Sai lầm khi lấy ráy tai
Lấy ráy tai là thói quen không tốt, làm mất đi chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, có thể làm tổn thương ống tai.
Bác sĩ Vũ Hải Bằng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết nhiều người có quan niệm sai lầm là cần phải lấy ráy tai. Thực tế ráy tai sinh ra là để bảo vệ ống tai, lót bên trong lòng ống tai giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn và vi nấm phát triển. Nếu lấy đi ráy tai sẽ làm mất hàng rào bảo vệ, làm trầy xước ống tai, thủng màng nhĩ, dễ khiến vi trùng, nấm mốc xâm nhập gây viêm ống tai.
“Đặc điểm viêm ống tai là gây ngứa, khi đó càng lấy ráy tai càng có cảm giác đã ngứa nên nhiều người lầm tưởng đây là việc tốt”, bác sĩ Bằng chia sẻ. Việc trầy ống tai, tổn thương viêm nhiễm nếu chữa đúng cách ngay từ đầu sẽ không ảnh hưởng nhiều. Ngược lại nếu không điều trị sớm có thể gây tổn thương đến tai giữa, xương chũm…
Nhiều bệnh nhân đến khám vì đau, sưng đỏ tai, hỏi ra thì trước đó một vài ngày có đi hớt tóc lấy ráy tai ở tiệm. Theo bác sĩ Bằng, việc lấy ráy tai ngoài tiệm hớt tóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể làm tổn thương, nhiễm trùng tai, lây lan viêm gan siêu vi, HIV… Dù nhiều người mang theo bộ ráy tai riêng ra tiệm nhưng chỉ cần tai trái bị nấm thì sẽ có khả năng lây lan qua tai phải.
Nhiều bệnh nhân đến khám vì đau, sưng đỏ tai, hỏi ra thì trước đó một vài ngày có đi hớt tóc lấy ráy tai ở tiệm. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết mỗi ngày bệnh viện có khoảng 5-10 bệnh nhi đến khám vì những khó chịu do ráy tai lấy ra. Trong đó có khoảng 2-3 trường hợp đến gặp bác sĩ vì lấy ráy tai gây rách da ống tai, nấm, nhiễm trùng, mưng mủ, rách màng nhĩ…
Bác sĩ Nguyễn Phan Nguyên, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết nhiều bà mẹ có thói quen sai lầm là mỗi ngày khi tắm xong đều lấy tăm bông ngoáy vào tai trẻ. Điều này vô tình đẩy ráy tai sâu vào bên trong, gây ra nút ráy tai bịt kín tai trẻ. Thỉnh thoảng có thể sử dụng tăm bông để vệ sinh thật nhẹ nhàng bên ngoài, tạo cửa thoáng cho ráy tai bên trong đẩy ra. Chỉ khi nào ráy tai gây ra tình trạng bệnh lý, tích luỹ nhiều quá làm bít tắc ống tai mới cần phải gặp bác sĩ để lấy ra.
Thông thường ráy tai sẽ có cơ chế tự đào thải ra ngoài không cần can thiệp nhưng đối với một số trẻ có dị tật ở ống tai như ống tai quá nhỏ, gấp khúc, lông ống tai quá nhiều, trẻ đeo máy trợ thính, đeo tai phone quá nhiều… có thể làm tích luỹ ráy tai nhiều hơn, gây bít tắc hoàn toàn. Nút ráy tai thường gây triệu chứng viêm ống tai, đau nhức, sưng, tiết dịch mủ, nếu để nặng có thể gây điếc dẫn truyền, nghe kém, chóng mặt, ù tai… Khi đó cần gặp bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám, đánh giá, điều trị phù hợp.
