Sai lầm khi lắp đặt khiến điều hòa ngốn điện khủng khiếp
Trong một số trường hợp, máy điều hòa có thể hỏng sau vài ngày sử dụng hoặc tiền điện sẽ tăng vùn vụt nếu như mắc sai lầm trong khi lắp đặt.
Lắp điều hòa ở vị trí góc tường nóng
Nhiều người tin rằng lắp điều hòa ở khu vực nóng nhất phòng, thậm chí là trong góc tường sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng. Nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải và chạy tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Bằng cách này, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.
Chọn kích thước, công suất điều hòa không phù hợp
Nhiều người nghĩ rằng kích thước và công suất của máy điều hòa càng lớn thì càng mát nhanh, mát lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hòa “quá khổ” so với diện tích căn phòng sẽ không ngừng tự động tắt – bật, do đã đủ độ lạnh cần thiết, dẫn đến việc sử dụng năng lượng không hiệu quả mà lại ngốn tiền điện nhiều hơn.
Do vậy, bạn nên hỏi các chuyên gia điện máy tư vấn để lựa chọn cho nhà một chiếc điều hòa đúng kích cỡ – vừa nhanh mát mà vẫn tiết kiệm điện. Thông thường, những căn phòng tầng thấp hoặc ở vị trí ít nắng chỉ cần điều hòa dung tích bé hơn so với các căn phòng hứng nhiều nắng.
Lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng
Chuyện này nghe có vẻ hài hước nhưng mới đây, trên facebook có người chia sẻ hình ảnh cả cục nóng và cục lạnh máy điều hòa đều được lắp chung trong phòng với thắc mắc “ sao mở điều hòa rồi mà phòng vẫn không thấy mát”.
Nhiều ý kiến bình luận, chính cách lắp để cục nóng, cục lạnh chung một phòng là nguyên nhân khiến điều hòa chạy cả ngày phòng cũng không thể mát.
Theo tư vấn của một trung tâm điện máy ở Hà Nội, điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là cục nóng và cục lạnh. Bên trong cục lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với cục nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng gọi là gas lạnh.
Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.
Như vậy, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp ở ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài, còn cục lạnh phải lắp ở trong phòng để thổi ra khí mát làm mát phòng. Trong trường hợp cố tình lắp cả cục nóng và cục lạnh cùng một phòng sẽ dẫn đến hiện tượng khi mới mở điều hòa, nơi có cục lạnh sẽ mát, còn nơi có cục nóng sẽ thổi ra khí nóng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ cần bật điều hòa nửa tiếng, cả căn phòng sẽ nóng hầm hập. Bởi, lúc này hơi lạnh ở cục lạnh sẽ không đủ để trung hòa phòng nữa vì hơi nóng ở cục nóng thổi ra có nhiệt độ rất lớn, cộng với quạt của cục nóng có lưu lượng luân chuyển không khí lớn nên sẽ nhanh chóng làm nóng cả căn phòng.
Khi đó, điều hòa phải “gồng mình” hoạt động hết công suất. Hậu quả, tiền điện sẽ tăng vùn vụt, đồng thời chiếc máy sẽ hỏng ngay sau vài ngày sử dụng do phải làm việc quá sức.
Việc lắp đặt cả cục nóng và cục lạnh trong cùng một phòng là trường hợp hy hữu. Tuy nhiên, nếu không muốn máy điều hòa nhanh hỏng thì nên chú ý để tránh mắc phải sai lầm này khi lắp đặt.
Lắp điều hòa ở phần mặt tường thường xuyên có nắng chiếu
Không ít gia đình chỉ chú trọng tới vị trí lắp đặt máy lạnh mà không để ý đến chỗ đặt cục nóng điều hòa. Thực tế, theo các chuyên gia, lắp đặt dàn nóng điều hòa tại đúng hướng nắng là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn “tuổi thọ” điều hòa và khiến hóa đơn tiền điện tăng mạnh. Lý do là bởi máy điều hòa sẽ làm việc quá tải khi phải tản nhiệt chiếc tường nóng trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng.
Vị trí tốt nhất để đặt cục nóng điều hòa là ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có mái che. Khi lắp đặt cần phải lắp cách tường ít nhất 10cm, tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy cục nóng, chỉ có thể làm mái che chắn nắng mưa tạt vào.
Ngoài ra, tránh lắp cục nóng điều hòa ở những nơi có nhiều cây cối. Bởi cây sẽ rụng rất nhiều lá xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động của dàn nóng, có thể gây ra tiếng kêu. Đặc biệt, bạn sẽ phải vệ sinh điều hòa nhiều hơn nếu lắp ở đây.
Không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần và hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các dàn nóng không nên lắp đặt gần nhau, như vậy nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều.
Lắp 1 điều hòa chung cho 2 phòng
Trường hợp này thì phổ biến hơn, bởi nhiều người nghĩ, 2 phòng diện tích nhỏ, nếu lắp một điều hòa chung cho 2 phòng (đặt giữa) thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy điều hòa, công lắp đặt hay tiền điện. Song, thực tế liệu có giúp chủ nhân tiết kiệm tiền?
