Sai lầm khi nấu thịt vừa mất chất lại gây ung thư người Việt vẫn làm
Rã đông ở nhiệt độ phòng, dùng nước sôi chần thịt, luộc trong nồi quá to hoặc quá nhỏ… đều làm giảm mùi vị và có thể gây hại sức khỏe.
1. Rửa thịt gà sống bằng nước lạnh
Các bà nội trợ thường có thói quen rửa thịt gà trước khi chế biến vì nghĩ việc làm này sẽ bỏ bớt vi khuẩn hoặc chất nhớt của thịt gà. Lý do này nghe có vẻ đúng vì thịt gà sống thường dễ nhiễm nhiều vi khuẩn như campylobacter và salmonell vào cơ thể con người.
Nhưng thực tế việc bạn rửa thịt gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến nhiều người còn dễ mắc bệnh hơn.
Theo các chuyên gia các loại vi khuẩn chỉ thực sự chết ở nhiệt độ cao tới 100 độ, việc chần qua bằng nước sôi không hề mang lại kết quả như bạn mong muốn. Ngược lại vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thịt gà. Đồng thời việc làm này còn làm thịt gà mất chất và nhạt thịt.
Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà hãy rửa thịt gà bằng nước muối loãng ngâm trong khoảng 30 phút. Rồi sau đó rửa lại bằng nước lạnh thật nhiều lần để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, khi nấu nướng bạn nên nấu chín thịt gà không nên ăn tái, sống kẻo rước bệnh vào thân.
3. Nấu thịt khi chưa được rã đông
Chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài, thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều nhau.
Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.
Thịt sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Bọc kín thịt trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi. Bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
4. Thịt xông khói chiên trong chảo nóng
Video đang HOT
Có không ít chị em nội trợ hay cho thịt xông khói vào chảo đang nóng mà không hay biết cách làm của mình đã vô tình gây hại cho sức khỏe gia đình. Thịt xông khói khi tiếp xúc với dầu ăn có nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất độc gây ung thư.
Do đó, không nên cho thịt xông khói vào chảo dầu nóng, mà nên cho thịt trực tiếp vào chảo nóng không dầu, tự phần mỡ của thịt sẽ chảy ra và không làm cho thịt bị cháy.
5. Cho nước lạnh vào khi đang luộc thịt
Khi luộc thịt và cảm thấy nước dần ít đi, nhiều chị em sẽ đổ ngay nước lạnh vào để tiếp tục luộc thịt. Cách làm này là hoàn toàn sai lầm, sẽ khiến cho protein và các chất béo có trong thịt, xương bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, mùi vị của thịt cũng bị ảnh hưởng.
Đồng thời không nên cho thêm muối vào trong khi luộc thịt vì NaCl trong muối sẽ khiến cho thịt bị cứng và teo lại. Tốt nhất, nếu cảm thấy nước cạn hãy thêm nước sôi vào và luộc tiếp.
6. Cho quá nhiều thịt vào cùng một lúc
Vì để tiết kiệm thời gian tránh phải chờ đợi quá lâu mà nhiều chị em cho rất nhiều thịt vào chảo cùng một lúc, thậm chí là hết luôn cả phần thịt. Điều này thật sự là một sai lầm mà nhiều người mắc phải.
Khi cho quá nhiều thịt vào, nhiệt độ sẽ giảm và thịt không thể chín đều, màu sắc cũng không đồng nhất, như vậy càng làm mất nhiều thời gian của chúng ta hơn. Cách tốt nhất là nên cho một lượng thịt vừa phải vào để thịt ngấm đều gia vị, chín đều, màu sắc đẹp mắt.
7. Thịt được nấu chín nhừ
Có nhiều món thịt người ăn thích nấu cho nó đến khi chín nhừ, mềm rục mà không biết rằng nếu để thịt ở nhiệt độ từ 200 đến 300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất có trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó hình thành axit amino aromatic có khả năng gây ung thư.
Để tránh gây hại cho gia đình chỉ nên nấu thịt với độ chín vừa phải.
Ngoài ra, không nên dùng thớt xắt thịt sống để xắt thịt chín, nên dùng riêng hai loại thớt cho cả hai loại thịt này. Vì nếu không vi khuẩn từ những vết cắt nhỏ trên thớt của thịt sống sẽ xâm nhập vào thịt chín và dễ gây bệnh cho gia đình.
Theo VTC
Nhận biết thực phẩm giả - thật cực đơn giản và chính xác - mẹ nào cũng cần biết để check ngay!
Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày một nhức nhối. Với những mẹo vặt nhỏ này, bạn có thể phân biệt được đâu là thực phẩm thật - giả ngay trong chính căn bếp nhà mình.
Thực phẩm giả, kém chất lượng là vấn đề nhức nhối hàng đầu hiện nay. Đáng ngại hơn, "hàng nhái" ngày càng được sản xuất tinh vi, chuyên nghiệp, khiến người dùng khó lòng phân biệt được hàng thật, giả bằng mắt thường lẫn mùi vị.
Vì thế, các bà nội trợ cần trang bị cho mình những phương pháp phát hiện thực phẩm giả chính xác và khoa học nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
1. Để phân biệt gạo giả, bỏ vào chảo nóng là biết liền
Đơn giản thôi, bạn hãy thả nắm gạo vào chảo nóng, những hạt gạo giả nhanh chóng trở nên đổi màu trong suốt hoặc có mùi khét.
... hoặc bạn cũng có thể...
2. Miếng phô mai nào là thật, giả - đốt lên là xong
Hơ miếng phô mai dưới lửa, phô mai giả sẽ cháy xém, có mùi khét. Trong khi đó phô mai thật sẽ tan chảy dưới sức nóng của lửa.
3. Vitamin tổng hợp và vitamin thiên nhiên - bỏ lò là biết tuốt!
Bạn trải vitamin lên khay làm bánh rồi cho vào lò nướng khoảng 5', viên vitamin tổng hợp sẽ nhanh chóng tan chảy.
4. Muốn biết kem ngon hay dở, vắt chanh vào là rõ!
Muốn biết kem ngon hay dở, bạn chỉ cần vắt chút chanh lên kem là rõ. Kem không ngon sẽ sủi bọt nhiều như xà phòng vậy.
5. Truy tìm cà phê ngon - thả vào cốc nước sẽ biết
Thả thìa cà phê rang xay vào cốc nước rồi chờ một lúc. Nếu nước đổi màu còn bột cà phê vẫn tụ ở phía trên chứng tỏ đó là cà phê không ngon, dễ bị pha màu.
6. Chỉ cần một cốc nước chỉ ngay được muối giả, muối thật
Bạn rắc chút muối vào cốc nước trắng. Nếu cốc nước bị vẩn, như tạo thành đám mây thì đó là muối giả. Muối thật dù rắc vào nước vẫn trong cơ.
7. Check trà ngon hay trà dở chỉ với khăn trắng và chút nước mát
Bạn đổ chút trà trên khăn trắng, xịt nước lạnh vào và chờ vài phút. Nếu thấy trà bị phai ra khăn trắng chứng tỏ đó là trà không ngon. Trà ngon sẽ không gặp phải tình trạng này.
Theo Helino