Bác sĩ Nguyên lưu ý thêm, nhiều người sau khi đi bơi thường dùng tăm bông lau tai. Điều này có thể làm trầy xước, tổn thương bề mặt niêm mạc ống tai, dễ khiến vi trùng phát triển, gây viêm ống tai, nhiễm trùng ống tai… Nếu tai bị ướt, nên nghiêng lỗ tai, cầm vành tai nhấc lên nhấc xuống tạo trọng lực cho nước chảy ra ngoài. Có thể dùng vải ầm mềm lau nhẹ nhàng bên ngoài, dùng máy sấy tóc bật chế độ thấp để ở xa để giúp làm khô, tuyệt đối không ngoáy vào tai.
Lê Phương
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Những lưu ý hàng đầu để làm mát cơ thể an toàn trong thời tiết nắng nóng
Không chỉ nước ta mà toàn cầu đang nóng lên bất thường trong mấy ngày qua. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ngoài trời cao gây ra hơn 600 ca tử vong mỗi năm. Trong khi bệnh tật do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ giúp cơ thể mát mẻ và an toàn trong những ngày nóng bức:
Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm mát của cơ thể:
Độ ẩm cao: Khi độ ẩm cao, mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh hơn để cơ thể giải phóng nhiệt nhanh nhất có thể.
Yếu tố cá nhân: Tuổi tác, béo phì, sốt, mất nước, bệnh tim, bệnh tâm thần, tuần hoàn máu kém, cháy nắng, sử dụng rượu, ma túy đều đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể liệu có thể tự làm mát trong trời nóng được không.
Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các bệnh liên quan với nóng bức hơn.
Những người có nguy cơ cao nhất là những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính hay bệnh tâm thần.
Luôn theo sát những người phụ thuộc vào bạn và luôn hỏi:
Họ đã uống đủ nước chưa?
Họ có ở trong môi trường có điều hòa không khí?
Họ có cần làm mát thêm?
Luôn giữ mát, uống đủ nước và theo dõi các thông báo thời tiết. Quá nóng có thể làm bạn bị bệnh bởi cơ thể không thể tự điều hòa và làm hạ thân nhiệt.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến nhiệt độ cao có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Luôn ở trong môi trường có điều hòa không khí nhiều nhất có thể. Vì điều hòa sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh tật và tử vong do liên quan đến nhiệt.
Đừng chỉ dùng quạt để làm mát cơ thể khi thời tiết nóng bức quá mức.
Uống nhiều nước hơn bình thường và đừng đợi khát mới uống
Luôn kết nối với mọi người và nhờ mọi người kiểm tra tình trạng của bản thân
Không dùng lò nướng hay nấu nướng nếu thấy nhà quá nóng
Ngay cả người trẻ khỏe cũng có thể bị ốm khi thời tiết nóng bức. Vì vậy:
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là vào giữa trưa, khi trời đang nóng bức nhất
- Bôi kem chống nắng
- Hoạt động vừa phải. Bắt đầu với tốc độ chậm rồi mới tăng dần
- Uống nhiều nước hơn bình thường và đừng đợi đến khi khát mới uống nhiều. Chuột rút có thể là dấu hiệu sớm của bệnh liên quan đến nhiệt
- Mặc trang phục nhẹ, thoáng, rộng và sáng màu
Nếu chơi 1 môn thể thao trong thời tiết nóng bức thì cần lưu ý:
Lên lịch tập sớm hơn hoặc muộn hơn - khi thời tiết mát hơn
Theo dõi tình trạng của đồng đội và nhờ ai đó để ý mình tương tự.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi thấy đồng đội có vấn đề sức khỏe
Nhân Hà
Theo Dân trí
7 mẹo giúp bạn nhanh hết ho Uống nhiều nước hoặc pha mật ong với trà thảo dược giúp đẩy lùi cơn ho dai dẳng, khó chịu. Ho có thể kéo dài nhiều ngày và gây khó chịu. Dưới đây là 7 cách giúp bạn nhanh hết ho, theo Men's Health. Uống nhiều nước Uống nhiều nước, chất nhầy trong cổ họng được pha loãng và nhờ đó dễ bị...