Theo một thợ lắp điều hòa có 15 năm kinh nghiệm ở Hà Đông (Hà Nội), khi lắp điều hòa cần lắp ở giữa phòng để khí lạnh thổi đều ra cả phòng, nhờ đó, căn phòng sẽ được làm mát một cách nhanh nhất.
Nếu dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
Nguyên nhân, các cục lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.
Ngoài ra, khi lắp chung 1 điều hòa cho 2 phòng đồng nghĩa với việc, dù muốn hay không thì mỗi lần bật điều hòa, chiếc máy sẽ phải làm việc hết công suất để làm mát cả hai phòng. Trong trường hợp này, nếu chỉ sử dụng một phòng, phòng thứ 2 không sử đến thì điều hòa vẫn làm mát cả 2 phòng, như thế khá tốn kém tiền điện.
Từ đó để thấy rằng, dù có ý muốn tiết kiệm chi phí mua sắm, tiền điện,… nhưng rõ ràng, đây là bài toán kinh tế sai lầm vì khi sử dụng tiền điện sẽ tiêu tốn nhiều hơn rất nhiều.
Lily (th)
Kinh nghiệm chọn máy điều hòa không khí tiết kiệm điện
Máy điều hòa áp dụng công nghệ inverter, mắt thần thông minh, Econo đạt hiệu suất năng lượng cao, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Máy điều hòa không khí giúp làm mát (hoặc sưởi ấm) và điều chỉnh độ ẩm trong phòng. Ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, mùa hè nắng nóng, thời gian sử dụng điều hòa trong nhà thường khá dài, đồng nghĩa với hóa đơn tiền điện tăng vọt. Vì vậy, chọn sản phẩm tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm mát là ưu tiên của rất nhiều người.
Trong các loại điều hòa không khí, dòng treo tường với dàn lạnh gắn trong nhà và dàn nóng để ngoài trời là sản phẩm phổ biến với các gia đình Việt vì phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta, căn phòng sử dụng điều hòa yên tĩnh, chi phí đầu tư và vận hành hợp lý, tương đối tiết kiệm điện so với các mẫu khác.
Dưới đây là vài đặc điểm chứng minh khả năng tiết kiệm điện của một máy điều hòa:
Số sao trên nhãn dán năng lượng
Theo quy định của Bộ Công thương, tất cả máy điều hòa không khí lưu hành tại thị trường Việt Nam đều phải dán nhãn năng lượng. Đây thực chất là nhãn dán xác nhận sản phẩm có hiệu suất sử dụng, tiêu thụ điện đạt hoặc vượt chuẩn hiệu suất năng lượng do Bộ Công thương đề ra tại thời điểm kiểm nghiệm hay không. Nhãn năng lượng ghi chú 1-5 sao cùng các thông số liên quan tới xuất xứ, tiêu chuẩn đánh giá, hiệu suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm. Sản phẩm có dán nhãn càng ít sao thì cấp độ tiêu thụ điện năng càng nhiều. Nhãn 5 sao là cấp độ sử dụng điện năng tiết kiệm nhất.
Nhãn 5 sao là cấp độ sử dụng điện năng tiết kiệm nhất.
Chỉ số hiệu suất năng lượng (CSPF)
CSPF (viết tắt của từ Cooling Seasonal Performance Factor) có nghĩa là chỉ số hiệu suất lạnh toàn mùa. Chỉ số CSPF cho biết tương ứng với 1 kWh điện máy điều hòa tiêu thụ, sẽ nhận được bao nhiêu hơi lạnh từ không gian được điều hòa, có tính cả yếu tố nhiệt độ thay đổi theo mùa trong một năm. Chỉ số CSPF càng cao thì máy càng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện.
Dòng máy FTKM của Daikin có chỉ số CSPF 7.4, thuộc mức cao trên thị trường hiện nay, nên rất tiết kiệm điện.
Những công nghệ tiết kiệm điện
Nếu ngại các con số, bạn có thể nhìn vào những công nghệ tiết kiệm điện được sử dụng để quyết định nên mua sản phẩm nào.
Công nghệ inverter: Điều hòa inverter sử dụng máy nén công nghệ biến tần để khi bật điều hòa lên, mô tơ máy sẽ khởi động và vận hành ở công suất tối đa, để nhanh chóng đạt được nhiệt độ cài đặt, sau đó giảm tải để duy trì nhiệt độ cài đặt, mang lại sự thoải mái thường xuyên trong phòng. Trong khi đó, điều hòa không inverter thông thường khi đạt được nhiệt độ cài đặt sẽ tắt động cơ, đến khi muốn làm lạnh tiếp tục sẽ khởi động lại từ đầu. Vì không phải tắt, mở động cơ liên tục mà điều hòa inverter giúp tiết kiệm điện năng. Điều hòa inverter phù hợp với những không gian sử dụng máy trong một thời gian dài, điều hòa không inverter phù hợp với không gian sử dụng máy trong thời gian ngắn. Ngoài tiết kiệm điện, dòng inverter hoạt động êm hơn, duy trì nhiệt độ ổn định hơn, giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn.
