Sai lầm khi dùng đai nịt bụng cho vòng hai thon gọn
Đai nịt bụng khi bóp lại khiến ruột bị ép lên phổi gây khó thở, táo bón, máu nuôi các tạng bụng không còn sinh lý.
Sau khi sinh con, chị Hồng Yến ở TP HCM mua đai nịt bụng về sử dụng với mong muốn giảm số đo vòng eo 100 cm. Nịt được ba ngày, vùng bụng của chị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau co thắt từng cơn và sau đó là khó thở. Chị Yến đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị trào ngược dạ dày, do chèn ép của đai nịt lên da gây dị ứng.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình – Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đai nịt bụng chỉ có tác dụng cơ học nén tạm thời chất béo và da xung quanh vùng bụng chứ không giúp bụng thon gọn. Khi bóp quá chặt, hệ thống tiêu hóa bị đẩy lên cơ hoành ép phổi gây khó thở, máu đến các tạng vùng bụng không còn sinh lý.
“Với phụ nữ mới sinh, đai nịt bụng có thể gây khó thở, tức bụng, làm giảm chức năng bài tiết gây bít tắc các lỗ chân lông, từ đó kích ứng da, làm giảm máu lên da”, ông Tuấn nói.
Lạm dụng đai nịt bụng có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày – thực quản, kích ứng da. Ảnh: GGS
Bác sĩ Tuấn cũng cho rằng sử dụng đai nịt bụng khi tập thể dục cũng không hiệu quả do cơ trên vùng bụng teo làm da lỏng lẻo. Ngoài ra, lạm dụng đai nịt bụng có thể gây nên các vấn đề cơ học tại dạ dày, điển hình là chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Video đang HOT
Ông Tuấn khuyến cáo, chị em chỉ nên đeo nịt bụng ở mức dễ chịu, không nịt bụng liên tục và tháo đai trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên chăm chỉ luyện những bài tập bụng và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đây mới là cách giảm cân an toàn, hiệu quả nhất.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
CẨN TRỌNG: Mùa Hè thường xuyên đau họng lúc nửa đêm thì bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh này
Không nên thờ ơ nếu bạn đang gặp phải triệu chứng đau họng về đêm vì rất có thể bạn đang mắc những chứng bệnh nguy hiểm này
Dị ứng
Dị ứng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau họng vào lúc nửa đêm. Chứng bệnh này đến từ các tác nhân khó có thể quan sát thấy trong phòng ngủ. Chúng có thể là bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc hay vi khuẩn "trôi dạt" trong không khí hoặc bám lại trên gối, chăn, đệm của bạn.
Khi bị dị ứng, mũi bạn sẽ bị kích thích sinh ra các chất nhầy. Các chất nhầy này có thể rò rỉ xuống cổ họng khiến bộ phận này bị vướng và bị nhiễm khuẩn. Phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đó là sẽ sinh ra các cơn ho ngắt quãng về đêm.
Trào ngược dạ dày
Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng trên thực tế, trào ngược dạ dày cũng sẽ dẫn đến chứng đau họng về đêm. Các nhà khoa học lý giải rằng, khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa và axit sẽ chảy ngược từ dạ dàyvào ống thực quản, thậm chí vào cả cổ họng. Hệ quả là bạn sẽ gặp các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn kèm cảm giác đau họng, ho và giọng có thể khàn đi. Axit trong dạ dày có xu hướng dễ "lạc trôi" ống thực quản và cổ họng hơn khi bạn đang nằm xuống. Do vậy, đôi khi bạn sẽ thấy họng đau nhức, khó chịu vào nửa đêm hoặc sáng sớm ngay khi vừa thức dậy.
Một trong nhưng nguyên nhân gây nên:
Ngủ trong phòng điều hòa quá lạnh
Điều hòa là vị cứu tinh của nhiều người vào mỗi đêm hè nóng bức. Nhưng khi sử dụng, không ít người trong chúng ta rơi vào tình trạng lạm dụng đồ vật này. Nếu để nhiệt độ điều hòa quá lạnh dưới 20 độ C trong khi ngủ, đó là lúc bạn vô tình tạo điều kiện cho các chứng cảm lạnh, đau đầu kèm đau họng tấn công cơ thể mình. Do vậy, sau một thời gian ngủ trong phòng điều hòa quá lạnh, sẽ không có gì khó hiểu khi bạn thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm kèm cảm giác đau rát tại cổ họng.
Ăn, uống đồ lạnh trước khi đi ngủ
Vào mùa hè, các loại đồ uống hay đồ ăn vặt lạnh được nhiều người trong chúng ta ưa chuộng mà không hề biết rằng nó là tác nhân âm thầm gây đau họng về đêm. Nhiệt độ quá lạnh từ các loại đồ ăn này có thể gây cảm lạnh, sưng, thậm chí viêm họng kèm cảm giác ngứa ngáy, đau nhức tại đó. Do vậy, hãy tránh xa các món ăn lạnh ngay trước giờ đi ngủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nhé!
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng cũng có thể gây ra tình trạng khô cổ họng, từ đó dẫn đến cảm giác đau họng khó chịu. Có rất nhiều yếu tố khiến bạn buộc phải thở bằng miệng như làm việc quá mệt mỏi trước giờ ngủ, chứng nghẹt mũi hoặc do các vấn đề bẩm sinh về cấu trúc mũi như vách ngăn bị lệch... Ngoài vách ngăn mũi, đối với các nguyên nhân còn lại, bạn đều có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống một cách lành mạnh nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó hạn chế mắc chứng nghẹt mũi hay rơi vào trạng thái quá mệt mỏi trước giờ đi ngủ.
Phòng ngừa đau họng
Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là sau mỗi bữa ăn.Mang khẩu trang khi ra đường, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải ...Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.Điều hòa để ở nhiệt độ không quá thấpCần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi... để tăng sức đề kháng cho cơ thể.Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc giảm đau họng.Không ăn quá nhiều đồ lạnh.Theo www.phunutoday.vn
Con nổi mẩn đỏ từ đầu đến chân mẹ không ngờ con đang mắc bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng do bọ ve cắn Nếu không được điều trị với đúng loại kháng sinh, bệnh có thể khiến bệnh nhân mất thính lực, liệt, phải cắt bỏ tay chân và thậm chí là tử vong. Tháng trước, cậu bé Mason McNair 5 tuổi, sống ở LaGrange, Georgia, Mỹ) đến chơi nhà ông bà và trong lúc tắm cho con, chị Danielle - mẹ của Mason - đã...