truyền các chất gây bệnh nên nếu vô tình chạm tay lên mắt, mũi hay miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, hãy nhớ rửa tay cả trước và sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn trong suốt chuyến đi.
Mang theo những loại thuốc hỗ trợ
Thuốc hạ sốt, thuốc chữa tiêu chảy, dung dịch bù nước... đều là những thứ "không thể không mang" trong vali đi chơi xa. Khi cảm thấy bụng của mình không ổn, hãy đọc kỹ chỉ định dùng thuốc in trên bao bì và thực hiện đúng theo chỉ định. Trong trường hợp không khả quan hơn thì nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.
Cẩn trọng với những món ăn đường phố
Các hàng quán, xe đẩy bán đồ ăn trên phố thường rất bắt mắt và hấp dẫn với vô vàn món ăn nóng hổi, mát lạnh. Tuy nhiên, chúng lại không đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và đôi khi còn là hàng tồn lưu cữu từ nhiều ngày trước. Do đó, nếu cứ vô tư ăn uống ở đây sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm...
Ở những nơi nắng nóng, bụi khói từ môi trường vây quanh thì thức ăn đường phố còn có thể nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc rất cao. Vì vậy, tốt nhất thì bạn không nên ăn những món đường phố quá nhiều để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của mình.
Hạn chế uống nước đá
Khi đến những vùng đất xa xôi thì bạn nên chú ý tìm mua các loại nước khoáng, nước đóng chai có thương hiệu để sử dụng. Đừng uống trực tiếp từ vòi vì bạn sẽ không biết rõ nguồn nước của nó có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế uống nước đá vì nó sẽ gây co bóp dạ dày và dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Chú ý cơ địa dị ứng
Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc có bệnh lý cần kiêng một số món đặc biệt thì tốt nhất nên mang sẵn thuốc kháng dị ứng trước khi quyết định ăn bất kỳ một món gì lạ. Bởi bạn có thể gặp phải tình trạng sốc phản vệ do những loại thức ăn lạ gây ra. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách chú ý hơn tới những triệu chứng dị ứng mà mình có thể gặp phải trong suốt cả chuyến đi.
Giữ bình tĩnh khi bị ngộ độc
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, đừng quá hoảng loạn mà nên bình tĩnh xử lý. Trước tiên, bạn nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tìm cách khắc phục triệt để giúp cho chuyến đi chơi được trọn vẹn hơn.
Theo Helino
Không để xảy ra tình trạng "1 giường 2 bệnh nhân" mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, do vậy, những ngày vừa qua, ở nhiều bệnh viện trên cả nước, số người đến nhập viện liên tục tăng, nhất là số lượng người già, trẻ em do các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, các bệnh viện...