Daikin, thương hiệu có truyền thống hơn 95 năm trong ngành máy điều hòa, còn sử dụng máy nén Swing độc quyền với cơ chế chuyển động xoay tròn để luân chuyển môi chất lạnh. Chính chuyển động xoay tròn nhẹ nhàng này làm giảm đáng kể ma sát rung động, giúp giảm thất thoát môi chất làm lạnh (R32) khi vận hành, đẩy việc tiết kiệm chi phí sử dụng đến mức tối đa.
Mắt thần thông minh là công nghệ hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng tia hồng ngoại làm cảm biến, dò tìm sự chuyển động và vị trí của người dùng trong phòng để điều chỉnh hướng gió và nhiệt độ phù hợp, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Nếu trong phòng không có bất kỳ chuyển động nào trong 20 phút, máy tự động tăng thêm 2 độ C so với nhiệt độ cài đặt. Ngược lại, nếu phát hiện có chuyển động, cảm biến sẽ đưa máy hoạt động với mức nhiệt độ đã cài đặt ban đầu. Vì có khả năng nhận biết vị trí chính xác nên máy không thổi gió trực tiếp vào người dùng, giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn.
Điều hòa có công nghệ mắt thần thông minh sẽ tự động tăng thêm 2 độ C so với nhiệt độ cài đặt nếu 20 phút không phát hiện chuyển động nào trong phòng, giúp tiết kiệm điện năng.
Công nghệ ECO từ lâu đã được áp dụng vào nhiều sản phẩm đồ điện như nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hòa... giúp sản phẩm hoạt động với lượng điện năng tiêu thụ thấp hơn thông thường. Ở điều hòa Daikin, tính năng Econo giúp máy điều hòa giảm điện năng tiêu thụ ở mức tối đa, tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo khả năng làm lạnh hoặc sưởi ấm cũng như sự thoải mái trong quá trình sử dụng.
Điều hòa thông minh có thể kết nối với mạng Wifi của gia đình, cho phép bạn điều khiển hệ thống từ mọi nơi bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Hệ thống thông minh giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh lịch trình làm mát để tiết kiệm tiền. Một bộ điều chỉnh nhiệt thông minh được kết nối wifi có thể góp phần tiết kiệm năng lượng khi sử dụng để sưởi ấm hoặc làm mát nhà của bạn.
Chọn điều hòa dùng gas R32
Các loại điều hòa trước đây thường sử dụng gas R22 vốn có nguy cơ gây thủng tầng Ozon nên ngày nay các nhà sản xuất chuyển sang dùng R32 và R410A để thay thế. Gas R32 ra đời sau và thường được sử dụng trên những loại điều hòa mới nhất.
So với gas R410A, gas R32 là loại gas đơn chất và có hiệu suất lạnh cao hơn giúp tiết kiệm năng lượng cho máy điều hòa cũng như mang đến sự tiện lợi trong quá trình sử dụng và thay thế sau này. Bên cạnh đó, gas R32 có chỉ số làm nóng lên toàn cầu (GWP - Global Warming Potential) chỉ bằng 1/3 so với gas R410A, thân thiện hơn với môi trường.
Tính toán thử mức tiền điện phải trả hàng tháng
Từ công suất tiêu thụ điện với số giờ dự kiến sử dụng, bạn có thể tính được số điện tiêu tốn khi sử dụng điều hòa. Trên nhãn sản phẩm của tất cả các thương hiệu đều ghi công suất tiêu thụ điện tối đa (Max Input), được quy đổi từ công suất định mức. Đó là lượng điện năng mà điều hòa tiêu thụ khi liên tục chạy ở mức công suất lớn nhất trong một giờ đồng hồ.
Ví dụ, máy có công suất tối đa là 1,6 kW thì trong một giờ đồng hồ, nếu liên tục chạy ở công suất tối đa sẽ tiêu thụ 1,6 kWh điện. Tuy nhiên, thực tế các điều hòa thường chỉ chạy ở công suất lớn nhất khi khởi động hoặc cần làm lạnh mà phòng lại quá nóng và quá đông người. Do vậy, lượng điện tiêu thụ thật sự của máy thường thấp hơn con số tiêu thụ điện tối đa này.
Sử dụng máy điều hòa tiết kiệm điện không chỉ tiết kiệm tiền cho bạn mà còn tốt cho môi trường, vì đã giảm lượng khí carbon dioxide được tạo ra.
Hoàng Anh
5 thứ đồ ngốn điện hơn cả điều hòa, Tết xong nhìn hóa đơn dễ "méo mặt" Những chiếc tủ lạnh kích cỡ lớn với công suất tiêu thụ 170-210 W, sẽ tiêu thụ khoảng 3 ký điện mỗi ngày, tương đương 90 ký điện mỗi tháng. Ti vi Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và...