Sai lầm khi nấu canh khiến nước dùng mất ngon, kém vị
Đôi khi một nồi nước dùng có vị rất ngon nhưng mùi hương của nó lại không hấp dẫn. Điều đó chứng tỏ người nấu đã gặp phải một số sai lầm khi sử dụng gia vị.
Các món súp hay nước dùng là món ăn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, vào mùa thu hoặc mùa đông thì việc ăn một tô súp nóng, hay húp một bát canh sẽ khiến cơ thể cảm thấy rất dễ chịu. Vào những ngày nóng nực, những món ăn này cũng vẫn xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, không ít chị em nói rằng khi họ tự nấu nước dùng ở nhà, nhiều lần rơi vào trường hợp nguyên nồi súp hay nồi canh có mùi không thơm như họ tưởng, khiến công sức cả buổi nấu thành công cốc. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chị em có thể đã phạm phải những sai lầm này khi nêm nếm.
1. Hạt tiêu rừng ( hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu)
Do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều khu vực ở phía bắc thường sử dụng hạt tiêu rừng khi nấu ăn. Khác với những loại tiêu thông thường, hạt tiêu rừng có mùi rất nặng. Khi làm các món như súp, hầm, nấu canh, khi cho hạt tiêu rừng vào về cơ bản nó sẽ lấn át đi mùi thịt. Điều này khiến cho nồi nước dùng hay súp không còn mùi thơm tự nhiên của rau củ và thịt nữa.
2. Tỏi
Video đang HOT
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp. Nhiều người cho rằng khi nấu nước dùng họ sẽ cho vài thứ gia vị để khử mùi, nếu đó là gừng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là tỏi thì nó không giúp loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mùi vị của nước dùng. Tỏi có mùi rất nặng, nó cũng sẽ lấn át hết mùi các nguyên liệu khác.
3. Hạt tiêu
Có rất nhiều người thích cho hạt tiêu vào khi nấu canh, nấu súp, nấu nước dùng. Họ nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng hương vị, nhưng thực tế là hạt tiêu sẽ khiến mùi tanh tăng mạnh hơn, phá hỏng cả nồi nước. Nếu muốn thêm hạt tiêu, tốt nhất là sau khi nấu xong nước dùng, chế biến thành các món ăn khác thì rắc lên trên.
Đầu tôm đừng vứt bỏ, đem nấu canh mướp kiểu này, 10 người ăn đều mê mẩn
Mùa hè trời oi nóng mà được thưởng thức bát canh mướp nấu tôm thanh mát, thơm ngon thế này thì còn gì bằng.
Chuẩn bị:
- Tôm tươi, mướp hương, gừng, rượu nấu ăn, muối và hạt tiêu, hành lá, hành khô, muối, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Tách riêng đầu và thân tôm, bóc vỏ tôm và lấy chỉ đen rồi rửa sạch. Cho xíu rượu nấu ăn vào ướp 10 phút với tôm để loại bỏ mùi tanh, hôi.
- Đầu tôm rửa sạch, cũng ướp riêng với một chút rượu cho thơm.
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi rồi cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Nấu canh
Cho chút dầu ăn vào chảo, bật bếp, làm nóng dầu, sau đó đổ đầu tôm vào xào. Khi đầu tôm chuyển sang màu hồng đỏ thì thêm chút muối và hạt tiêu vừa miệng vào, xào đều một lát cho đầu tôm chín rồi cho ra bát. Lúc này đầu tôm có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào canh đều ngon.
Vẫn trong chảo đó, cho hành khô, gừng băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho tôm vào xào cho đến khi nó chuyển sang màu hồng.
Sau đó, đổ mướp vào chảo tôm, xào khoảng nửa phút, thêm nước vừa đủ để làm canh, đun sôi trên lửa lớn thêm 5 phút hoặc đến khi mướp chín. Nếu thích, bạn có thể thả chỗ đầu tôm đã xào lúc trước vào cho canh thêm ngọt, hoặc ăn đầu tôm riêng.
Cuối cùng, cho thêm ít muối cho vừa miệng, rắc ít hành lá lên trên cho đẹp mắt, canh cũng thơm ngon hơn.
Tắt bếp, cho canh ra bát và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
Cách nấu canh khoai môn với sườn Cách nấu canh khoai môn nấu sườn là một món ăn góp phần tạo nên hương vị trọn vẹn cho bữa cơm thêm tròn vị và hấp dẫn. Nếu ưa thích một món canh ngọt thanh nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng thì các bạn đừng quên bổ sung canh khoai môn nấu sườn vào thực đơn cả nhà nhé. Nguyên liệu...